“Dựng lại” chân dung văn học: Cực khó!

09:43 CH @ Thứ Tư - 26 Tháng Tư, 2006

Tiếc rằng ở ta bộ môn lịch sử - với tư cách ngành quan trọng nhất trong khoa học nhân văn, vừa kém cỏi vừa cổ lỗ khiến cho quá khứ trở nên xa lạ với con người hiện đại mà những bế tắc trước mắt cũng không tìm được cơ sở để lý giải và khắc phục.

Hỏi:Ông đã tập hợp và biên soạn cuốn sách như thế nào? Hay nói cáchkhác, với tư cách một Biên tập viên NXB, ông córút rađược kính nghiệm gì khi làm những loại sách chân dung văn học này?

Vương Trí Nhàn:Vào những năm 80 của thế kỷ trước vốn kiến thức văn học nước ngoài của bọn cầm bút chúng tôi kém cỏi đến thảm hại.Bởi trong chiến tranh mọi thứ phải nhịn hết. Ngoại ngữ chúng tôi không được học, mà giá có biết cũng không có sách báo để đọc.Văn học phương Tây chỉ thu hẹp trong mấy tác giả cổ điển như Hugo,Balzac...Ngoài ra , chúng tôi được dạy là sang thời hiện đại ở bên trời Tây ấy, văn chương suy đồi hư hỏng hết rồi, nó là một thứ dị giáo phải tránh cho xa (cái tội ngu dân của nền giáo dục trước 1975 ở Hà Nội , thật kể không bao giờ hết!). Sau khi đất nước thống nhất, vào Sài Gòn, chúng tôi có tìm được một số tư liệu văn học cũ trên các tập sách cũng như các tờ báo như Bách Khoa hoặc bán nguyệt san Văn, nhưng lúc tìm được các tờ này thì nó đã bị đình bản, tức là sau đó, nguồn tư liệu của chúng tôi cũng cạn hoàn toàn.Chính trong hoàn cảnh ấy, mà loạt bài văn học của TT&VHra đời, 20 năm nay đối với bạn đọc thực sự đã làm trong việc "khai sáng". Nhận thấy đến nay những bài chân dung ấy vẫn chưa hết giá trị, tôi đã bàn với Anh Hà Vinh và các cộng tác viên của Báo TT&VHin ra sách.Các bài trong tập sách đã cung cấp cho độc giả một bằng chứng về trình độ của khoa nghiên cứu văn học ở phương Tây hiện nay.

Chẳng những đối vôi các tác giả đương thời mà đối với các tác giả cổ điển, họ cũng biết cách tiếp cận, khiến cho đối tượng trởnên sinh động, như những con người có thực. Thứ nữa, những chuẩn mực để xem xét và đánh giá con người của họ khá cao để chỉnh lý và sắp xếp lại rồi mang in.

Thật ra ở ta, làm sách chân dung văn họcthời buổi này vừađể lại vừakhó. Dễ vì thông tin bây giờ nhiều và dễ tìm nhưng lại rấtkhó vì người làm sách phải tìm kiếmđược những nhiều mới về cuộcđời nhà văn và tiếp cận chúng ở những góc nhìn mới?

Đúng là ở ta có khác, khi thì loanh quanh đi vào hoàn cảnh lịch sử với kiểu thế giới quan cứng nhắc, khi thì xoay ra khai thác toàn chuyện vặt vãnh để câu khách. Ngoài ra, ngay cả thái độ tiếp nhận của bạn đọc, nhất là học sinh, sinh viên, theo tôi,cũng cần xem xét lại. Học sinh, sinh viên của ta phần lớn không yêu văn học cổ điển của dân tộc. Họ chỉ đối xử với những Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Gia Thiều, Tú Xương, Tản Đà theo lối kính nhi viễn chi, học để lấy điểm chứ không bao giờ xem việc đọc tác phẩm cổ điển, nghiên cứu về tác giả như một nhu cầu nội tại, kể cả sinh viên chuyên ngành. Tất nhiên trong việc này cũng có lỗi lớn của các nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học.

Hỏi:Nhưng còn một lý do nữa. Bạn đọc chán loại sách chân dung văn học vì người làm sách vẫn chủ yếu nghiêng nhiều về kể lể tiểu sử, kể lể sự nghiệp sáng tác (những chặng, mốc trong văn nghiệp) theo một cách tiếp cận rất xơ cứng. Vì thế mà rất hiếm những bài chân dungđược tiếp cận ở những góc nhìnđời thường. Có điều, muốn tiếp cận nhà văn ở gócđộ đời thường nhất để lý giải tâm thế sáng tác củahọ lại là điều rấtkhó - nhấtlà các tác gia đã cách chúng tacả thế kỷ, lạilà tác gianước ngoài- khi mà sự am hiểu của ta còn chưa nhiều?

Vương Trí Nhàn:Trong việc này, các nhà nghiên cứu văn học cần được sự trợ giúp của khoa nghiên cứu lịch sử. Tiếc rằng ở ta bộ môn lịch sử - với tư cách ngành quan trọng nhất trong khoa học nhân văn, vừa kém cỏi vừa cổ lỗ, khiến cho quá khứ trở nênxa lạ vớicon người hiện đại mà những bế tắc trước mắt cũng không tìm được cơ sở để lý giải và khắc phục.

Hỏi:Theo ông,ở thời điểm này, ta có nên và liệu đã có đủ điều kiện “làm lại”,"dựng lại" một số chân dung trong văn học sử Việt Nam, kể cả những tác giả đãkhá quen thuộc như Nguyễn Du,Hồ Xuân Hương...?

Vương Trí Nhàn:Nên thì bao giờ cũng nên. Nhưng đúng là còn lâu ta mới có đủ điều kiện! Chính vì như thế càng phải lo học hỏi thêm ở người.

Hỏi:Qua có những nhà văn như thế, có thể thấy vai trò rất quan trọng của"người môigiới" văn học- cầu nối giữa nhà văn và bạn đọc."Người môi giới" giớilà người biếtcách tiếp cận và truyền đạt những vấn đề phức tạp đến bạn đọc theo mộtcách đơn giản, dung dị. Ngược lại,"người môi giới" tồi có thể khiếncho những vấnđề tưởng chừng đơn giản trở nên rối rắm,khó hiểu!

Vương Trí Nhàn:Ngoài ra, "người môi giới giỏi" cũng phải là người hiểu được nhu cầu của độc giả trong nước. Tức là có tham vọng "lấy thuốc tây để trị bệnh ta". Còn nếu như không hiểu xã hội cần bài của mình làm gì mà chỉ chăm chăm chuyển ngữ mấy bài đọc được ở báo chí nước ngoài, thì hiệu quả công việc sẽ rất hạn chế, may lắm được coi như một kẻ biết lắm trò lạ và giỏi kiếm chuyện làm quà. Tiếc thay đây đang là tình trạng phổ biến của nhiều bài giới thiệu văn học nghệ thuật của nước ngoài trên mặt báo hiện nay!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguyễn Hiến Lê - một người Hà Nội

    10/10/2015Ngô Thế OanhBút danh Lộc Đình được nhà văn hoá của dân tộc Nguyễn Hiến Lê dùng ký dưới một bài văn ngắn từ hồi trẻ… Lộc là ngõ Phất Lộc, còn Đình là cái đình ấy…
  • Cỗ máy sản xuất cái đẹp?

    22/06/2015Nguyễn Bỉnh QuânCái đẹp có vẻ thực sự cao siêu như vậy nhưng lại là chuyện thường ngày, quanh ta, mọi lúc, mọi nơi. Michelangelo từng hài hước rằng ông không làm ra pho tượng David mà chỉ ngẫu nhiên nhìn thấy nó trong khối đá mà thôi...
  • Lý tưởng xã hội và người viết trẻ

    25/01/2015Hồ Sĩ VịnhTrong xã hội ta hôm nay, thường có một thiên kiến dai dẳng: Tuổi trẻ đồng nghĩa với sự non dại, non dại đến độ vấp ngã. Một bộ phận cha anh thường nhìn họ với cặp mắt hoài nghi và tâm trạng bất an. Đó là một sự thật, dù nghiệt ngã. Thế mà trong văn học, tình hình lại khác. Hầu hết các tác phẩm của các nhà văn bậc thầy đều được sáng tạo ở tuổi 25-35. Ma lực sáng tạo, điện năng văn chương của họ hình như được tích tụ và phát sáng ở thập niên đầu tiên của nghề cầm bút ở nước ta cũng có tình hình tương tự...
  • Thẩm mỹ

    15/10/2014Nguyễn Trần BạtNói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp. Nhưng đó là một câu hỏi làm đau đầu biết bao nhiêu nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia, sống ở mọi thời đại trong lịch sử...
  • Suy ngẫm và Tự luận

    13/11/2010GS. Nguyễn Văn Hạnh... Người Việt Nam không chỉ hôm qua mà cả hôm nay nữa đã gửi vào văn chương cả kinh nghiệm sống, cả tình yêu và khát vọng, cả đạo đức, triết học và tín ngưỡng của mình. Cho nên, muốn biết cha ông ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai ...
  • Lý luận - phê bình văn học và các “vấn nạn”

    27/03/2006vài năm trở lại đây tình trạng “khủng hoảng” của lý luận - phê bình đang trở thành nỗi trăn trở của nhiều người, nhiều báo chí đã đề cập một cách trực tiếp và về mặt tổ chức, một số hội thảo, hội nghị do Hội Nhà văn, Viện Văn học… đã được tiến hành để mọi người cùng bàn thảo tìm cách tháo gỡ. Các động thái ấy mang lại một niềm tin vì đây chính là thể hiện của ý thức trách nhiệm...
  • Sống với nghịch lý

    21/03/2006Nguyễn Thúc HảiNhững nghịch lý về thời gian và công nghệ luôn luôn tồn tại và mỗi con người sẽ phải chọn cho mình cách ứng xử thích hợp để…
  • Nghề văn và những động lực sáng tạo

    19/02/2006Hồ Sĩ VịnhLý tưởng xã hội là cái nằm trong bầu máu nóng, là mục đích cao nhất, là lẽ sống đẹp nhất của đời người. Ở nhà văn, những yếu tố nói trên biến thành nguồn nội lực văn hóa, lý tưởng càng được thắp sáng, bầu nhiệt huyết càng sôi sục thì tác phẩm của họ càng được công chúng nồng nhiệt đón đợi...
  • Biện chứng cá nhân – xã hội trong cảm thụ thẩm mỹ

    12/02/2006TS. Lê Đinh LụcCảm thụ thẩm mỹ là hoạt động mang đậm dấu ấn cái "tôi" cá nhân của chủ thể, gắn liền với những năng lực tinh thần chủ quan, với tình cảm, thị hiếu của mỗi người...
  • Tập sống và nghĩ cùng nhịp với thế giới

    27/01/2006Vương Trí NhànSáng tác của Nguyễn Tuân thời tiền chiến thường được xem xét theo một định kiến thiên lệch. Trong khi trình độ nghệ thuật của chúng được đề cao thì nội dung xã hội lại bị lên án. Nhưng đọc lại Nguyễn Tuân, chúng tôi muốn đề xuất một cách đánh giá khác...
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • “Tôi ngờ khả năng tưởng tượng của nhà văn ta”

    27/12/2005Thạch LinhNhà văn Trần Thanh Hà, vừa bảo vệ thành công Luận án thạc sĩ Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam trò chuyện...
  • Bàn về văn hiến Việt Nam

    26/12/2005GS. Vũ KhiêuVới Gs Vũ Khiêu - "'Văn hiến Việt Nam” là một sự nhìn lại, một cái nhìn chắt lọc, tinh tế hơn trên cơ sở của một công trình nghiên cứu đã xuất bản trước đây (do Nxb Khoa học xã hội ấn hành). Lần tái bản này tác giả mong muốn gửi đến độc giả một công trình nghiên cứu mang dấu ấn của gần cả một đời người đã sống và hoạt động trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng...
  • Làm gì để có tác phẩm ngang tầm thời đại?

    02/12/2005Lê Quý KỳCâu hỏi này được đặt ra từ nhiều năm nay và gần đây trở thành chủ đề chính của nhiều cuộc gặp gỡ, hội thảo lớn do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Trăn trở thì nhiều, nhưng câu trả lời dường như còn nằm đâu ở phía trước, rất xa. Tại sao?
  • Trực diện với Văn học Việt Nam thế kỷ XX

    01/12/2005Nguyễn HoàBị hấp dẫn bởi tên gọi Văn học Việt Nam thế kỷ XX, tôi đã đọc cuốn sách với hy vọng được mở mang tầm nhìn, được bổ sung tri thức, được giúp lý giải các hiện tượng, các vấn đề lý luận - thực tiễn của văn chương - văn học dân tộc trong thế kỷ XX. Tiếc thay càng đọc thì nỗi thất vọng lại càng lớn dần...
  • Nhà văn Đỗ Chu: “Cô đơn được càng tốt !”

    24/11/2005Hồng Thanh QuangNhà văn là người có quyền lật đi lật lại vấn đề mà anh ta quan tâm. Và phải biết lật đi lật lại! Chả có gì mâu thuẫn trong việc này. Thì suốt cuộc đời, người ta ai mà chẳng phải trăn trở, nghĩ ngợi. Đâu phải nhất nhất mọi việc, mọi chuyện đều bất biến... Trong quá trình nhận thức của một đời người, quan trọng là xác lập cho được những câu hỏi lớn, chứ không phải là thuộc lòng vài ba câu trả lời lớn. Biết đặt ra những câu hỏi mới khó!
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • Còn nhiều người cầm bút rất có tư cách

    08/11/2005Nhà văn Nguyên NgọcVăn học ta không yên đâu. Nó đang quẫy cựa, hình như ngày càng mạnh mẽ, cả quyết liệt hơn nữa, để nói về cái thế giới mà nó biết là không hề đơn nghĩa, tuyến tính, tất định này, và nói cũng bằng một ngôn ngữ đa nghĩa, đối thoại, dân chủ, ngày càng dân chủ hơn. Và như thế là đáng mừng...
  • Phan Châu Trinh toàn tập

    05/10/2005Bộ sách “Phan Châu Trinh tòan tập” vừa ra mắt nhân dịp giỗ lần thứ 79 ngày mất của nhà chí sĩ họ Phan (24-3-2005). Hội khoa học lịch sử VN, trực tiếp là giáo sư Chương Thâu, nhà sử học Dương Trung Quốc và bà Phan Thị Minh - hậu duệ của cụ Phan Châu Trinh - đã sưu tập tòan bộ trước tác của cụ Phan và lần đầu tiên công bố đầy đủ nhất trong ba tập sách với tổng cộng hơn 2000 trang in khổ lớn...
  • Tiểu thuyết: Khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực tế

    24/10/2005Nguyễn HòaMở đầu Diễn đàn "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu", chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa...
  • "Cô đơn là bản chất của nghệ sỹ"

    30/09/2005Trần Hoàng Thiên KimLuôn bận rộn với các công việc quản lý, lúc nào cũng nhìn thấy ông tất bật cho việc giao ban, họp hành, báo chí... vậy mà khi đến với thơ thấy ông say sưa như thể những vần chữ đang cuốn ông đi. Với gần 30 tác phẩm gồm đủ các thể loại: thơ, truyện thiếu nhi, kịch, kịch bản phim, tuỳ bút, ký, nghiên cứu văn học, nhà thơ Vũ Duy Thông đã khẳng định được tên tuổi của mình trên văn đàn Việt Nam. Ông vẫn tâm niệm "Thơ là cuộc điều trần với chính mình và lời hoà giải với đồng loại"...
  • Thời gian không chết, chỉ có khoa học dễ bị "bức tử" mà thôi!

    30/09/2005Nguyễn HòaSau mấy tháng “dạo qua” một số tòa soạn, cuối cùng tiểu luận Thơ hay là cái chết của thời gian của Ngô Tự Lập đã được đăng tải vừa qua. Theo Lời Tòa soạn của Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam thì: “trở lại định nghĩa thơ ở đầu thế kỷ này không phải là không thú vị… Vấn đề không phải là ở chỗ ai đúng, ai sai. Vấn đề là cùng bình tĩnh bàn bạc và hướng tới sự phát triển”. Nhưng theo tôi, đúng - sai lại là một tiêu chí hết sức quan trọng trong khoa học; và người ta chỉ có thể “bình tĩnh bàn bạc và hướng tới sự phát triển” một khi nắm bắt được mục đích, góc độ, phương pháp, cách thức nghiên cứu, cách thức đưa ra kết luận…
  • Tâm tư nghệ thuật của Xuân Phái

    29/09/2005Trần Hậu TuấnBùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam, ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, những suy tư để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn...
  • Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm

    03/08/2005Nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, tiếp theo cuốn nhật ký "Mãi mãi tuổi hai mươi" của Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc - Mỗi ngày một cuốn sách xin trân trọng được giới thiệu đến bạn đọc, những người yêu thích sách tập "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" của tác giả Liệt sĩ Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, vừa được Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành.
  • Sống để kể lại

    03/08/2005"Cuộc sống không chỉ là quãng thời gian ta đã sống, đã tồn tại, mà còn là những gì ta sẽ để lại dấu ấn của mình trong cuộc đời này. Trên chặng đường đó, ta được ước mơ, được trải nghiệm, được vượt qua thử thách, được thể hiện và sống thật với chính mình, cùng những nỗi buồn, hạnh phúc, sai lầm và nỗi đau. Để cuối cuộc đời chúng ta có quyền nhớ lại, hồi tưởng và kể lại những ký ức không quên đó... và chúng ta phải đấu tranh để bảo vệ được những ký ức tuyệt vời đó" - Marquez
  • Bộ hồ sơ lớn về những nhân vật nổi tiếng đầu thiên niên kỷ

    25/12/2003Thời gian qua, Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News (TP.HCM) đã hoàn thành bộ sách Những nhân vật nổi tiếng đầu thiên niên kỷ. Đây là kết quả của hơn một năm làm việc đầy nỗ lực của Giám đốc Nguyễn Văn Phước cùng ban biên dịch của công ty...
  • xem toàn bộ