Tự học như thế nào?

01:49 CH @ Thứ Hai - 31 Tháng Mười, 2005

Nhicôlai Alêchxanđơrôvich Rubakin (1862-1946) là nhà bác học, nhà văn, nhà truyền bá khoa học và nhà hoạt động văn hóa quần chúng có tài của Nga. Bằng quá trình hoạt động nhiều mặt của mình, ông đã có nhiều cống hiến lớn cho nền văn hóa Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Do có tư tưởng tiến độ, tham gia các tổ chức cách mạng chống chế độ Nga hoàng nên ông bị tước quyền giảng dạy ở trường Đại học Pêtrboug, rồi bị bắt giam và cuối cùng, sau khi được tự do, ông buộc phải bỏ ra nước ngoài (từ 1907 để sống lưu vong).

Ông có quan hệ mật thiết và thường xuyên trao đổi thư từ với V.I. Lênin, N.C. Crupxcaia, G.V.Plêkhanốp, A.V. Lunatsaxki. Ông viết đủ loại sách, báo về khoa. học, về lý luận hướng dẫn thực thành, về đề tài tố cáo chế độ thối nát độc quyền, bất bình đẳng của Nga hoàng.

Từ 1908, ông sống ớ Thụy Sĩ. Tại đây ông liên hệ mật thiết với các nhà cách mạng Nga, xây dựng "thư viện" riêng, viết sách báo về nước Nga Xô viết.

"Thư viện" do ông xây dựng, tới năm 1946 là lúc ông qua đời, Có trên tám vạn cuốn Sách, cùng với kho các tác phẩm của ông được chuyển về Thư viện Quốc gia Lênin ở Matxcơva.

"Tự học như thế nào” là một trong những tác phẩm mà N. A. Rubakin để lại cho chúng ta. Cuốn sách viết về vấn đề rất cần cho tất cả mọi người đặc biệt là thanh niên. Nhiệm vụ của thanh niên là phải phấn đấu học tập nâng cao kiến thức của mình trong nhà trường, sau khi ra trường. Thanh niên có thể nghiên cứu phương pháp học tập do N. A. Rubakin đưa ra để áp dụng, nâng cao vốn kiến thức và trở thành người thực sự có văn hóa, có chuyên môn giỏi. Phương pháp tự học này được N. A. Rubakin hướng dẫn rất cụ thể, có lập luận cho các giải pháp mà ông đề ra.

Trước hết, ông lập luận “Thế nào là người có học thức”. Trong cuộc sống rất cần kiến thức chuyên môn, phải có một nghề nhất định để sống và góp phần vào việc tạo ra của cái cho xã hội để tồn tại. Nhưng để phân biệt được những vấn đề xảy ra xung quanh ta thì lại cần đến kiến thức chung bằng con đường tự học Tự học không chỉ là xem sách mà phải biết so sánh cái viết trong sách với thực tế cuộc sống, biết so sánh cái khoa học với cái không khoa học, biết liên hệ giữa các môn khoa học. Không nên sợ bất đồng ý kiến với người khác không nghiên cứu cái chung chung, mà phải nghiên cứu vấn đề đang được tranh luận - những vấn đề chủ yếu của thời đại, mở rộng tầm nhìn cho bản thân.

Ông cũng phân tích rõ mối liên hệ giữa việc “Tự học và đặc tính riêng của từng người”. Ở đây ông kết luận không có trở ngại nào ngăn cản được việc phổ biến và tiếp thu kiến thức trong cuộc sống cần phải có đấu tranh và cái gì đoạt được trong đấu tranh mới thực sự là của mình không có vinh quang nào lại không khó khăn đối với những người chỉ nghĩ tới chức vụ, tới vinh quang mà không biết vượt khó khăn thì không thể có vinh quang thực sự: có năng khiếu mà không có công rèn luyện, học tập để phát triển năng khiếu thì nó cũng mai một đi.

Và để học thì phải đọc sách. Nhưng “phải đọc như thế nào?” rồi phải "chọn sách” ra sao? Đây là những vấn đề được Rubakin hướng dẫn, phân tích rất tỉ mỉ vì ông có vốn kinh nghiệm thực tiễn của mình rất phong phú,

Trong phần nghệ thuật đọc sách, N. A. Rubakin khuyên nên luyện cho mình có lòng ham mê học và đọc sách, càng đọc được nhiều càng tốt. Phải biết đối chiếu kiến thức đã học được với chương trình chung của khoa học mà cuốn sách đề cập tới. Ông cho rằng, nhìn và nhớ không phải đã đủ trong phương pháp đọc sách, mà phải biết xúc cảm, rung động trước từng câu từng chữ, biết biến chúng thành vật sống trong mối quan hệ chung. Ông cho rằng, nên đọc sách văn học gắn liền với sách khoa học kỹ thuật, cái nọ bổ sung kiến thức cho cái kia.

Trong phần “Tiểu thuyết là công cụ để giáo dục thẩm mỹ”, ông khẳng định: Thẩm mỹ không phải là thứ vất đi như trước kia có một thời gian người ta đã làm. Phải xem thẩm mỹ là một yếu tố cần thiết của cuộc sống. Công cụ sắc bén để phát triển về thẩm mỹ là phải đưa nó váo cuộc sống, cảm xúc trước cái đẹp trong thiên nhiên, trong con người. Phải nghiên cứu tìm hiểu thẩm mỹ thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Rubakin kết luận rằng: Hãy mạnh dạn tự mình đặt ra câu hỏi rồi tự mình tìm lấy câu trả lời - đó chính là phương pháp tự học.

“Tự học như thế nào” của N.A.Rubakin chắc sẽ giúp bạn đọc trẻ Việt Nam trong việc học tập nâng cao kiến thức tòan diện của mình để góp phần nhiều hơn nữa vào sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa Việt Nam.


Mục lục

1. Như thế nào là người có học thức?

2. Việc tựh học và những đặc tính riêng của từng người

3. Cần phải đọc sách như thế nào?

4. Chọn sách

5. Nghệ thuật đọc sách

6. Về vấn đề đọc sách văn học

7. Tiểu thuyết là công cụ để giáo dục thẩm mỹ

LinkedInPinterestCập nhật lúc: