Một cuốn sách bổ ích về văn hóa và văn hóa Việt Nam

01:53 CH @ Thứ Bảy - 19 Tháng Năm, 2007

Có thể coi cuốn sách Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam của GS TS Ngô Đức Thịnh là một đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp nghiên cứu và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Theo đánh giá của nhiều người quan tâm đọc các sách báo về khoa học thì ở Việt Nam hiện tại, để có thể thích nghi cập nhật với hệ thống báo chí đa dạng và phong phú như hiện nay, các nhà nghiên cứu thường viết cũng như công bố tác phẩm của mình theo hai xu hướng là “tư duy bài” và “tư duy quyển”.

Người viết theo “tư duy bài” thường dành sự quan tâm tới một vấn đề nào đó, viết và công bố một lần là xong, còn người theo “tư duy quyển” thì viết các tiểu luận tập trung vào một hệ thống vấn đề, khi tập hợp lại, họ sẽ có một công trình hoàn chỉnh.

Với cách nhìn ấy, xin được nhận xét rằng cuốn sách Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam (NXB Khoa học Xã hội, 2006) của GS.TS Ngô Đức Thịnh được tổ chức theo “tư duy quyển”, bởi dẫu đây là sự tập hợp nhiều tiểu luận ông đã công bố thì khi tổ chức xuất bản, với ba phần khá logic, lại cho thấy các nội dung mà tác giả quan tâm là có tính hệ thống và toàn diện.

Phần thứ nhất của cuốn sách có nhan đề Một số vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu văn hóa, xét về cầu trúc thì đây là giới thuyết của tác giả khi đặt vấn đề nghiên cứu, như với nội hàm của: khái niệm không gian văn hóa, đối tượng nghiên cứu của Folklore học, thế giới quan bản địa, sự du nhập và xuất hiện cái mới trong văn hóa các dân tộc, vấn đề về tính hệ thống trong nghiên cứu văn hóa dân gian, loại hình học và một số nguyên tắc phân loại loại hình học các hiện tượng văn hóa…

Với các giới thuyết này, GS TS Ngô Đức Thịnh đã tiến hành một thao tác khoa học nghiêm túc, cho thấy về mặt phương pháp, tác giả đã quan tâm xác lập con đường tiếp cận riêng đối với văn hóa, đặc biệt là với loại hình học - một phương pháp nghiên cứu mà cho đến nay, ngoài việc sử dụng như một khái niệm, không ít nhà nghiên cứu văn hóa (và cả nghiên cứu văn chương) ở Việt Nam vẫn nhìn nhận nó như một kiểu phân loại nhiều hơn là một phương pháp nghiên cứu.

Ở phần thứ hai, dưới tiêu đề Về tộc người và văn hóa tộc người, từ việc đưa ra một quan niệm khoa học về văn hóa tộc người, tác giả tiến thêm một bước trong việc khu biệt nội dung vấn đề nghiên cứu bằng cách giới thuyết khái niệm văn hóa tộc người để từ đó nghiên cứu các phương diện văn hóa khác nhau, từ diện mạo văn hóa tới tập quán, cách thức tổ chức gia đình, trang phục truyền thống, đặc điểm ngôn ngữ… của một số tộc người ở Việt Nam như: Tày, Nùng, Phàn Xình, Thái, Pa Dí, Dao, Mảng, Bru, Vân Kiều, Khmer…

Đáng chú ý ở phần này là các tiểu luận Thực trạng và sự biến đổi văn hóa các dân tộc thiểu số, Nguồn gốc và lịch sử các tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á…, vì đây chính là các khái quát cơ bản mà tác giả đã rút ra được sau khi khảo sát hiện trạng văn hóa của các tộc người thiểu số. Cần coi đây là phần quan trọng của cuốn sách, nó cho thấy GS TS Ngô Đức Thịnh không chỉ là con người của lý thuyết mà ông còn là con người của sự thực hành các lý thuyết. Mà xét về mặt này thì các chuyến điền dã, khảo sát văn hóa là mang ý nghĩa cực kỳ quan thiết, đó cũng là nền tảng cho tính thuyết phục của các luận điểm mà GS TS Ngô Đức Thịnh đã trình bày.

Phần thứ ba của cuốn sách được triển khai trên một phạm vi rộng hơn, đó là Một số vấn đề về văn hóa Việt Nam. Ở phạm vi này, tác giả nhìn nhận văn hóa Việt Nam như một tổng thể gồm nhiều quan hệ như: văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, vùng và phân vùng văn hóa, trang phục, bản sắc văn hóa dân tộc, dòng họ, văn hóa gia đình…, từ đó tác giả đặt ra và phân tích các vấn đề thuộc về lịch sử văn hóa Việt Nam, về đa dạng văn hóa và sự phát triển xã hội…

Nhìn trên một tổng thể, khả năng nắm vững lý thuyết và tri thức phong phú về văn hóa tộc người đã giúp GS TS Ngô Đức Thịnh trình bày nhiều vấn đề trong một số phần của cuốn sách là khá thuyết phục, như khi bàn về sự đa dạng và thống nhất của văn hóa, tác giả đã phân tích một cách khá biện chứng: “Nếu coi thống nhất của văn hóa từ đa dạng, thì muốn củng cố sự thống nhất ấy, phải trên cơ sở bảo tồn và phát triển tính đa dạng của văn hóa, mà ở đây thể hiện rõ nhất là đa dạng văn hóa tộc người và văn hóa địa phương (văn hóa vùng). Sẽ không có sự thống nhất văn hóa nào vững chắc và lành mạnh lại dựa trên cơ sở thuần nhất hóa hay đơn nhất hóa văn hóa” (tr.845). Có thể coi cuốn sách Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam của GS TS Ngô Đức Thịnh là một đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp nghiên cứu và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nguồn:Nhân dân
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Triết học và văn hóa

    15/05/2007GS. Trần Quân TuyểnNghiên cứu vấn đề "Triết học và văn hoá" còn có ý nghĩa thực tiễn cấp bách ở TrungQuốc. Khoảng 2 thập kỷ lại đây, trong giới nghiên cứu Trung Quốc xuất hiện khuynh hướng phủ nhận phong trào văn hoá "NgũTứ".
  • Văn chương, thẩm mỹ và văn hóa

    07/05/2007Duy XuyênĐặt văn chương trong mối quan hệ của thẩm mỹ và văn hóa, tác giả muốn đem đến cho bạn đọc một cách nhìn tổng quát hơn về vấn đề “văn chương - thẩm mỹ và văn hóa”. Lý giải về bản chất của cái đẹp trong sự sáng tạo, GS Lê Ngọc Trà đã đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể...
  • Hòa nhập dòng chảy văn minh & tiến bộ của nhân loại

    12/01/2007Dự án Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới được thành lập nhằm tổ chức chọn lựa dịch và xuất bản những cuốn sách nền tảng của nền học thuật thế giới. Đồng thời, để hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho việc du nhập tri thức tinh hoa thông qua con đường dịch thuật ngày 9/01/2007 này. Quỹ dịch thuật mang tên Phan Chu Trinh, nhà trí thức cách tân của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thể kỷ XX được thành lập...
  • Văn hóa Việt Nam, nhìn từ mẫu người văn hóa

    07/08/2006Song ThủyNhìn văn hóa Việt Nam từ mẫu người văn hóa, tôi tránh được một cái nhìn tuyến tính của sự biến thiên. Hơn nữa, lối tiếp cận này còn trình ra một cách hiểu khác về văn hóa. Văn hóa, tôi nghĩ, không chỉ là những gì bày ra trên mặt đất, mà quan trọng hơn, còn là những trầm tích trong lòng đất. Và trong lòng người.
  • Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam

    06/06/2006Nguyễn Tất ThịnhTôi viết cuốn sách này với cách nhìn xuyên suốt của văn hóa xã hội. Để trở thành gì thì vấn đề cốt lõi là đẳng cấp văn hóa, để hội nhập vấn đề xuyên suốt cũng là văn hóa. Cuối cùng là mong muốn sự phản tỉnh văn hóa, như luống đất đã được lật luống, trồng trên đó cây gì tùy thuộc vào mỗi người. Có nhiều thứ để trồng lắm, nhưng đó phải là những thứ tốt lành nuôi dưỡng chúng ta và thúc đẩy chúng ta phát triển...
  • “Dựng lại” chân dung văn học: Cực khó!

    26/04/2006N.LTiếc rằng ở ta bộ môn lịch sử - với tư cách ngành quan trọng nhất trong khoa học nhân văn, vừa kém cỏi vừa cổ lỗ khiến cho quá khứ trở nên xa lạ với con người hiện đại mà những bế tắc trước mắt cũng không tìm được cơ sở để lý giải và khắc phục...
  • Triết lý trong văn hoá phương Đông

    18/01/2006Nguyễn Hùng HậuNghiên cứu văn hoá được tác giả tiến hành trên nhiều góc độ khác nhau với những cách tiếp cận khác nhau. Ở đây tác giả phân tích văn hoá chủ yếu trên góc độ triết lý để chúng ta có những chiến lượcphát triển con người nói riêng và văn hoá nói chung một cách thích hợp, góp phần hướng nhanh đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh...
  • Bàn về văn hiến Việt Nam

    26/12/2005GS. Vũ KhiêuVới Gs Vũ Khiêu - "'Văn hiến Việt Nam” là một sự nhìn lại, một cái nhìn chắt lọc, tinh tế hơn trên cơ sở của một công trình nghiên cứu đã xuất bản trước đây (do Nxb Khoa học xã hội ấn hành). Lần tái bản này tác giả mong muốn gửi đến độc giả một công trình nghiên cứu mang dấu ấn của gần cả một đời người đã sống và hoạt động trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng...
  • Lời mở: Văn hoá học lấy con người làm trung tâm

    14/09/2005Nguyễn Trần Bạt
  • Sự va chạm của các nền văn minh

    04/07/2005Lam KiềuVài năm gần đây, bạo lực liên tiếp leo thang ở nhiều nơi trên thế giới, các cuộc khủng bố đẫm máu đe dọa cuộc sống của bao người dân vô tội. Hơn thế nữa, các tài sản văn hoá vật thể, minh chứng cho sức mạnh vĩ đại của con người cũng bị phá huỷ. “Trong các cuộc chiến tranh giữa các nền văn hoá, thì văn hoá bao giờ cũng là kẻ chiến bại”. Đó là một trong rất nhiều nhận xét sâu sắc và đầy tâm huyết mà Samuel Shungtington đưa ra trong cuốn sách của mình.
  • xem toàn bộ