Phạm Công Thiện (1941 - 2011)

08:38 SA @ Thứ Năm - 17 Tháng Chín, 2009


Phạm Công Thiện (1941-2011)

Phạm Công Thiện một thiền sư, triết gia và nhà thơ

- Ông sinh tại Mỹ Tho năm 1941.
- Năm 1966-1970, là sáng lập viên và nguyên chủ trương biên tập tạp chí Tư tưởng của Viện Ðại học Vạn Hạnh,
- Nguyên Giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả phân khoa Viện Ðại học Vạn Hạnh từ năm 1966-1968
- Giáo sư Triết học Tây phương Viện Ðại học Toulouse, Pháp

-Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Israel, Đức, rồi sống lâu dài tại Pháp.

- Năm 1983, ông sang M, định cư ở Los Angeles, giữ chức giáo sư Phật Giáo viện College of Buddhist Studies.

- Từ đó về sau, ông ở Mỹ và tiếp tục viết sách - phần lớn là nghiên cứu về đạo Phật.

- Ngày 8/3/2011, ông qua đời tại thành phố Houston, Texas, M, hưởng thọ 100 tuổi.

Phạm Công Thiện ao ước trở thành một nghệ sĩ lớn, như Rimbaud, trong khi nhiều người cầm bút khác lại ca tụng Phạm Công Thiện như là một triết gia. Tôi thì tôi coi Phạm Công Thiện chủ yếu là một nhà thơ và một nhà tuỳ bút. Nói cách khác, theo tôi, Phạm Công Thiện là một nhà thơ trước khi là một nhà tuỳ bút; là một nhà tuỳ bút trước khi là một nhà văn; là một nhà văn trước khi là một nhà tư tưởng; là một nhà tư tưởng trước khi là một người phá phách và là một người phá phách trước khi là một kẻ lập dị. Suốt mấy chục năm nay, Phạm Công Thiện luôn luôn chịu đựng một sự đánh giá bất công cũng như những sự khen ngợi oan ức khi người ta nhìn ông theo một chiều hướng khác, ngược lại.

Phạm Công Thiện có một cái tài đặc biệt rất hiếm người có là ông có thể làm cho độc giả đọc ông một cách thích thú, say mê và thán phục mặc dù, khi gấp sách lại, người ta hoàn toàn không hiểu là ông nói cái gì cả. Bởi vậy, mặc dù tác phẩm của ông nổi tiếng là khó hiểu, ông vẫn có một lượng độc giả khá lớn, khá trung thành, và đôi khi khá bình dân. Nói như thế cũng có nghĩa là nói thế mạnh đầu tiên và nổi bật nhất của Phạm Công Thiện chính là ở khả năng diễn đạt, hay nói cách khác, ở giọng văn của ông. Đó là một giọng văn có sức hấp dẫn lạ lùng, một giọng văn vừa uyên bác vừa sôi nổi, vừa rất trí tuệ và lại rất giàu chất thơ. (Nguyễn Ngọc Tuấn)




Tác phẩm đã xuất bản

Tiểu Luận Về Bồ Ðề Ðạt Ma, tổ sư Thiền Tông (1964)
Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Triết Học (1965)
Ngày Sinh Nhật Của Rắn (1967)
Trời Tháng Tư (1966)
Im Lặng Hố Thẳm (1967)
Hố Thẳm Của Tư Tưởng (1967)
Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực (1967)
Bay Ði Những cơn Mưa Phùn (1970)
Ði Cho Hết Một Ðêm Hoang Vu Trên Mặt Ðất (1988)
Sự Chuyển Ðộng Toàn Diện của Tâm Thức trong Tư Tưởng Phật Giáo (1994)
Những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng
Triết Lý Việt Nam Về Sự Vượt Biên (1995)
Làm Thế Nào Ðể Trở Thành Một Bậc Bồ Tát
Sáng Rực Khắp Bốn Phương Trời (1998)
Tinh Tuý Trong Sáng Của Ðạo Lý Phật Giáo (1998)
Trên Tất Cả Ðỉnh Cao Là Im Lặng
Một Ðêm Siêu Hình Với Hàn Mặc Tử
Khai Ngôn Cho Một Câu Hỏi Dễ Hiểu: Triết Học Là Gì?
Ðối Mặt Với 1000 Năm Cô Ðơn của Nietzche.



LinkedInPinterestCập nhật lúc: