Khảo luận thứ hai về chính quyền - Chính quyền dân sự

06:49 CH @ Chủ Nhật - 22 Tháng Bảy, 2007

Là một trong những danh tác chính trị thế giới, cuốn sách này vừa tiếp nối dòng chảy liên tục của tư tưởng nhân loại về phạm trù “nhà nước”, “quyền lực” từ thời Hy Lạp - La Mã cổ đại đến thời Phục hưng, vừa góp phần tạo tiền đề trực tiếp cho trào lưu Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII và ghi dấu ấn rõ nét trong tư duy và hành động của các nhà lập quốc Mỹ sau này...

Triết gia người Anh John Locke (1632-1704) là một trong những tên tuổi nổi bật nhất trong lịch sử tư tưởng phương Tây thế kỷ XVII và được xem là một trong những cội nguồn tri thức của phong trào Khai sáng của châu Âu. Cuốn sách “Khảo luận thứ hai về chính quyền” của Locke là một chuyên luận về nguồn gốc, phạm vi và mục đích chân chính của chính quyền dân sự. Với tác phẩm này, Locke đã trực tiếp đưa ra học thuyết của mình về nhà nước.

Nguồn gốc của chính quyền

Những luận giải của Locke về sự ra đời của nhà nước - chính quyền gợi sự liên tưởng đến một triết gia khác của Anh là Thomas Hobbes (1588-1679). Nếu như Thomas Hobbes quan niệm “nhân chi sơ tính bản ác” thì John Locke lại cho rằng bản tính của con người được quyết định bởi lý trí và lòng bao dung. Tuy nhiên, cả hai tác giả này đều lý giải sự xuất hiện của nhà nước trên cơ sở một giao ước chung của cộng đồng - khế ước xã hội.

Đối với Hobbes, nhà nước xuất hiện do sự cạnh tranh lẫn nhau giữa con người trong cuộc chiến để sinh tồn. Trong cuộc chiến đó, mọi người đi đến chỗ ký kết kế ước xã hội để tự bảo vệ mình và thực hiện một bước chuyển từ trạng thái tự nhiên sang xã hội công dân. Trong khi đó Locke cho rằng, sự hình thành của nhà nước là nhằm mục đích giải quyết sự xung đột giữa trạng thái tự nhiên và trạng thái chiến tranh của con người. Nhà nước xuất hiện như là kết quả từ sự đồng thuận chung của mọi người để liên kết và hợp nhất trong một cộng đồng nhằm đạt được sự an ninh lớn hơn chống lại bất cứ thứ gì không thuộc về điều đó.

Quan điểm của Locke về sự ra đời của nhà nước là một đóng góp tiến bộ cho lý thuyết về khế ước xã hội. Một thế kỷ sau đó, Jean Jacques Rousseau đã nhắc lại ý tưởng này của Locke như là nội dung cốt lõi cho kiệt tác “Bàn về khế ước xã hội” của ông: “Với khế ước xã hội, con người mất đi cái tự do thiên nhiên và cái quyền hạn chế được làm những điều muốn làm mà làm được; nhưng mặt khác con người thu lại quyền tự do dân sự và quyền sở hữu những cái mà anh ta có”. Khi gia nhập khế ước xã hội, con người từ bỏ những gì họ có trong trạng thái tự nhiên để đạt tới sự bảo toàn tốt hơn cho chính mình, sức mạnh có giới hạn của cá nhân được thay thế bởi sức mạnh chung tưởng như vô hạn của cả cộng đồng.

Với những nhận định mang tính lý luận về nguồn gốc của chính quyền, về mối quan hệ giữa xã hội dân sự và xã hội chính trị, John Locke còn được đánh giá là người khởi thảo cho học thuyết phân quyền. Trước Locke, Hobbes từng mô tả nhà nước như một con quái vật khổng lồ nắm trọn mọi quyền lực tối cao và bất khả chiến bại. Hơn thế nữa, Hobbes còn quan niệm rằng, nhân dân chuyển giao toàn bộ quyền lực cho nhà nước và bởi vậy, quyền lực nhà nước là bất khả phân.

Đến Locke, ông đã chỉ ra sự phân chia quyền lực nhà nước như một sự phân công lao động hợp lý: lập pháp là quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước và thuộc về nghị viện. Nghị viện thông qua các đạo luật, còn việc thực hiện chúng là phần việc của cơ quan hành pháp. Còn dân chúng hay cộng đồng xã hội sẽ giữ quyền phán xử trong các tranh chấp giữa bộ ba lập pháp - hành pháp - dân chúng. Điều đáng tiếc là ông chưa nhận thấy thẩm quyền tài phán lẽ ra phải thuộc về một quyền lực độc lập khác (quyền lực tư pháp) trong hệ thống các cơ quan nhà nước.

Hạn chế này của Locke về sau đã được bổ khuyết bởi Montesquieu, một nhà tư tưởng Pháp thế kỷ XVIII. Ông đã kế thừa và phát triển tư tưởng của Locke lên một tầm cao mới. Montesquieu không đề cập đến quyền lực tối cao, mà chỉ ra một quyền lực có thể phân chia, một quyền lực nhà nước có kiểm soát và sự kiểm soát đó được thực hiện bằng một cơ chế mà các thành phần của nó nằm ngay chính trong cơ cấu của nhà nước, đó chính là 3 nhánh quyền lập pháp - hành pháp - tư pháp cùng cơ chế kìm chế và đối trọng.

Hạnh phúc của nhân dân là luật tối cao của mọi chính quyền

Ngạn ngữ Latinh có câu “Salus populi suprema lex”, có nghĩa là hạnh phúc của nhân dân là luật tối cao. Đó cũng chính là mục tiêu cao nhất và bất biến của mọi chính quyền chân chính. Mục đích hướng tới của việc thiết lập chính quyền không là gì khác ngoài việc bảo đảm cho mọi người dân quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu.

Trong phần lớn tác phẩm này, John Locke đã biện luận cho sự phát triển của chính quyền như là một hình thái khác của gia đình và quyền lực chính trị của quốc vương hay nhà lãnh đạo cao nhất của chính quyền được ông gán với quyền lực gia trưởng của người cha. Trách nhiệm của người cha là gìn giữ sự gắn bó của gia đình và mang lại hạnh phúc cho các thành viên của nó, còn trách nhiệm của bậc quân vương là bảo tồn chính quyền và bảo đảm hạnh phúc cho muôn dân.

Ở đây có một điều tinh tế cần lưu ý. Nếu hạnh phúc của người dân trong một chế độ nhà nước dân chủ dứt khoát phải bao hàm hai yếu tố nền tảng là quyền tự do và bình đẳng thì trách nhiệm của nhà nước chắc không thể nào khác hơn là phải ghi nhận và bảo đảm thực thi quyền tự do và bình đẳng ấy. Mọi người sinh ra đều có sự bình đẳng tự nhiên, nhưng không có nghĩa là bình đẳng tuyệt đối. Và Locke đã có lý khi thừa nhận rằng có những loại bình đẳng khác nhau tồn tại trên thực tế.

“Tuổi đời hoặc đức hạnh có thể đem lại cho nhiều người một sự ưu tiên đúng đắn. Xuất sắc về tài năng và phẩm chất có thể đặt những người khác cao hơn mức độ bình thường. Dòng dõi có thể khuất phục một số này và tạo liên kết hoặc lợi ích cho số khác. Tự nhiên đặt sự tuân thủ đối với người kia, còn người nọ thì hưởng được sự mang ơn, kính trọng”. Bởi vậy, trong mối tương quan với trách nhiệm của nhà nước thì sự bình đẳng của người dân cần được hiểu là “cái quyền ngang nhau mà mỗi người đều có đối với sự tự do đương nhiên có của mình, mà không phải khuất phục trước ý chí hay quyền uy của bất cứ ai khác”.

Sự giải thể của chính quyền

Trong cuốn sách này, Locke luôn đặt nhân dân ở vị trí trang trọng, coi đó là lực lượng quan trọng nhất trong việc giới hạn quyền lực của nhà nước, là trọng tài phân minh những tranh chấp giữa lập pháp và hành pháp cũng như giữa lập pháp, hành pháp với dân chúng. Và họ luôn nắm trong tay một đặc quyền vốn chỉ thuộc về chủ thể gốc của quyền lực nhà nước.

“Quyền lực mà mỗi cá nhân trao cho xã hội, khi anh ta gia nhập vào đó, không bao giờ quay ngược về cá nhân một lần nữa chừng nào mà xã hội vẫn còn tồn tại, mà sẽ luôn được lưu giữ tại cộng đồng”. Cũng tương tự như vậy, quyền lực mà xã hội/nhân dân trao cho nhà nước/chính quyền cũng sẽ không có sự chuyển hồi một khi chính quyền vẫn còn tồn tại.

Nói như vậy cũng là một sự hàm ý rằng quyền lực chỉ thoát ly khỏi xã hội trong một thời hạn nhất định. Mặt khác, dân chúng không chuyển giao hoàn toàn quyền tự nhiên của mình cho quyền lực tuyệt đối của nhà nước, mà bằng lý trí, họ vẫn giữ lại phần cho mình, là cái được đặt ở khối toàn thể công dân.

Với tư tưởng cách mạng, giải quyết vấn đề một cách triệt để, sẵn sàng xoá bỏ cái cũ để xây dựng cái mới một khi cái cũ đã trở nên lỗi thời, cản trở sự phát triển, không có dấu ấn của một tư tưởng thoả hiệp, nửa vời, Locke khẳng định rằng cách mạng không chỉ là quyền, mà trong một số trường hợp còn là nghĩa vụ và chủ thể của nó không phải là ai khác hơn ngoài dân chúng.

Quyền lực sẽ quay trở về với xã hội một khi chính quyền gây ra những sai lầm không thể chịu đựng được đối với người dân, phản bội những giao ước đã từng cam kết với người dân hay nói cách khác, đi ngược lại những thẩm quyền mà xã hội đã giao phó. Khi đó, người dân không còn bị ràng buộc bởi khế ước xã hội nữa và:“Nhân dân có quyền hành động với tư cách quyền lực tối cao và tự mình tiếp tục công việc lập pháp, hoặc dựng lên một hình thức chính quyền mới, hoặc vẫn theo hình thức cũ đó nhưng được đặt vào tay những con người mới, theo những gì họ cho là tốt đẹp”. Đó cũng là sự thể hiện tư duy biện chứng của Locke và các nhà lý thuyết về khế ước xã hội.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã hội dân sự: khái niệm và các vấn đề

    15/04/2014Bùi Quang DũngXã hội dân sự hiện đang là vấn đề được cả giới nghiên cứu khoa học lẫn các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Khái niệm "xã hội dân sự” xuất hiện khá sớm ở Châu Âu. Các đinh nghĩa phổ biến về "xã hội dân sự” hiện nay đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình. Theo đó, xã hội dân sự được tạo lập bởi các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại và những tổ chức truyền thông, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức...
  • Sách Cải cách và Sự phát triển

    23/09/2009Nguyễn Trần Bạt...cải cách và đổi mới là điều quen thuộc bởi chúng ta vẫn đang nghe đến và ngẫm nghĩ mỗi ngày. Với việc nghiên cứu nghiêm túc, công phu các quá trình đổi mới, cải cách đã qua của nhiều nước, tác giả Nguyễn Trần Bạt cho ra đời tác phẩm “Cải cách và Phát triển”. Dẫu rằng các quan điểm, chiêm nghiệm là từ riêng tác giả nhưng tin chắc rằng với cách nhìn không theo lối mòn, với sự suy nghĩ có trách nhiệm và với chiều sâu học thuật ấy, những điều hợp lý trong cuốn sách sẽ là đóng góp có giá trị, thắp sáng hơn ngọn đuốc soi đường cho tiến trình phát triển của chúng ta...
  • Suy Tưởng

    01/09/2007Bùi Quang MinhHết sức tình cờ, tôi đã được tác giả tiếp chuyện và được tặng tác phẩm Suy Tưởng. Có thể nói chưa bao giờ tôi có được cảm xúc như vừa ăn một bữa "đại tiệc của tinh thần" đến vậy. Tác giả bằng quan điểm uyên bác và cái nhìn sâu sắc, mạch văn hấp dẫn cô đọng, sắc sảo... đã xới lên và gợi mở các giải pháp một cách thuyết phục cho những chủ đề nóng hổi, thiết thực và sống còn của dân tộc. Hy vọng các bạn cũng được đọc và suy tưởng tiếp những vấn đề đã nêu trong cuốn sách...
  • Xã hội mở: Cải cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu

    08/06/2007George SorosNếu chỉ dựa vào cơ chế thị trường và nhấn mạnh thái quá đến các giá trị thị trường, chủ nghĩa tư bản không thể đảm bảo tự do, dân chủ, và pháp trị; có thể, và nó đã dẫn đến những thảm hoạ như hai cuộc Chiến tranh Thế giới, các cuộc khủng hoảng tài chính. Vì sao chúng xảy ra? Làm sao có thể tránh được những thảm hoạ như vậy, hay chí ít làm nhẹ bớt tác động tai hoạ của chúng? Đó là những vấn đề Soros quan tâm.
  • Thế sự - Một góc nhìn

    16/05/2007TS. Nguyễn Sĩ DũngCuốn Thếsự - Một góc nhìnlà một tuyển tập các bài viết của TS. Nguyễn Sĩ Dũng từ năm 2000 trở lại đây. Ônglà một công chức của QuốcHội, đồng thời là một nhà nghiên cứu. Trước khi làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội, ông đã có 6 năm phụ trách cơ quan nghiên cứu của Văn phòng Quốc Hội là Trung tâm thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học. Ở đây, ông đã có điều kiện đi sâu nghiên cứu nhiều vãn đề liên quan đến Nhà nước pháp quyền, pháp luật, chính sách và các mặt của đời sống xã hội.
  • Quân Vương

    17/08/2006Vũ Mạnh Hồng & Nguyễn Hiền Chiđược coi là cha đẻ của khoa lý luận chính trị hiện đại nền lý luận dựa trên những sự kiện thực nghiệm, phi tôn giáo và không rao giảng đạo đức. Đối với những người nghiên cứu triết học, Machiavelli được đánh giá như một trong những tác gia hàng đầu cần nghiên cứu trong lĩnh vực triết học chính trị. Làm nên vai trò to lớn ấy của ông một phần là nhờ vào tác phẩm Quânvương...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • xem toàn bộ