No logo

01:27 CH @ Thứ Hai - 02 Tháng Mười Một, 2009

Nhà xuất bản Tri thức và Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam vừa cho ra mắt công chúng cuốn No logo- Thế giới không phẳng hay là mặt khuất của thương hiệu và toàn cầu hóa của Naomi Klein (1).

Đây là bản dịch tiếng Việt của cuốn No logo: Taking Aim at the Brand Bullies, xuất bản lần đầu tiên vào tháng 1-2000 tại Canada. Cuốn sách này bán rất chạy và nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Naomi Klein là một nhà báo, một cây bỉnh bút, một nhà đạo diễn, đồng thời cũng là một nhà hoạt động tích cực trong phong trào chống toàn cầu hóa. Với cuốn No logo, Naomi Klein đã trở thành một người đại diện nổi tiếng của phong trào đấu tranh cho một sự “toàn cầu hóa theo kiểu khác” (altermondialisation).

Bằng những tư liệu hết sức phong phú liên quan tới xã hội tiêu thụ trong vòng hai mươi năm qua, Naomi Klein đã tấn công vào thế giới ngột ngạt của hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp.

Naomi Klein đã tập hợp, ghi chép và lập các hồ sơ thực tế sinh động nhằm chỉ trích các hoạt động tiếp thị và thương hiệu hóa của nhiều công ty lớn ở Bắc Mỹ. Bà cũng tường trình về những hoạt động lạm dụng trong thế giới doanh nghiệp như tệ nạn bóc lột lao động trẻ em trong các xưởng may quần áo hay đóng giày, hay những hoạt động can thiệp và chi phối vào lĩnh vực giáo dục.

Theo Naomi Klein, trong thời đại toàn cầu hóa, cả thế giới dường như đã biến thành một cơ hội tiếp thị khổng lồ đối với các tập đoàn, công ty đa quốc gia.

Đặc trưng nổi bật nhất của thế giới toàn cầu hóa hiện nay chính là sự thống trị của lối sống xã hội tiêu thụ lên trên xã hội của những công dân, che khuất và lũng đoạn ý thức công dân cũng như tư cách công dân của những người dân bình thường, biến người công dân thành khách hàng, thành người tiêu dùng, làm cho kích thước kinh tế trở nên độc tôn và lấn át các kích thước văn hóa với xu hướng “thương mại hóa” (tr.129) và “hàng hóa hóa” (tr. 130) mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Có thể nói những tư tưởng chủ đạo trong cuốn No logo của Naomi Klein gần như tương phản hoàn toàn với lập trường của Thomas Friedman, bình luận viên nổi tiếng của tờ New York Times, qua cuốn Thế giới phẳng xuất bản năm 2005 (2).

Naomi Klein cho rằng, với cái “thòng lọng tiêu dùng toàn cầu” (tr.215), các thương hiệu đang dẫn dắt chúng ta bước vào “cái mê cung của thị trường toàn cầu” (tr.676). Tác giả tỏ ra bi quan và có phần chua chát khi nhận định rằng “hành tinh đã bị bán” (tr.31), và chúng ta chỉ còn là “những con gián tiêu dùng” (tr.47). Nói tới hoạt động marketing, Naomi Klein so sánh như sau: “Nếu người tiêu dùng giống như những con gián nhờn thuốc thì những người làm marketing phải luôn luôn tìm ra công thức pha chế thuốc mới giống như thương hiệu thuốc xịt Raid nổi tiếng” (tr.46).

Naomi Klein lên án xu hướng ảnh hưởng chi phối của các thương hiệu lên trên đời sống con người đến mức như hãng Tommy Hilfiger đã “biến khách hàng trung thành thành những con búp bê Tommy sống động đi lại và nói năng, giống như một xác ướp với toàn bộ nhãn hiệu của thế giới Tommy quấn quanh người” (tr.75).

Theo tác giả cuốn No logo, nền văn hóa công nghiệp thanh niên trong thập niên 1990 đã bị “các cuộc tấn công dựa trên thương hiệu” làm “nhào nặn tâm lý”, với những “cơn thèm khát văn hóa vô độ của thương hiệu” (tr.132), và đã “bị bán tuốt” (tr.131). Sự mất mát này không chỉ xảy ra ở không gian bên ngoài: “Sự mất đi không gian xảy ra bên trong từng cá nhân mỗi người; đó là quá trình “thực dân hóa” không chỉ về không gian thực thể mà cả về không gian tinh thần” (tr.131). Và Klein gọi đó quả thực là một “sự ăn cắp không gian văn hóa” (tr.161). Bà khẳng định rằng quyền “tự do ngôn luận là [điều] vô nghĩa nếu như quảng cáo ồn ã đến mức không ai còn nghe nổi bạn nói gì nữa” (tr.450).

Cuốn sách No logo không phải là một công trình nghiên cứu, cũng không đưa ra một lý thuyết nào mới mẻ. Nhưng với những dẫn chứng thực tế sinh động và đa dạng, cuốn No logo tự nó là một lời phê phán mạnh mẽ đối với xu hướng tân tự do kinh tế đang ngày càng thống trị trên thế giới, nhằm bênh vực cho các quyền công dân cũng như nhằm khôi phục không gian nhân văn và không gian văn hóa. Những nhận định của Naomi Klein có thể gợi ra những suy nghĩ về mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, giữa doanh nghiệp và xã hội, cũng như về những trào lưu đang thống trị hiện nay như “toàn cầu hóa”.

Thiết tưởng No logo là một cuốn sách kích thích sự suy ngẫm không chỉ đối với độc giả bình thường mà cả người làm chính sách, không chỉ đối với giới hoạt động xã hội và văn hóa mà kể cả đối với giới kinh doanh.


(1)Naomi Klein, No Logo - Thế giới không phẳng hay là mặt khuất của thương hiệu và toàn cầu hóa, Phương Linh, Ngọc Mai, Hoàng Tuyết, Tuyết Mai dịch, Nguyễn Việt Long và Trần Tiễn Cao Đăng hiệu đính, Hà Nội, Nhã Nam, Nhà xuất bản Tri thức, 2009.

(2) Xem thêm Trần Hữu Quang, “Thế giới không phẳng”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 28-9-2006, tr.17-18.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy toàn cầu

    16/11/2017Nguyễn Ngọc BíchKhi Việt Nam sắp vào WTO thì cũng là lúc có nhiều lời kêu gọi doanh nhân có tư duy toàn cầu. Lời kêu gọi ấy dường như xuất phát từ quyển sách "Thế giới phẳng" của Thomas Friedman. Tuy nhiên, đề có tư duy toàn cầu thì doanh nhân Việt Nam nên suy nghĩ cái gì? Hay tư duy toàn cầu phải có nội dung gì trong hoàn cảnh của doanh nhân Việt Nam?
  • Toàn cầu hóa và xã hội tri thức

    08/01/2016Nguyễn Trần BạtỞ đây chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, không chỉ để có được một cái nhìn toàn diện mang tính lịch sử mà còn nhằm đưa ra những kiến giải về nguyên nhân xuất hiện, cơ chế biến đổi và những hậu quả nhiều mặt của nó...
  • Toàn cầu hóa và vấn đề quyền lợi dân tộc

    25/06/2014Nguyễn Trần BạtTrong lịch sử phát triển đầy những khúc quanh của nhân loại, chủ nghĩa dân tộc và quyền lợi dân tộc luôn luôn là một trong những vũ khí chính trị hiệu nghiệm cho mục đích tuyên truyền. Điều đó được giải thích không chỉ bởi tầm quan trọng, mà cả tính phức tạp của vấn đề. Và trên thực tế, mặc dù chủ nghĩa dân tộc là một khái niệm, nó thường bị lạm dụng hoặc hiểu nhập nhằng...
  • Toàn cầu hóa về văn hóa

    22/04/2014Nguyễn Trần BạtCàng ngày con người càng nhận ra một trào lưu toàn cầu hóa khác, thậm chí còn quyết liệt hơn, sâu sắc hơn, đó là toàn cầu hóa về văn hóa. Cũng giống như toàn cầu hóa nói chung, toàn cầu hóa về văn hóa có từ rất lâu và là kết quả của sự tương tác giữa các cộng đồng...
  • Cơ hội thứ tư - toàn cầu hóa

    18/04/2004Nguyễn Trần BạtMỗi một dân tộc đều tranh luận với các dân tộc khác về hệ thống giá trị, về định nghĩa con người của mình mà không dịch chuyển đến cái ngưỡng của nó. Từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, trên thế giới xuất hiện một trào lưu mới, một hiện tượng văn hóa mới và rộng lớn, đó là hiện tượng toàn cầu hoá. Hiện tượng này đã phá vỡ từng mảng một sự cát cứ về tinh thần trên toàn thế giới...
  • Toàn cầu hóa chênh lệch giàu nghèo

    15/04/2014Nguyễn Trần BạtTrên các phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ ở Việt Nam mà hầu như trên toàn thế giới, người ta nói rất nhiều về sự nghèo đói và hiện tượng chênh lệch giàu nghèo. Tuy nhiên, ở đây có một điểm cần làm rõ, đó là phải phân biệt sự nghèo đối với khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, sự nghèo đói và chênh lệch giàu nghèo với nhận thức về chúng...
  • Cội nguồn cảm hứng

    17/06/2009Bùi Quang MinhĐến nay, còn rất nhiều người chưa đạt tới trình độ nhận thức rằng tự do là nền móng để họ trở thành Con Người, là trình độ làm người ở mức cao nhất. Do truyền thống, do mức muộn mằn tiếp cận khái niệm tự do, do tư duy ấu trĩ chưa được tự do soi rọi vào cuộc đời mình, mà số đông chúng ta không tự trau dồi về tự do, không phát hiện ra hiện tượng nào quanh ta tự do không được coi trọng, thiếu tự do. Cũng không thiếu người bị chà đạp lên tự do, mất quyền cơ bản của mình mà không mảy may nhận ra, phản ứng lại...
  • Cái tất yếu thời toàn cầu hóa

    14/05/2009Minh NhânCó thể những người chủ trương “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” sẽ vô cùng bất bình, thậm chí phẫn nộ khi đứng trước những biểu hiện 100% tiếng nước ngoài hay nghe, xem đâu đó những từ vay mượn từ tiếng Anh như: festival ( liên hoan), bulding, villa ( nhà cao tầng, biệt thự), sale off ( hạ giá), fair play (chơi đẹp),… Song đối với số khác, hiện tượng này đơn giản chỉ là một phần tất yếu trong thời toàn cầu hóa.
  • Mối quan hệ giữa các nền văn hóa

    08/02/2009Nguyễn Tấn HùngTrong bài viết này, khi chỉ ra bản chất của những mâu thuẫn giữa các nền văn hoá, văn minh, sự khác nhau giữa tôn giáo và văn minh, nguyên nhân của sự xung đột giữa các tôn giáo, sắc tộc giữa các cộng đồng dân tộc, tác giả đã đi đến khẳng định rằng, sự phát triển của văn hoá, văn minh không những không làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các cộng đồng xã hội, mà trái lại, còn là điều kiện để các dân tộc xích lại gần nhau hơn...
  • Thế giới phẳng được và mất

    23/07/2008Phan QuangNhững suy nghĩ của bậc văn hào được dư luận quan tâm, đặc biệt các dân tộc từng đau khổ bởi "phản toàn cầu hóa lần thứ hai", tức chủ nghĩa thực dân cũ và mới - thuật ngữ của chính tác giả L.Phrít-men - nay nếu không tỉnh dễ có khả năng lại bị cuốn hút thụ động và chịu hệ quả buồn của làn sóng toàn cầu hóa lần thứ ba...
  • Toàn cầu hóa và những mặt trái

    29/06/2008Minh Bùi (tổng hợp)Cuốn sách "Toàn cầu hóa và những mặt trái" của nhà kinh tế học từng được giải Nobel - Joseph E. Stiglitz đóng góp một cái nhìn nghiêm khắc đến nghiệt ngã về toàn cầu hóa, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của những tổ chức quốc tế như IMF, WTO, WB trong quá trình tất yếu không có cách nào cưỡng lại này...
  • Toàn cầu hoá, kinh tế thị trường và sự nghèo đói

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrên các phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ ở Việt Nam mà hầu như trên toàn thế giới, người ta nói rất nhiều về sự nghèo đói và hiện tượng chênh lệch giàu nghèo. Tuy nhiên, ở đây có một điểm cần làm rõ, đó là phải phân biệt sự nghèo đói với khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, sự nghèo đói và chênh lệch giàu nghèo với nhận thức về chúng...
  • Cải cách và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtMột khi coi cải cách là công cụ phát triển chủ động của con người cũng tức là đòi hỏi con người phải nhận thức được giới hạn của cải cách. Nghiên cứu về cải cách hay cơ sở lý luận của cải cách có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì nó chứng minh sự cần thiết phải tiến hành cải cách thường xuyên và liên tục...
  • Toàn cầu hóa và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

    15/08/2007Đinh Quang TyGiữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi nước vẫn đang tồn tại sự khác biệt đáng kể về nhận thức cũng như trong hành động trước toàn cầu hóa. Những nước và các nhóm xã hội yếu thế thường bị thua thiệt do tác động từ những mặt trái của toàn cầu hóa và luôn phản đối nó hoặc trong tâm thế thích ứng bị động...
  • Chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay

    14/07/2007Nguyễn Tuấn DũngViệc bảo đảm chủ quyền của mỗi quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, chịu sự tác động của các nhân tố kinh tế, chính trị, quân sự… Trong phạm vi bài viết này, nêu lên một vài suy nghĩ về chủ quyền quốc gia Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay...
  • Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay

    28/05/2007Nguyễn Thị Thanh HuyềnToàncầu hóalà một xu thế khách quan,có tácđộng mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Sự tácđộng củanó có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa dẫn đến nhiều nguycơ mà do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nguycơ suy thoáiđạo đức, lối sống của con người Việt Nam...
  • Toàn cầu hóa có giảm được đói nghèo?

    10/05/2007Quan điểm chủ yếu của những người chống toàn cầu hóa là: toàn cầu hóa làm các nước giàu càng giàu hơn và các nước nghèo càng nghèo hơn. Còn những người ủng hộ thì cho rằng toàn cầu hóa sẽ đem lại lợi ích cho các nước nghèo. Nhưng nếu nhìn vào những bằng chứng thực tế, chúng ta sẽ thấy rằng vấn đề này phức tạp hơn khá nhiều.

  • Tác động của toàn cầu hóa đến an ninh các quốc gia và khu vực

    22/03/2007Mạnh Ngọc HùngToàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động hết sức sâu sắc đến hầu hết mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước và toàn bộ các mối quan hệ quốc tế. Tùy thuộc vào nhận thức và lợi ích mà họ được hướng hoặc mất đi trong quá trình này, những người được lợi thì ủng hộ, những người thua thiệt thì phản đối...
  • Việt Nam và toàn cầu hóa

    12/12/2006TS. Nguyễn Quang ANhiều người có lý khi cho rằng qúa trình toàn cầu hóa mới bắt đầu ở Việt Nam từ 1986. Nếu như toàn cầu hóa như một qúa trình như trên, ở tầm dài hơn thì cũng có thể hình dung khác đi một chút...
  • Bức tranh toàn cầu hóa

    04/12/2006Đặng Phương KiệtNhững con số được trích dẫn sau đây rút ra từ tác phẩm "Cuộccách mạnggiáo dục" . Một sốliệu có thể không chính xác 100%vì lý do thế giới thay đổi nhanh chóng. Song dẫu sao chúng vẫn được xem là những xu thế phát triển đang làm lay động các nền kinh tếvà các quốcgia trên khắp thế giới...
  • Những thách thức của toàn cầu hóa

    27/10/2006Nguyễn Trọng ChuẩnToàn cầu hoá được nói đến ở đây trước hết và chủ yếu là toàn cầu hoá kinh tế. "Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh", vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển...
  • Toàn cầu hóa

    01/10/2006Bửu ÝToàn cầu hoá là một hiện tượng thời đại toàn cầu không cưỡng lại được. Nhưng không phải chỉ có toàn cầu hoá. Tính đa dạng trên thế giới, thể hiện đặc biệt bằng nhũng đặc trưng văn hoá, thường mang tính phi sản xuất, đi ngược lại những làn sóng doanh thương, hoặc kìm hãm nó. Nhung tính đa dạng ấy nó quan trọng, thiết yếu, không những nói lên những giá trị truyền thống, còn bảo đảm sự trường tồn của quốc gia, mang giá trị nội tại của sinh mệnh quốc gia ấy...
  • Về vai trò của triết học trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay

    31/08/2006GS. TS. Nguyễn Trọng ChuẩnTrong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, cái giúpcho con người vượt qua nhữngkhó khăn, thử thách, giải thoátcon người khỏi những tháchđố và vướng mắc củacuộc sống, đáp ứngnhu cầu thường nhật vàlâu dàicủa nhân loại không chỉ là kinh tế,kỹ thuật hiện đại vàcông nghệcao, mà còn là triếthọc. Triếthọc giúpcho con người tìm ra lời giải không chỉ cho những tháchđố muôn thuở, màcòn cho những vấnđề hoàn toàn mớido quá trình toàn cầu hoá đặt ra...
  • Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI

    27/08/2006Nguyên NgọcThomas L. Friedman là người giữ chuyên mục đối ngoại của tờ The New York Times, ba lần đoạt giải thưởng Pulitzer, tác giả cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu viết về toàn cầu hóa - mà bây giờ ta đã biết đấy là cuộc toàn cầu hóa lần thứ hai, từ khoảng năm 1800 đến năm 2000, theo như cách phân chia của ông...
  • Bản sắc và toàn cầu hóa

    22/08/2006GS. Cao Huy ThuầnCái gì là “mới” của thời đại này? Và cái gì là đặc điểm nổi bật của thời đại gọi là “mới”? Chắc ai cũng trả lời: toàn cầu hóa. Hạn chế vấn đề vào lĩnh vực văn hóa, và thu hẹp văn hóa vào một khía cạnh thôi, là "bản sắc", xin nêu ra đây một thử thách khi mà toàn cầu hóa về kinh tế kỹ thuật lôi cuốn theo toàn cầu hóa về văn hóa...
  • Một số thách thức của quá trình toàn cầu hóa đối với Việt Nam hiện nay

    01/08/2006TS. Phạm Văn ĐứcToàn cầuhoá hiện đang là xu thế tất yếu, khách quan, tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốcgia, dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộngđồng nhân loại, cũng như cuộc sống của mỗicon người. Toàn cầu hoá không chỉ tạora cho các nước những cơhội, mà cả những thách thức to lớn. Trong cácthách thức đóthì thách thức về văn hoá, về việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị truyền thống được coi là một trong những thách thức lớn nhất đối với các nước đang phát triển...
  • Toàn cầu hóa, được và mất

    09/05/2006GS. Văn Như CươngToàn cầu hóa về bản chất là sự mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia, một mong muốn hiển nhiên của những quốc gia có nền kinh tế mạnh hơn, sản xuất được nhiều hàng hóa hơn so với các nước khác. Quy luật muôn đời vẫn là: có thị trướng rộng lớn hơn, có nhiều khách hàng hơn thì lợi nhuận càng cao hơn.
  • Thế giới phẳng hay không?

    06/04/2006Nguyễn Vạn PhúSau thành công với cuốn Chiếc Lexus và cây ôliu, Thomas Friedman lại vẫn là tác giả viết về đề tài “toàn cầu hóa” thành công hơn cả khi tung ra cuốn Thế giới là phẳng vào tháng tư năm ngoái và đến cuối năm bán được trên 1,1 triệu cuốn. Tuy nhiên, giới học giả nghiên cứu và giới phê bình, điểm sách lại không ngớt chê bai đủ điều về cuốn sách này. Vì sao có chuyện lạ thế?
  • “Thế giới phẳng” và Việt Nam chúng ta

    31/03/2006Nguyễn Trung“Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman giống cái bánh mỳ nóng mới ra lò, người mua háo hức như đã từng háo hức với “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu” cũng của ông ta cách đây dăm năm. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”...
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • xem toàn bộ