Ngô Tự Lập (1962 - )

09:41 CH @ Thứ Bảy - 14 Tháng Ba, 2009

NGÔ TỰ LẬP(Sinh năm 1962)

- Sinh tại Hà Nội năm 1962
- Năm 1980-1986 tốt nghiệp Đại học hàng hải, Baku, Liên Xô, thuyền trưởng tàu đổ bộ (lữ 125 Hải quân)
-
Năm 1990 chuyển về Toà án Quân sự Trung ương và đi học chuyên tu Đại học luật.
- Biên tập viên văn học nhà xuất bản Quân đội Nhân dân (1993 – 1998), và nhà xuất bản Hà Nội (1998-2000)
- Thạc sĩ (DEA) tại École Normale Supérieure de Fontenay/St. Cloud (Pháp), 1996 và Tiến sĩ (PhD) tại Illinois State University (Hoa Kỳ, 2006).
- Bắt đầu sáng tác năm 1989, ông làm thơ, viết truyện ngắn và tiểu luận, dịch tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Anh. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam và Hội nhà văn Hà Nội
- Hiện ông đang công tác tại Khoa Quốc tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Ông dạy Lý luận và Phê bình Điện ảnh, Lý luận Văn học và Social and Business Communication (Tiếng Anh)
- Ông nhận nhiều giải thưởng: giải "Tác phẩm tuổi xanh" của báo Tiền Phong (1991), giải "Hoa Phượng Đỏ" của HVHNT Hải Phòng (1992), giải sáng tác về "Biển và Hải Quân" của Bộ tư lệnh Hải quân (1990), giải thưởng sáng tác văn học của NXB Hà Nội (1993), giải thưởng truyện ngắn hay 2003 của báo "Người Lao Động TP Hồ Chí Minh" (2003), giải thưởng cuộc thi tiểu luận "Về trí thức và phát triển" của tạp chí Khoa Học và Tổ Quốc (2003), Giải "Bông Hồng Vàng" về truyện ngắn của Hội Tấm Lòng Vàng (1994), Tặng thưởng về dịch thuật văn học của tạp chí "Văn Nghệ Quân Đội"(1990)

Quan điểm sáng tác:

Truyền bá, Reo rắc, Thức tỉnh


Tác phẩm riêng

Thơ

Thế giới và tôi, song ngữ (Việt Pháp), Văn Hóa, Hà Nội, 1997, tái bản 2000, A l'index (Pháp) 2001.
Chuyến bay đêm tháng sáu, Văn hóa, Hà Nội, 2000.

Tặng người nhóm lửa, tập thơ, in chung với Ngô Minh Thủy, NXB Văn Hóa, 1991

Truyện

Vĩnh biệt đảo hoang, tập truyện ngắn, Văn Hóa, Hà Nội, 1991

Tháng có 15 ngày, truyện ngắn, NXB Hà Nội, Hà Nội, 1993 tái bản 1994

Mùa đại bàng, truyện ngắn, Công An Nhân Dân, Hà Nội, 1995

Mộng du và những truyện khác, tuyển tập, Văn Học, Hà Nội, 1997, 1998 và 2001, 2008

Giấc ngủ kỳ lạ của ông Lương Tử Ban, Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2005

Tiểu luận/Nghiên cứu

Ma trong văn học kỳ ảo phương Đông và phương Tây, luận văn thạc sĩ, (École Normale Supérieure de Fontenay/St. Cloud), Paris, 1996

Những đường bay của mê lộ, Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2003

Minh triết của giới hạn, Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2005

Hàn thử biểu tâm hồn, Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2008

Văn chương như là quá trình dụng điển, Chuyên luận, Tri Thức, Hà Nội, 2008

Gương mặt kẻ khác, Phụ nữ, Hà Nội, 2008

Tác phẩm dịch:

Xứ sở của nước và thạch sùng, thơ của Jean-Michel Maulpoix (Pháp), NXB Thanh Niên, Hà Nội, 1999

Chiếc bát mang hình thế giới, trường ca của Werner Lambersy (Bỉ), NXB Văn Học, 2001

Con Bù Nhìn, tiểu thuyết, Kolesnikov (Nga), NXB Kim Đồng, 1997


Vài nét về các tác phẩm

Truyện, thơ và tiểu luận của ông được dịch và xuất bản tại Hoa Kỳ, Bỉ, Pháp, Ấn Độ, Thụy Điển, Canada, Thái Lan:

Các tập: “Femmes des années soixante I et II” (Les Arêtes éditions, La Rochelle, 2008), “L’Univers et Moi” (A l'index, Montivilliers, 2001)
Các tạp chí “Brèves” (Villelongue d'Aude), “Midi” (Paris), “Liaison” (Bruxelles), “Riveneuve” (Marseille), “Vespertine Press” (California), “Mantis” (California), “Salamander” (Boston), “Witness” (Las Vegas), “Pleiades” (Missouri). "Faultline" (California), "Connecticut Review" (Connecticut), "Prairie Schooner" (Nebraska), "Les carnets du Vietnam" (Lyon)...
Truyện của Ngô Tự Lập được chọn vào các hợp tuyển như “Legend of the Phoenix” (National Book Trust, New Dehli, India, 1997); "The Other Side of Heaven – an Anthology of American and Vietnamese Post-war fiction" (Curbstone Press, USA, 1995); “Au rez de chaussée du paradis”(Philippe Picquier, Mas de Vert, Arles, France), "Vietnam berättar: Eldsommar, juliregn" (Tranan, Sweden).
Tham luận của Ngô Tự Lập tại Hội nghị cấp bộ trưởng Cộng đồng Pháp Ngữ về văn hóa có thể tìm thấy trong tập “Diversité culturelle et mondialisation” (Édition Autrement, Collection Mutations , Canada, 2004)
Cẩm nang Văn học Pháp ngữ (Littérature Francophone, Hatier-AUF, ISBN 2-218-72510-X) có một mục riêng về thơ Ngô Tự Lập.
Ngô Tự Lập, với bài viết "Kế hoạch 500 cuốn sách" và hoạt động thực tiễn (Ông là một trong những người đồng sáng lập Nhà xuất bản Tri Thức, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinhvà trang Sachhay.com), cũng là một trong những trí thức khởi xướng phong trào dịch thuật và truyền bá tinh hoa trí tuệ nhân loại vào Việt Nam.



Phỏng vấn, viết về tác giả

Gặp người “xây” tủ sách cho trí thức Việt Nam

Đừng để bị “ nhân bản vô tính” về tư duy (Sinh viên Việt Nam)

"Dịch sách: Đường ngắn nhất để cập nhật tri thức nhân loại"(TuanVietnam)

TS. Ngô Tự Lập và tinh thần “Đông Kinh Nghĩa thục”(Quân đội nhân dân)

Ngô Tự Lập nặng lòng với lối thơ duy lý (Vnexpress)

Ngô Tự Lập và vẻ đẹp hiphop của Hà Nội (Giáo dục và Thời đại)

Phê bình văn học, thơ ca

Văn chương như là quá trình dụng điển (Lý luận văn học), NXB Tri thức
Lý luận văn học: Từ những hệ quy chiếu bất bình đẳng đến một cách tiếp cận tổng thể (Viet-studies)
Thời gian không chết, chỉ có khoa học dễ bị "bức tử" mà thôi!
Dịch thuật - bao nhiêu là… đủ? (SachDongTay)
'Я вас любил' - 'Tôi yêu em', bài thơ không hình ảnh
Thi ca như là hàng hoá và dịch vụ
'Tôi' như là kẻ mang thông điệp: Cơ sở cho một hệ biến hóa văn bản tự sự
Thơ hay là cái chết của thời gian
Trong những đường hầm của thi ca
Vương miện của thơ là một ảo giác
Văn chương như là quá trình dụng điển
Kế hoạch 500 cuốn sách
Chùm thơ của Ngô Tự Lập
Ai là cha đẻ thực sự của thơ Bút Tre (Viet-studies)

Tiểu luận về văn hóa - xã hội, giáo dục

Ngô Tự Lập và “Hàn thử biểu tâm hồn”
Sách bestseller như là hàn thử biểu tâm hồn (blog)

Chuyến bay của chiếc gạt tàn
Quyền lực và văn hoá: Một màu bốn lợi ích cho Hà Nội
Nguồn gốc của đạo văn (Viet-studies)
Đọc John Dewey, Dân chủ và giáo dục (SachHay)
Lược sử giáo dục đại học và những vấn đề của trường đại học đương đại
Những bài học London
Những chuyện ngược đời trong nền giáo dục Mỹ
Trường Đại học duy lý và ý tưởng tự trị Đại học
Toàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
Tôn giáo và tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ
Khủng hoảng giáo dục, đáng mừng hơn lo!
Những bộ mặt của tham nhũng
Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại
Vì sao môn văn trong nhà trường không hấp dẫn?
Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng
Dịch thuật và vấn đề cải cách giáo dục
Giới thiệu sách: Minh triết của giới hạn
Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ
Gõ cửa nền kinh tế duy tâm (Viet-studies)
Thời gian (dịch thuật từ tiếng Pháp)
Nhìn ta trong gương mặt kẻ khác
Bản chất tương tác xã hội của giá trị
Cuối cùng Weber đã tới!

LinkedInPinterestCập nhật lúc: