Vũ trụ và con người dưới góc độ khoa học tâm linh

12:43 SA @ Thứ Ba - 20 Tháng Giêng, 2009

Tên sách: Vũ trụ và con người dưới góc độ khoa học tâm linh
Tác giả: Trần Văn Đình
NXB: Văn hóa dân tộc
Năm xuất bản: 2006
Số trang: 207
Khổ sách: 14,5x20,5

Mục lục

Phần 1: Thuyết vũ trụ đa chiều thực tại
Phần 2: Sự hình thành bình diện vật lý
Phần 3: Nguồn gốc sự sống
Phần 4: Bản thể con người
Phần 5: Chứng ngộ vô ngã
Phần 6: Minh chứng về bình diện tâm thức
Phần 7: Các sinh thể năng lượng
Phần 8: Các bí ẩn tôn giáo
Phần 9: Các thuộc tính thực tại
Phần 10: Các bí ẩn phi vật lý
Kết luận
Thuật ngữ
Tài liệu tham khảo

Lời mở đầu

Chúng ta đang sống trong một thời đại với nghịch lý đặc biệt: khoa học - kỹ thuật của thế giới hữu hình càng đạt được những thành tựu to lớn thì các hiện tượng bí ẩn thuộc thế giới vô hình càng xuất hiện phổ biến và phức tạp. Nhiều câu hỏi bản chất về vũ trụ và con người thôi thúc chúng ta tìm lời giải đáp, nhưng vẫn bế tắc. Trong hoàn cảnh đó không ít người bi quan và sùng bái các nguồn lực siêu nhiên một cách mù quáng, số khác giữ quan điểm cứng nhắc là luôn phủ nhận hoàn toàn dù chẳng có cơ sở xác đáng. Có lẽ chúng ta nên duy trì một cách nhìn mềm dẻo và thận trọng, không vội vã chấp nhận toàn bộ và đồng thời cũng không bác bỏ triệt để khi chưa đủ căn cứ.

Từ hàng ngàn năm nay tồn tại hai phạm trù tưởng chừng như tách rời và đối lập nhau, đó là tôn giáo và khoa học. Trong khi niềm tin của tôn giáo dựa trên những gì mà các đạo sư cao siêu nói lại qua trải nghiệm tâm linh của họ, thì khoa học chỉ căn cứ vào các số liệu thực nghiệm nhờ máy móc và những suy luận có lý. Hậu quả là sự ngăn cách giữa khoa học và tôn giáo ngày càng lớn hơn.

Có thể thay đổi hiện trạng đó? Nếu các nhà khoa học tiên phong trong mọi thời đại và những người am hiểu tâm linh từ xưa đến nay không có thái độ bất hợp tác và bài bác lẫn nhau thì có lẽ tình hình đã tiến triển hoàn toàn khác. Rất khó thấu hiểu thế giới xung quanh chúng ta một cách đầy đủ và sâu sắc nếu thiếu nhận thức cần thiết theo hướng tích hợp những thành quả nổi bật của cả khoa học và tôn giáo.

Bởi vậy, mục đích của cuốn sách nhỏ này là bước đầu gợi mở một mối nối lý thuyết khả dĩ để nhìn nhận thế giới hữu hình và thế giới vô hình thành một thể thống nhất.

Nói một cách khái quát, khoa học và tôn giáo sẽ được xem xét như những hợp phần thúc đẩy nhau phát triển. Chúng ta sẽ mạnh dạn khai thác các nguồn tư liệu tâm linh sẵn có và áp dụng những tri thức khoa học hiện đại để xây dựng một mô hình vũ trụ đầy đủ và phù hợp hơn. Điều đó sẽ dẫn đến những yếu tố lý thuyết hoàn toàn mới, dễ hiểu, mang tính đột phá, có khả năng bao quát các lĩnh vực khoa học và tâm linh, cho phép khảo sát những hiện tượng bí ẩn một cách đa dạng, có hệ thống và mở ra nhiều khả năng hoàn thiện cuộc sống con người.

Nếu các nhà khoa học tiên phong trong mọi thời đại và những người am hiểu tâm linh từ xưa đến nay không có thái độ bất hợp tác và bài bác lẫn nhau thì có lẽ sự tiến hoá của nền văn minh nhân loại đã hoàn toàn khác. Rất khó thấu hiểu thế giới xung quanh chúng ta một cách đầy đủ và sâu sắc nếu thiếu nhận thức cần thiết theo hướng tích hợp những thành quả nổi bật của cả khoa học và tôn giáo.

Mục đích của cuốn sách nhỏ này là bước đầu gợi mở một mối nối lý thuyết khả dĩ để nhìn nhận thế giới hữu hình và thế giới vô hình thành một thể thống nhất. Khoa học và tôn giáo được xem xét như những hợp phần thúc đẩy nhau phát triển. Điều này dẫn đến những yếu tố lý thuyết hoàn toàn mới, dễ hiểu, mang tính đột phá, có khả năng bao quát các lĩnh vực khoa học và tâm linh, cho phép khảo sát những hiện tượng bí ẩn một cách đa dạng, có hệ thống và mở ra nhiều khả năng hoàn thiện cuộc sống con người.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoa học và các huyền thoại mới

    14/07/2018Lê Minh TriếtCho đến nay, chúng ta đều hiểu huyền thoại hay thần thoại là những câu chuyện có tính hoang đường, là sản phẩm dân gian trong đó các hiện tượng tự nhiên và văn hóa được thể hiện dưới hình thức nhân cách hóa một cách ngây thơ...
  • Con người trong các quả cầu

    26/02/2016Nguyễn QuânỞ bài này tôi muốn quay lại một vấn đề chung nhất: Nội giới của con người, với tư cách là sản phẩm của hai phản không thể tách rời tự nhiên và xã hội. Nó không chỉ là tổng hòa các quan hệ xã hội mà còn là tổng hòa của các biểu hiện tự nhiên ở mức cao nhất và nói đúng hơn là các biểu hiện tự nhiên - xã hội bởi không một quan hệ xã hội nào trong con người không bị chi phối bởi các gốc rễ tự nhiên, bản chất sống và không một biểu hiện sống - sinh học nào của nó không bị chi phối bởi các quan hệ xã hội.
  • Huyền thoại và triết học

    12/01/2009Nguyễn Văn TrungChưa có nhà khoa học nào khẳng định được lúc nào, giai đoạn nào trong đó đã xẩy ra sự chuyển hoá quyết định khiên con vật kể trên kia thành con người. Vấn đề không cần đặt ra ở đây và ta chỉ cần xác định yếu tố quyết định sự biến đổi về phần này - yếu tố làm cho con người khác con vật đó là sự đột khởi của tự do, của ý thức. Tự do, ý thức như vậy là hai đặc tính của con người với tư cách là người.
  • Giải mã các hiện tượng dị thường

    19/12/2008Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngChúngta.com đăng lại loạt bài viết "Giải mã các hiện tượng dị thường" đã đăng trên báo Thể thao & Văn hóa rất bổ ích và có giá trị nhận thức cao về những hiện tượng ở ranh giới nhận thức của loài người...
  • Lý giải nào cho những huyền bí tâm linh

    06/12/2008Hà YênThế giới các hiện tượng huyền bí thuộc phạm trù Tâm linh, vẫn tiếp tục kích thích nhiều công trình nghiên cứu, xuất hiện nhiều trong vòng hai mươi năm trở lại đây. Sự tập hợp trí tuệ ấy, hình thành cái gọi là “Khoa học huyền bí”, mà sức lan tỏa của nó đủ trở thành một bộ phận không nhỏ trong toàn bộ Tri thức của nhân loại.
  • Không, hư vô, chân không, trong khoa học tự nhiên

    10/03/2008Chuyên gia CNTT Paris, Pháp - Hà Dương TuấnTiểu luận này trình bày những cách hiểu khác nhau trong lịch sử của khoa học tự nhiên về cái không và cái chân không - bằng cách sử dụng khái niệm mô hình. Khái niệm then chốt của khoa học luận này ít khi được nhấn mạnh đầy đủ...
  • Tiềm năng con người qua nhãn quang khoa học - khai mở tiềm năng bằng tri thức

    30/01/2008Hồ Văn Khánh"Tiềm năng" có nghĩa là năng lực tiềm tàng trong cuộc sống, những nguồn năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể. Chúng có thể đã, đang và sẽ biểu hiện qua muôn hình vạn trạng của tạo vật trên mọi khía cạnh, sắc thái của vạn hữu tùy theo thiên chức nhân duyên hay sự điều tâm rèn luyện mãnh liệt...
  • Khoa học và tâm linh

    03/12/2005Nguyễn Khánh HảiNhững nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này.
  • Mun-Đa-Sép, chiếc cầu nối giữa khoa học và huyền học

    12/10/2005Trần Trung PhượngTừ trước tới nay, trong quan niệm của nhiều người, khoa học và huyền học (Mystique hoặc Mysticisme) là hai lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt thậm chí đối lập lẫn nhau. Một bên thuộc lĩnh vực lý trí đòi hỏi phải có sự phân tích chứng minh và dựa trên một nền tảng thực nghiệm vững chắc và một bên lại đề cao thứ cảm thức có tính chất trực giác, bí nhiệm về một loại đối tượng không hoặc khó có thể xác định bằng bất cứ một phạm trù khoa học nào. Thậm chí, từ một quan điểm thuần lý và cực đoan, có ý kiến cho rằng huyền học là một biến tướng của chủ nghĩa duy tâm ngu dân, một loại tàn dư của mê tín dị đoan từ thời xa xưa...
  • Lịch sử vũ trụ và thuyết vụ nổ lớn

    19/07/2005Đỗ Kiên CườngTrên xưa & nay số 96 (144) tháng 7-2001 có bài viết “thuyết Big Bang” về sự phát sinh vũ trụ. Thiển nghĩ một bức tranh khái quát và chính xác về lịch sử nhận thức vũ trụ cũng cần thiết đối với các nhà sử học. Đó là lý do bài viết này.
  • Tâm linh – bản thể con người

    09/07/2005Nguyễn KiênTrong đời sống con người, thiêng liêng là một trong những cái không thể nhận biết bằng lý trí và tất cả những gì là thiêng liêng, là cao cả bao giờ cũng vẫy gọi con người, là cho nó luôn luôn tự vượt mình, hướng tới cái cao hơn (hướng thượng), hướng tới cái siêu việt, tới trạng thái chân hơn, mỹ hơn, thiện hơn. Xu hướng ấy của con người tạo ra một mặt cơ bản của đời sống con người: đời sống tâm linh.
  • xem toàn bộ