Hạnh phúc là nhìn thấy điểm dừng

02:31 CH @ Thứ Hai - 20 Tháng Mười, 2014

Kết hợp những nghiên cứu mới nhất trong các lĩnh vực kinh tế học, tâm lý, khoa học thần kinh, xã hội học, triết học và chính sách xã hội, giáo sư kinh tế tại Đại học Kinh tế London, Richard Layard đã kiến tạo một cách nhìn độc đáo và thú vị về xã hội và cuộc sống của chính con người chúng ta.

Dù thu nhập được tăng hơn gấp đôi, người phương Tây vẫn không hạnh phúc hơn cha anh họ năm mươi năm trước. Giờ đây có những cách thức thông thái để đo đếm hạnh phúc và tác phẩm của P.Layard là câu chuyện được kể bởi rất nhiều mảnh ghép của các nghiên cứu khoa học. Nó được nối tiếp bằng hàng loạt mệnh đề đại loại như: mọi người trong chúng ta ai cũng thích được tăng lương và tăng thu nhập, nhưng một nghiên cứu mới nhất đã phát hiện rằng trong hơn nửa thế kỷ qua, khi các nền kinh tế phát triển hơn trước nhiều thì con người vẫn không có vẻ hạnh phúc hơn. Nói chung, người Mỹ, Nhật và Châu Âu không hề hạnh phúc hơn so với những năm 1950. Phát hiện này khá bất ngờ, vì bất cứ ở thời điểm nào, người giàu bao giờ cũng nói là họ hạnh phúc hơn người nghèo.

Có đến 37% số người giàu tại Mỹ tuyên bố họ hạnh phúc, trong khi chỉ có 16% số người nghèo cho biết như vậy. Thống kê này dễ dẫn con người đến suy nghĩ sai lầm là khi đất nước giàu có hơn và thu nhập tổng thể tăng, cả người giàu và người nghèo sẽ hạnh phúc hơn. Thực tế chứng minh đây là một kết luận sai lầm vì có một nghịch lý: một cá nhân sẽ hạnh phúc hơn khi giàu lên nhưng cả xã hội giàu lên thì chưa chắc xã hội đó đã hạnh phúc hơn.

R. Layard được biết đến nhiều nhất qua các công trình nghiên cứu về nạn thất nghiệp và bất công. Những công trình này đã cung cấp nền tảng lý luận cho các cải cách về chính sách thất nghiệp tại Anh quốc, và từ năm 2000 ông là thành viên của Thượng viện Anh. Ông đã từng đưa ra một đề xuất gây tranh cãi trong những người làm giáo dục ở Anh là chủ trương đưa một môn học mới vào giảng dạy, môn học có tên "Bài học hạnh phúc". R. Layard muốn tìm cách vực dậy tinh thần ngày càng suy sụp trong lớp trẻ và thay đổi "lối hành xử ít nói lời "làm ơn" hay "cảm ơn" trong học sinh. Ông cho rằng tất cả học sinh đều cần phải học "những bài học hạnh phúc" cho đến tuổi 18, mốc tuổi trưởng thành. Nội dung bài học gồm những vấn đề về tâm lý, những kỹ năng cần thiết để tồn tại và tiến lên, kiểm soát trạng thái cảm xúc, cách yêu thương và phục vụ người khác, biết yêu và trân trọng cái đẹp, tiếp cận có tính phê phán đổi với truyền thông, tham gia chính trị và triết học... Để phản bác những ý kiến phản đối môn học này, R. Layard cũng lại đặt ra một câu hỏi: Làm sao ta có thể hy vọng con người hạnh phúc khi không chịu mất thời gian để hiểu nó.

Trong tác phẩm của mình, tác giả cuốn Hạnh phúc giải thích sự thật ẩn đằng sau cái nghịch lý trung tâm của đời sống bằng cách xác định "Bảy nguyên nhân lớn của hạnh phúc và bất hạnh" và chỉ ra cách mà con người đang tiếp tục đầu độc hạnh phúc của mình bằng việc so sánh chính mình với những người khác về mặt tôn ty xã hội (xem phần trích dẫn sách). Nói chung cách đặt vấn đề của R. Layard không khỏi khiến nhiều người giật mình. Quả thật cuộc sống phát triển, con người đang giàu có hơn, khỏe mạnh hơn, thế nhưng tại sao số người cho rằng mình không hạnh phúc lại nhiều hơn. R Layard cho rằng hạnh phúc là cam giác tốt đẹp, hưởng thụ cuộc đời và cảm thấy cuộc sống tuyệt vời. Không hạnh phúc là cảm thấy buồn bực và muốn có sự thay đổi. Và trong cách nghĩ đơn giản và rõ ràng như thế, vật chất, thứ người ta vất vả hằng ngày để tìm kiếm nó, lại không góp phần nhiều vào cảm giác đó.

Tinh thần của Hạnh phúc mà R. Layard muốn gởi đến người đọc có thể tóm gọn như thế này: ăn no mặc ấm là nhu cầu vật chất tối thiểu, nhưng khi đã được như thế rồi lại nảy sinh nhu cầu ăn ngon mặc đẹp. Các nhu cầu vật chất và tinh thần cứ tăng theo đà phát triển kinh tế. Nếu không biết phân định thứ bậc giữa các nhu cầu, nếu cứ chăm bẵm vào tăng trưởng kinh tế trong công cuộc phát triển đất nước, hay nếu cá nhân lấy việc làm giàu làm mục tiêu chính cho cuộc sống, thì sớm muộn người ta cũng sẽ rơi vào thất bại như những gì mà mô hình phát triển phương Tây đang nếm trải trong nhiều thập kỷ qua. Bởi vì nó đã không đáp ứng được các khát vọng cơ bản nhất của con người.


Mục lục.

Lời nói đầu

Phần I. Vấn đề

1. Đâu là vấn đề?

2. Hạnh phúc là gì?

3. Phải chăng chúng ta đang ngày càng hạnh phúc?

4. Nếu anh giàu có như thế, tại sao anh không hạnh phúc?

5. Vậy điều gì làm cho ta hạnh phúc?

6. Sai lầm ở chỗ nào?

7. Chúng ta có thể theo đuổi một điều thiện chung không?

Phần II. Có thể làm được gì

8. Hạnh phúc lớn nhất: Mục tiêu đây chăng?

9. Khoa kinh tế học có đầu mối nào chăng?

10. Chúng ta làm thế nào chế ngự cuộc tranh đua quyết định này?

11. Chúng ta có đủ các điều kiện để đảm bảo cho anh sinh không?

12. Trí tuệ có điều khiển được tâm trạng?

13. Thuốc có tác dụng không?

14. Các kết luận cho thế giới hôm nay

* Lời cảm ơn

* Nguồn gốc các bảng biểu, các biểu đồ và đồ thị

* Danh mục các phụ lục

* Chú thích

* Tài liệu tham khảo


Xem thêm:

Hạnh phúc giải thích sự thật ẩn đằng sau cái nghịch lý trung tâm của đời sống chúng ta. Richard Layarrd xác định “ Bảy nguyên nhân lớn “ của hạnh phúc và bất hạnh và chỉ ra cách mà chúng ta đang tiếp tục đầu độc hạnh phúc của mình bằng việc so sánh chính chúng ta với những người khác về mặt tôn ty xã hội. Ông cho rằng, hạnh phúc tự nó hiển nhiên là mục tiêu thực tế của xã hôi và ông đặt câu hỏi: Nếu chúng ta thực sự muôn sống hạnh phúc hơn, chúng ta nên làm gì khác đi - với tư cách một xã hội và trong đời sống tinh thần? Những câu trả lời của ông luôn gây bất ngờ.

Kết hợp những nghiên cứu mới nhất trong các kĩnh vực kinh tế họ, tâm lý, khoa học và chính sách xã hội, Richard Layarrd đã kiến tạo một cách nhìn độc đáo và thú vị về xã hội và cuộc sống của chính con người chúng ta.

Ngày nay chúng ta giàu có hơn những thế hệ trước đây rất, rất nhiều. Chúng ta có nhiều thực phẩm, quần áo, xe cộ và ngày nghỉ hơn, có những ngôi nhà to lớn, công việc thoải mái và sức khoẻ tốt hơn.

Nhưng dù thu nhâp được tăng lên hơn gấp đôi, người phương Tây vẫn không hạnh phúc hơn cha anh họ năm mươi năm trước. Giờ đây có những cách thức thông thái để đo đếm hạnh phúc, và đây là câu chuyện được kể bởi vô vàn những mảnh ghép của các nghiên cứu khoa học. Nó tiếp diễn như thế nào?

CHƯƠNG 4: Nếu anh giàu có như thế, tại sao anh không hạnh phúc?

Người giàu là người mỗi năm kiếm được nhiều hơnngười anh em cọc chèo 100 đô la"- H.L. MENCKEN

Giả sử người ta yêu cầu bạn chọn sống tại một trong hai thế giới tưởng tượng có giá sinh hoạt như nhau:

  • Ở thế giới thứ nhất bạn kiếm được 50 ngàn đô la mỗi năm, trong khi người khác kiếm được 25 ngàn (trung bình).
  • Ở thế giới thứ hai bạn kiếm được 100 ngàn đô la mỗi năm, trong khi người khác kiếm được 250 ngàn (trung bình).

Bạn chọn thế giới nào? Câu hỏi này được đặt cho một nhóm sinh viên Harvard và đa số thích thế giớithứ nhấthơn. Họ thích nghèo hơn, miễn là tương quan của họ khá hơn. Nhiều cuộc nghiên cứu khác cũng đi đến cùng kết luận3. Người ta quan tâm nhiều đến thu nhập tương đối, và họ vui lòng chịu giảm mức sống đáng kể nếu họ có thể vươn cao hơn trong so sánh với người khác.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm lý học với việc nghiên cứu hạnh phúc con người

    20/01/2018TS. Nguyễn Chí ThuậtHạnh phúc là gì? Định nghĩa về nó tưởng vô cùng đơn giản, song lại khiến bao nhà nghiên cứu phải đau đầu và cho tới nay vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn trong việc định nghĩa hạnh phúc...
  • Nguồn gốc của hạnh phúc và bất hạnh

    20/03/2016Trong cuộc sống, mọi người đều có thể cùng nhau vun đắp hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cặp nam nữ nào cũng có thể chung sống đến đầu bạc răng long. Hôn nhân trong cuộc sống hiện đại là một thử thách lớn cho hai người trưởng thành...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Về vấn đề mưu cầu hạnh phúc cá nhân và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta hiện nay

    03/05/2014PGS, PTS. Nguyễn Tấn HùngHạnh phúc và mưu cầu hạnh phúc cá nhân là vấn đề luôn được quan tâm trong lịch sử triết học. Bài viết điểm qua các quan niệm trong lịch sử triết học - cả phương Đông và phương Tây - về vấn đề quan trọng này. Thông qua cách nhìn mácxít về hạnh phúc, bài viết xác định một vài vấn đề đang đặt ra trong xã hội ta hiện nay...
  • Cội nguồn hạnh phúc

    14/05/2008Nguyễn Minh PhươngHiếm ai thấy được khuôn mặt hạnh phúc toàn vẹn. Thế nhưng ai cũng hiểu để chung sống suốt đời với một người khác giới gọi là vợ hay chồng, rất cần yêu và thấu hiểu con người đó. Không chỉ yêu đôi mắt, làn môi, mà cần cả yêu tính cách, cử chỉ và hành động. Đó là tâm hồn ở mỗi người, là vẻ riêng biệt ẩn chứa bên trong con người đó...
  • Thay chỉ số tăng trưởng bằng chỉ số hạnh phúc

    07/05/2008Lân VỹCác cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế thường để lại nhiều vết thương, không những cho "thân xác" mà còn là "những vết thương lòng" gây tổn hại tinh thần cả một thế hệ. Khủng hoảng tài chính Á Châu 1997 tạo ra nhiều vết sẹo trong tư duy của nước Thái Lan…
  • Nghiên cứu định lượng về hạnh phúc và chỉ số hạnh phúc (HPI) của Việt Nam

    21/11/2007Hồ Sĩ Quý (PGS. TS. Viện trưởng Viện thông tin KHXH)Khi tiến hành đo đạc, tính toán về hạnh phúc, đóng góp của các nhà nghiên cứu định lượng được ghi nhận nhiều ở việc họ đã chỉ ra vai trò của từng nhân tố cụ thể trong cấu trúc của hạnh phúc con người. Các nhân tố thường được quan tâm và đã được xem xét là năng lực thông minh và trí tuệ, yếu tố di truyền và bẩm sinh, vai trò của giáo dục và truyền thống, ảnh hưởng của thu nhập và tiền bạc, các quan hệ gia đình và hôn nhân…
  • Công việc là niềm hạnh phúc

    24/10/2007Giáng NgọcTrong căn phòng làm việc được bài trí một cách giản dị, ông đang cặm cụi nghiện cứu bên một kho sách vở tài liệu ngổn ngang. Ngay lần gặp đầu tiên, ông đã gieo vào lòng người đối thoại ấn tượng khó quên bằng một câu nói chân thành"Hạnh phúc là được vùi mình vào công việc"...
  • Hành trình không đơn độc

    26/05/2007Phan Thuỷ Chi, Khoa Quản Lý Đào tạo Quốc tế, ĐH Kinh tế Quốc dânTôi tin tưởng rằng những người hiểu được và giữ được cho mình những Giá trị Đích thực của cuộc sống cũng là những người biết sống Hạnh phúc. Có thể người đó không giàu có, không được coi là thành đạt, không có quyền cao chức trọng...., nhưng bao giờ họ cũng biết sống Hạnh phúc, biết cảm nhận được Hạnh phúc, bởi ở họ có được niềm tin bền vững vào cuộc sống và vào bản thân mình...
  • “Hạnh phúc”, cũng cần học!

    13/05/2007Hạnh Nguyên (London)Một đề tài tờ Daily Telegraph đưa ra đang gây tranh cãi trong những người làm giáo dục ở Anh. Đó là việc cố vấn cao cấp về giáo dục cho Chính phủ Anh, Richard Layard, giáo sư kinh tế tại Đại học Kinh tế London, đề xuất đưa một môn học mới vào giảng dạy. Môn học có tên là “Bài học hạnh phúc”...
  • Giàu có, phải cần Hạnh phúc

    27/02/2007Nguyễn Lan AnhVới tâm trạng lạc quan hiện nay, Việt Nam được đánh giá là quốc gia hạnh phúc nhất. Liệu chúng ta có giữ mãi được cảm giác ấy không? Gần đây, Chính phủ Anh đã đặt ra một mục tiêu mới không phải là phát triển kinh tế, mà là hạnh phúc của công chúng. Hóa ra, những quốc gia giàu nhất châu Âu (Anh, Pháp, Đức) lại là những quốc gia kém hạnh phúc nhất.
  • Hạnh phúc

    21/02/2007Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch kiêm TGĐ Investconsult GroupNếu con người không có năng lực để đánh giá sự đúng đắn hay xác lập sự đúng đắn trong khi tiến hành các hành vi của mình thì con người không thể có hạnh phúc bền vững. Nhận thức được các tất yếu sẽ làm cho con người trở nên đúng đắn. Xin giới thiệu cùng bạn đọc một lát cắt trong những luận bàn sâu sắc của TGĐ- Chủ tịch Investconsult Group - Nguyễn Trần Bạt về hạnh phúc. Con đường để có được hạnh phúc, một hạnh phúc bền vững là hành trình tìm ra khuynh hướng đúng đến tận cùng giới hạn và vượt qua...
  • Hạnh phúc rất đơn sơ…

    01/01/1900BS. Đỗ Hồng NgọcBuổi sáng, mở tờ báo, mọi người chưng hửng, rồi tủm tỉm cười: Việt Nam mình hạnh phúc nhất Châu Á, xếp thứ 12 trên thế giới. Trong khi đó, Singapore - một "thần tượng” của mình lâu nay lại đứng hạng bét Châu Á và hạng thứ 131 của thế giới! Mỹ còn tệ hơn, hạng 150, rồi Anh 109, Pháp 129, Nhật 95 và Đức 85...Ai đó lên tiếng bên tách cà phê sáng vỉa hè Sài Gòn, giữa những ngày bão rớt, với dồn dập những tin động đất, lũ lụt, sóng thần, núi lửa, dịch bệnh, chiến tranh...
  • Tài sản và việc mưu cầu hạnh phúc

    02/05/2006Từ “tài sản” do Locke sử dụng có hai nghĩa. Thứ nhất, ông ta muốn nói tới tất cả mọi thứ mà con người có được nhờ quyền tự nhiên của họ, đặc biệt là cuộc sống, tự do và điền sản. Với Locke, việc “bảo vệ tài sản,” trong nghĩa tổng quát này, miêu tả một mục tiêu bao trùm của chính quyền dân sự...
  • Tiền bạc có mua được hạnh phúc

    16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
  • Bí quyết của hạnh phúc

    17/10/2005Nguyễn Thị Thùy MaiNhiều khi bạn nghĩ rằng phải dư dả mới có hạnh phúc thực sự. Ngược lại, cũng có người nghĩ rằng hạnh phúc chỉ tồn tại với các cặp vợ chồng thuở hàn vi… Tuy nhiên, hạnh phúc lại phụ thuộc rất nhiều vào cách sống hằng ngày, vào cảm giác, vào quan niệm của bạn về cách hưởng thụ cuộc sống...
  • Khi nào bạn hạnh phúc?

    06/08/2005Giàu có không làm bạn tăng thêm hạnh phúc, nếu bạn không có nhiều tiền bằng người khác, hoặc ít có thời giờ dành cho giải trí hơn. Đó là kết luận từ một nghiên cứu mới về hạnh phúc của các chuyên gia phương Tây...
  • Bí mật của hạnh phúc (Hạt giống tâm hồn)

    02/08/2005Khi còn ở tuổi niên thiếu, dường như mọi người chúng ta thường nhìn nhận khái niệm hạnh phúc rất đơn giản - đó là đạt được những điều mình muốn. Khi bước vào cuộc sống, chúng ta thực sự đặt chân lên cuộc hành trình tự khẳng định mình, trải nghiệm, khám phá và đi tìm hạnh phúc cuộc sống.
  • 32 nguyên tắc cơ bản của cuộc sống

    22/07/2005Trương Thu Hà
    Lo lắng, stress, tức giận, mất ngủ, nghi ngờ chính bản thân, bực dọc, bồn chồn…là một trong số những vấn đề quấy rầy cuộc sống hàng ngày khiến chúng ta cảm thấy buồn rầu và mệt mỏi, vì vậy chúng ta cần phải làm điều gì đó để loại bỏ những yếu tố tiêu cực này ra khỏi cuộc sống. ...
  • Hạnh phúc = Giàu có?

    07/07/2005Phương ĐôngTheo nghiên cứu của các nhà kinh tế và các chuyên gia về gia đình thì tiền bạc, tài sản và những yếu tố tài chính khác chỉ đem lại cho con người khoảng 15% hạnh phúc, phần còn lại bắt nguồn từ những nhân tố khác như thái độ sống, khả năng làm chủ cuộc sống và những mối quan hệ xung quanh...
  • xem toàn bộ