14 tiêu chí cơ bản về quản lý để đánh giá sự thành công một tổ chức

09:21 CH @ Thứ Bảy - 06 Tháng Năm, 2006

Nhằm hỗ trợ cho người đứng đầu các tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, viện nghiên cứu Trường Đại học...) đánh giá được mức độ thành công về công tác quản lý của tổ chức mình, chúng tôi xin giới thiệu 14 tiêu chí cơ bản để đánh giá sự thành công của một tổ chức. Hiện nay,các tiêu chí nàyđã và đang được áp dụng ở các nước phát triển và một số tập đoàn lớn trên thế giới.

1 - Định hướng tới khách hàng

Sự thành công bền vững của một tổ chức phụ thuộc vào khả năngtạo ra các giá trị cho những người mà tổ chức đó phục vụ - đó chính là khách hàng. Những yêu cầu đã xác định hoặc tiềm ẩn, các nhu cầu, các đòi hỏi và mong muốn của khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài phải là những định hướng của tổ chức, các hoạt động của tổ chức cũng như các nhân viên của tổ chức đó.

2 - Cam kết của lãnh đạo

Sự cam kết thực sự và rõ ràng từ bản thân mình là một đòi hỏi bắt buộc đối với tất cả các nhà quản lý để tạo nên văn hóa của một tổ chức mà trong đó khách hàng là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Nhiệm vụ quan trọng nhất của ban lãnh đạo là để thiết lập được các mục tiêu hoạt động, tạo ra các cơ hội thăng tiến cho người lao động. Xác định các mục tiêu và kiểm soát việc thực hiệnchúng trong sự hợp tác chặt chẽ với nhân viên của mình.

3 - Sự tham gia của tất cả mọi người

Một yêu cầu đối với sự thành công của một tổ chức là tất cả mọi người lao động phải cảm thấy rằng, họ thực sự được tin tưởng bởi tổ chức đó để thực hiện và triển khai các nhiệm vụ của mình. Tất nhiên, mọi người phải hiểu bằng cách nào họ có thể đáp ứng các yêu cầu của tổ chức. Họ phải có các mục tiêu rõ ràng, phải được trang bị đầy đủ phương tiện để đạt được mục tiêu đó và phải nhận biết được các kết quả đã thu được.

4 - Phát triển năng lực

Người lao động được trang bị đầy đủ kỹ năngnghề nghiệp là yêu cầu cần thiết cho sự thành công và khả năngcạnh tranh của một tố chức. Với mục đích này, mỗi cá nhânngười lao động phải được động viên và được phép phát triển theo cách thức mà lợi ích của cá nhân và tổ chức hòa làm một.

5 - Tầm nhìn xa

Các hoạt động của một tổ chức phải được nhìn nhận từ triển vọng phát triển và khả năng cạnh tranh trong một giai đoạn dài. Sự phát triển bền vững và lâu dài dẫn đến việc nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, làm cho môi trường được cải thiện hơn cũng như khách hàng được thỏa mãnhơn và lợi nhuậntăng lên.

6 - Trách nhiệm cộng đồng

Mọi tổ chức phải có trách nhiệm đối với xã hội, ngoài việc tuân thủ các quy định của luật pháp và đất nước, tổ chức đó và nhân viên của họ phải nhìn nhận các quá trình, sản phẩm và dịch vụ của mình trong một bối cảnh rộng hơn và phải thúc đẩy một cách tích cực việc cải thiện cả hai khía cạnh xã hội và môi trường.

7 - Định hướng quá trình

Các hoạt động của tổ chức phải được nhìn nhận như những quá trình nhằm tạo ra các giá trị đích thực cho khách hàng. Phương pháp định hướng quá trình khuyến khích việc phân tích, cải tiến dòng chảy công việc và tổ chức công việc. Chúng mở ra cách thức để phát triển tổ chức theo hướng thỏa mãn khách hàng.

8 - Quản lý mang tính hệ thống

Các quá trình hoạt động diễn ra trong một tổ chức phải được gắn kết chặt chẽ với nhau bằng một hệ thống. Đầu ra của quá trình hoạt động này là đầu vào của quá trình hoạt động kế tiếp. Đầu vào của quá trình sau là kết quả của quá trình trước đó. Quản lý hệ thống nhằm giúp cho tổ chức đảm bảo tính thống nhất của các mục tiêu và các hoạt động cũng như đạt được chúng.

9 - Hoạt động phòng ngừa

Lợi nhuận có thể mang lại nhờ các hoạt động phòng ngừa các lỗi nảy sinh từ các rủi ro xảy ra trong các quá trình, sản phẩm, dịch vụ và loại bỏ chúng. Sự phòng xa và hoạch định là điểm then chốt đối với hoạt động then chốt của tổ chức.

10 - Cải tiến không ngừng

Sự cạnh tranh đỏi hỏi phải cải tiến và đổi mới không ngừng tất cả các mặt của hoạt động. Nó đòi hỏi công việc cải tiến phải xuyên suốt trong tổ chức đó và phải tạo ra một văn hóa nhằm khích lệ sáng tạo và những ý tưởng mới.

11 - Học tập từ các tổ chức khác

Để phát triển hơn nữa, tổ chức và nhân viên của họ phải được trang bị kiến thức về cái gì mình có thể đạt được và bằng cách nào để đạt được chúng. Điều này đỏi hỏi phải có sự so sánh với các tổ chức khác đang đứng đầu trong lĩnh vực tương tự mà tổ chức đó hoạt động.

12 - Phản ứng nhanh hơn

Trong tất cả các hoạt động kinh doanh, thời gian phản ứng nhanh hơn, thời gian quay vòng ngắn hơn và đáp ứng nhanh hơn đối với các yêu cầu của khách hàng là cực kỳ quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với một tổ chức.

13 - Quản lý bằng dữ liệu thực tế

Các quyết định phải được dựa trên các dữ liệu thực tế đáng tin cậy và đã được ghi nhận. Mỗi một nhân viên phải có khả năng đo lường và phân tích các biến số liên quan đến sự thỏa mãn khách hàng trong lĩnh vực mà mình liên quan.

14 - Quan hệ đối tác

Mối quan hệ đối tác là điều kiện cơ bản mang đến thành công của bất kỳ một tổ chức nào. Nó chủ yếu bao gồm khả năng của người lao động, khả năng của khách hàng, năng lực của nhà cung ứng cũng như của các chủ sở hữu, cổ đông và người đứng đầu tổ chức đó.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đã đến lúc cơ cấu lại doanh nghiệp?

    03/05/2006Nguyễn Ngọc BíchTheo sự tiến triển của doanh nghiệp, các phương thức quản trị doanh nghiệp cũng dần dần thay đổi ngày càng mang tính khoa học hơn. Nhưng vấn đề là phải vận dụng mỗi phương thức cho phù hợp hoàn cảnh...
  • Tản mạn về doanh nghiệp Việt Nam

    27/01/2006TS. Lê Đăng DoanhTrong thế giới ngày nay, khi hiệu quả về thời gian trở thành thước đo rất quan trọng thì doanh nghiệp và cả xã hội phải có những thay đổi cơ bản...
  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

    12/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKinh doanh thực chất là khai thác nhu cầu của con người: các nhu cầu đang, sẽ và có thể tạo ra. Bạn không thể bán máy tính trên sao hỏa. Đơn giản vì trên đó không có nhu cầu. Như vậy, sự giàu có của các doanh nghiệp suy cho cùng là do các khách hàng tạo ra...
  • Xây dựng văn hóa mạnh trong doanh nghiệp

    10/01/2006Trung Dung & Xuân HàTrong những năm gần đây, khái niệm văn hoá doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến, vấn đề văn hóa doanh nghiệp đã và đang được nhắc đến như một “tiêu chí” khi bàn về doanh nghiệp. Vậy thực chất văn hóa doanh nghiệp là gì? Tại sao lại phải xây dựng nó? Làm thế nào để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp có giá trị?
  • Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp: Sử dụng kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác

    25/11/2005... quan niệm doanh nghiệp không nhất thiết lúc nào cũng phải nghĩ ra được cái gì mới và không nên coi các đối thủ cạnh tranh là kẻ thù mà phải tìm cách học hỏi từ họ...
  • 7 căn bệnh lớn về quản trị doanh nghiệp Việt Nam

    22/11/2005Hoàng LộcNgày 13/11, Hội Marketing Việt Nam (VMA) đã tổ chức buổi thuyết trình và giao lưu với các doanh nghiệp phía Nam với chủ đề “Chẩn bệnh quản trị doanh nghiệp Việt Nam”...
  • Tăng Trưởng Doanh nghiệp: Lớn phải đi đôi với mạnh

    13/11/2005Khi lập chiến lược tăng trưởng (hay trong những kế hoạch kinh doanh), doanh nghiệp có thể nhắm đến những mục tiêu như tăng vốn, tăng doanh số, tăng số lượng khách hàng/thị trường, mở rộng mạng lưới công ty con và/hoặc chi nhánh, tăng số lượng nhân viên...
  • Doanh nghiệp cần một chiến lược phát triển!

    29/10/2005Ths. Bích NgọcThật không thể hiểu nổi nếu một vận động viên chạy marathon không lường trước được chặng đường đua của mình và thế là sức chỉ chạy được 5.000m, lại tham gia cuộc đua 10.000m, dốc toàn bộ sức lực cho 2.000m đầu tiên rồi sau đó lê chân không nổi… Để tồn tại và phát triển, nhà doanh nghiệp cần xd cho mình một chiến lược…
  • Doanh nghiệp nhỏ làm gì khi thành công đến nhanh?

    25/09/2005Một doanh nghiệp nhỏ thiếu vốn, nhân lực mỏng cùng cơ sở vật chất nghèo nàn sẽ dễ dàng lâm vào cảnh “loay hoay như gà mắc tóc” khi phải đáp ứng những đơn hàng lớn đổ về vì một dòng sản phẩm của họ bỗng nhiên được đặc biệt ưa chuộng. Làm thế nào để vượt qua tình cảnh này đây?
  • Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thành lập doanh nghiệp

    29/10/2005Trương Thị Quỳnh TrangCó thể nói thời đại ngày nay là thời đại của các doanh nhân. Họ đang thực hiện một cuộc cách mạng làm chuyển đổi nền kinh tế toàn cầu. Những sản phẩm họ sản xuất ra làm thay đổi cuộc sống của chúng ta. ...
  • Một số khái niệm về doanh nghiệp

    09/08/2005Trương Thu HàThế nào là một doanh nghiệp ? Từ này bắt nguồn từ tiếng Pháp “entreprendre” có nghĩa là “đảm nhận” hay ”hoạt động “. Do đó một nhà doanh nghiệp thường được dùng để chỉ những người chấp nhận rủi ro để khởi đầu một công việc kinh doanh nhỏ.
  • Văn hóa doanh nghiệp hình thành theo thời gian

    06/08/2005Ths. Nguyễn Huy Hoàng"Lâu nay chúng ta cứ nghĩ rằng ta viết ra một khẩu hiệu: chúng ta phải thế này, chúng ta phải thế kia, để treo lên phòng làm việc, treo ngoài cổng, hay treo trong công ty... như thế đã là văn hoá. Tôi nghĩ văn hoá doanh nghiệp không đơn giản như vậy. Đó mới chỉ là khẩu hiệu là ý muốn của ban lãnh đạo công ty hay của người chủ doanh nghiệp.
  • 5 nguyên tắc giúp thay đổi doanh nghiệp có hiệu quả

    02/08/2005Phạm T. Minh ĐứcBất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với những thay đổi. Nhưng những thay đổi đó, dù lớn hay nhỏ, có thể hoặc giúp doanh nghiệp phát triển lên một đỉnh cao mới hay trượt xuống tận đáy dốc. ...
  • Bửu bối 6Đ trong quản trị doanh nghiệp

    26/12/2004Giả sử một ngày nào đó, bạn mệt mỏi với chuyện kinh doanh và muốn nhường quyền điều hành cho con cái, trợ tá hoặc thuê một nhà quản lý chuyên nghiệp để an tâm bước lên chiếc ghế chủ tịch hội đồng quản trị...
  • Đâu là "hồn" của doanh nghiệp?

    27/01/2004Để vươn tới sự phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nhằm tìm hiểu về vấn đề này, một diễn đàn bàn về văn hóa doanh nghiệp do TBKTSG cùng với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 đã được mở tại TP.HCM. Chương trình diễn đàn bao gồm các cuộc tọa đàm, các phát biểu, bài viết liên quan đến văn hóa doanh nghiệp. Mở đầu là cuộc tọa đàm với chủ đề "Văn hóa doanh nghiệp là gì? Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có lợi gì cho doanh nghiệp?".
  • 10 nguyên tắc thành công dành cho doanh nghiệp nhỏ

    29/10/2003Ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới thành lập. Một số thành công nhưng có không ít nửa chừng đã thất bại dù họ có trong tay nguồn vốn và tài nguyên dồi dào. Liệu doanh nghiệp của bạn sẽ phồn thịnh hay chịu chung số phận với hàng ngàn doanh nghiệp thất bại khác? Dưới đây là 10 nguyên tắc giúp bạn tăng trưởng và gặt hái thành công:
  • xem toàn bộ