Im lặng và hứa suông: Hai căn bệnh cần có thuốc đặc trị

08:28 CH @ Thứ Sáu - 14 Tháng Bảy, 2006

Hiện nay nhân dân là các doanh nghiệp đã và đang bị một bộ phận công chức thoái hóa, biến chất hành hạ đủ kiểu và ngày càng tinh vi. Tại kỳ họp Quốc Hội lần này, vấn đề lại được đưa ra thảo luận và việc giải quyết mối quan hệ giữa các công chứclà nhân dân - doanh nghiệp được gọi vớicái tên là: “Cải thiện quan hệ củacơ quan hành chính với dân”. Tên gọi ấy đã đúng chưa? Cần làm gì để làm cho quan hệ này tốt hơn lên?

Cần đặt tên cho đúng

Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định Nhà nước XHCN Việt Nam là "Nhà nướccủa dân, do dân và vì dân".

MộtNhà nước như vậy có nhiệm vụ chính là phục vụ dân, cung cấp cho dân những địch vụ hành chính với chất lượng tốt nhất. Và tất nhiên, nhân dân lao động, trong đó có các doanh nghiệp, phải tổ chức SXKD tạo ra của cải xã hội, tạo việc làm và đóng góp vào ngân sách Nhà nước - tạo nguồn tài chính để duy trì mọi hoạt động của đất nước, bao gồm cả việc trả lương cho các công chức, quan chức. Thế nhưng hiện nay, khi có việc phải đến chốn công đường, người dân nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đang ở vị thế "người đi xin", các công chức, quan chức Nhà nước ở vị thế "kẻ có quyền cho". Những "người chủ” là nhân dân đang bị các "công bộc, đầy tớ, sách nhiễu”. Vì vậy, gọi là "cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân" là không hoàn toàn đúng. Chương trình "cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân phải được đặt lại với cái tên là "Giáo dục nâng cao đạo đức và trách nhiệm của công chức các cơ quan hành chính trong phục vụ nhân dân". Đặt tên cho chương trình hành động như vậy mới đúng bản chất của hiện tượng và mới là dũng cảm nhìn vào thẳng sự thật.

Im lặng và hứa suông - hai căn bệnh nan y

Thủ thuật để hành dân của một bộ phận (tiếc thay, bộ phận này lại không ít) công chức, quan chức thật là đa dạng và tinh vi. Chỉ cần có một chút quyền lực trong tay, không ít quan chức không ngần ngại đặt ra những thủ tục nhiêu khê. phiền hà, đưa nhân dân vào một "trận đồ bát quái” những điều kiện, những cửa ải phải qua. Thậm chí, có trường hợp đặt những điều kiện trái pháp luật một cách trắng trợn. Để qua những cửa ải ấy, hoàn thành những thủ tục ấy, người dân lương thiện buộc phải chi tiền, thậm chí là rất nhiều tiền. Ở vị trí thừa hành, một công chức cũng cố tình kéo dài thời gian để "nghiên cứu hồ sơ", buộc người dân phải chờ đợi và muốn giải quyết công việc kịp thời, đặc biệt là trong kinh doanh ắt phải có "phong bì bồi dưỡng". Tình trạng trên đã là một "nạn dịch" nghiêm trọng ở nước ta.

“Cái kim trong bọc, lâu ngày cũng lòi ra", những thủ thuật hành dân của một bộ phận công chức, quan chức dù tinh vi đến đâu người dân và các doanh nghiệp cũng nhận ra. Báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng vào cuộc và đã chỉ rõ những “tiểu xảo" ấy.

Trước những thông tin của dư luận, không ít cơ quan sử dụng chiêu “im lặng". Ai nói gì cứ nói, những công chức, quan chức thoái hóa, biến chất cứ "mũ ni che tai" và tiếp tục hành dân để làm giàu. Điển hình cho sự im lặng đáng sợ này là những bức xúc trong thủ tục và áp mã số thuế nhập khẩu tại hải quan cửa khẩu những chiêu hành doanh nghiệp của cán bộ thuế. Những thủ tục phiền hà của việc thuê đất, xin Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - nguyên nhân của những cuộc khiếu kiện kéo dài, vượt cấp của nhân dân đã xẩy ra ở nhiều nơi trong thời gian vừa qua.

Bên cạnh sức mạnh của báo chí và dư luận, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép và yêu cầu tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp giữa các cơ quan công quyền với nhân dân và doanh nghiệp. Các kỳ họp của Quốc hội cũng dành thời gian cần thiết để các Bộ trưởng trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội - những đại diện của nhân dân. Trên diễn đàn đối thoại, chiêu "im lặng là vàng" không thể áp dụng được và hứa suông đã được sử dụng một cách triệt để nhằm làm"hạ nhiệt" của những người bị hành. Những quan chức đứng đầu các ngành mà cán bộ dưới quyền có nhiều chiêu hành dân đã tỏ ra "ân hận" và hứa hẹn rất nhiều điều, vẽ ra cho dân nhiều tia hy vọng, chẳng hạn "chúng tôi sẽ nghiêm tức kiểm điểm", chúng tôi sẽ "xử lý kỷ luật một cách nghiêm minh đối với những cán bộ làm sai"... Điển hình cho việc hứa suông trước Quốc hội là Bộ Giáo dục và Đào tạo về chất lượng đào tạo về dạy thêm và học thêm, về chất lượng sách giáo khoa, Bộ Y tế về đạo đức của lương y, về giá thuốc tân dược trong điều trị bệnh. Về thái độ phân biệt đối xử với bệnh nhân khám theo thẻ Bảo hiểm y tế, Bộ GTVT trong việc ngăn chặn tai nạn giao thông...Điển hình cho việc hứa suông trong các buổi đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp là Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan. Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ GTVT, Bộ GDĐT... Tại các cuộc đối thoại này, người có trách nhiệm tỏ ra rất nghiêm túc tiếp thu những ý kiến của dân, thậm chí còn thể hiện sự "dằn vặt đau đớn" trước tình trạng người dân và các doanh nghiệp bị hành. Họ đã hứa rất nhiều. Nhưng “lời nói gió bay", họp xong, hứa rồi, mọi việc trong thực tế vẫn không thay đổi.

Cần có thuốc đặc trị

Câu hỏi được đặt ra là: vì sao một bộ phận công chức, quan chức thoái hóa, biến chất áp dụng chiến thuật "im lặng", "hứa suông" để che chắn cho những hành vi hành dân mà vẫn “bình chân như vại" trên ghế cao quyền lực? Vì sao Đảng và Nhà nước đãcó không ít chỉ thị, nghị quyết và những biện pháp kiên quyết nhưng vấn nạn hành dân trong các cơ quan công quyền không giảm? Cần có liều thuốc đặc trị gì cho căn bệnh này.

Trướchết, nguyên nhân bao trùm là trong một số lĩnh vực, kỷ cương, phép nước của chúng ta không nghiêm.Đảng và Nhà nước luôn luôn lo lắng, quan tâm đến dân, đến vận mệnh của dân tộc trong giai đoạn mới, nhưng các cán bộ cấp trunggian, các viên chức, công chức lại vô tâm, lạnh lùng, thơ ơ trước điều đó. Họ không làm tròn phận sự phục vụ dân, phục vụ doanh nghiệp cũng không ai có ý kiến gì. Họ cứ nói thật hay nhưng không làm theo những điều họ nói cũng không sao. Lương và mọi bổng lộc vẫn đầy đủ. Nghiêm trọng hơn, một bộ phận thoái hóa, biến chất đã hành dân, trấn lột các doanh nghiệp cũng chẳng sao. Ngược lại, họ lại giàu lên nhanh chóng. Và nhờ cái sự “giàu lên" ấy không ít trường hợp lại được thăng quan, tiến chức! Từ nguyên nhân này, liều thuốc đặc trị đầu tiên phải là: lập lại kỷ cương trong công vụ của các cơ quan công quyền. Cần có biện pháp kiên quyết xóa bỏ ngay tình trạng "trên bảo dưới không nghe" và kiểm tra nghiêm khắt hơn về khối lượng và chất lượng công việc của từng viên chức, công chức.

Thứ hailà, các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay đã và đang được thiết kế phiến diện, một chiều tức là chỉ đưa ra những chế tài xử lý với người dân và các doanh nghiệp. Chế tài xử lý đối với các viên chức, công chức, quan chức Nhà nước - bộ phận đặc biệt quan trọng trong việc thực thi pháp luật - lại không được đề cập hoặc chỉ đề cập một cách chungchung, mờ nhạt. Hiện tượng này đặc biệt rõ trong các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến hoạt động của doanhnghiệp, ở đó chúng ta có thể thấy cụm từ "Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm...", "Cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ...", "Cơ sở kinh doanh phải..." xuất hiện với một tần số khá lớn và khá chi tiết, còn cơ quan công quyền thì chỉ được nhắc đến với cụm từ “có quyền”. Từ nguyên nhân này, liều thuốc đặc trịthứ hai là: cần sòng phẳng hơn giữa người dân, các doanh nghiệp và các cơ quan công quyền trong việc thực thi pháp luật. Phải khẳng định rằng, nhân dân, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý trong bộ máy công quyền đều là đối tượng thực thi pháp luật. Vì vậy, văn bản Luật và cácLuật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn phải có những chế tài cho tất cả các đối tượng liên quan.

Thứ ba, là sự xuống cấp quá nhanh về đạo đức và nhân phẩm của một bộ phận CNVC. Nguy hiểm hơn cả là nạn "sùng bái đồng tiền”. Nạn “sùng bái đồng tiền” lại nguy hiểm hơn gấp nhiều lần khi nó án ngữ trong các CNVC - những người do công việc được giao đã tự nhiên có một quyền lực nhất định với nhân dân. Khi "sùng bái đồng tiền", mọi hành xử của con người chỉ có một mục đích là tạo ra được thật nhiều tiền, dù bằng bất cứ biện pháp nào. Nhân phẩm, đạo đức, danh dự...đều đần dần rơi mất. Có thể nói,đây là nguyên nhân sâu xa, tiềm ẩn và khắc phục nó quả là không dễ. Từ đó liều thuốc đặc trị thứ ba phải được “kể" ra là: áp dụng ngay những biện pháp quản lý và kiểm soát về mặt đạo đức, nhân phẩm của CNVC. Người không có đức thì không sử dụng được vào việc gì.Đó là vấn đề mang tính quy luật. Cần loại bỏ ngay khỏi hàng ngũ công chức, viên chức những phần tử đã thoái hóa, xuống cấp về đạo đức và nhân phẩm…

Im lặng và hứa suông

Quả là haicăn bệnh nguy hiểm. Cải cách hành chính, nâng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế phù hợp với yêu cầu của tiến trình hội nhập chỉ có thể thực hiện thành công khi hai căn bệnh nguy hiểm trên được điều trị tận gốc.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công chức thiếu động lực và kỹ năng để làm việc tốt ?

    16/10/2014Theo điều tra của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, 43% cán bộ công chức và 33% công dân và doanh nghiệp cho rằng công chức không đủ trình độ và khả năng giải quyết công việc...
  • Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

    09/06/2014Nguyễn Trần BạtViệc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý...
  • Đổi mới kinh tế cho ai?

    22/06/2006Cẩm Hà ghiJomo Kwame Sundaram (trợ lý Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc) với tư cách là một nhà kinh tế phát triển, một người bạn của Đông Nam Á, tôi đã rất quan tâm theo dõi tiến trình công cuộc đổi mới ở VN trong những năm qua. Và tôi thật sự tin rằng những bài học của VN trong tái thiết và phục hưng mạnh mẽ nền kinh tế đã vươn xa ngoài biên giới VN và vươn ra cả bên ngoài khu vực Đông Á...
  • Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta

    17/06/2006Nguyễn Tấn HùngVấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi không chỉ cần nắm vững mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mà còn cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa chúng...
  • Một số vấn đề tâm lý học trong quản lý hành chính ở nước ta hiện nay

    30/04/2006Ths. Tô Ngọc QuyếtSau 15 năm đổi mới và mở cửa, cải cách hành chính được xem như một bộ phận cấu thành của cải cách xã hội - chính trị ở nước ta và đang được nhận thức một cách ráo riết, triệt để hơn để hỗ trợ, thúc đẩy việc cải cách kinh tế xã hội...
  • “Lương, cỡ nào cũng sống được - thế mới lạ!”

    23/03/2006Mai LanGiáo sư Hoàng Tụy vẫn thường kêu lên như thế mỗi khi ông phải giải đáp băn khoăn của tôi về những sự việc “không thể hiểu” được trong giáo dục và khoa học. Lần này cũng thế, khi đề cập đến tệ nạn tham nhũng ông lại bắt đầu gọn lỏn: lương thế này thì chống tham nhũng sao nổi!
  • Những yếu kém cần phải thay đổi trong hệ thống

    12/02/2006Nguyễn Trung"Tha hóa và bất cập trong hệ thống chính trị và quản lý nhà nước có nguyên nhân nằm trong hệ thống, khắc phục những yếu kém này nhất thiết phải khắc phục những yếu kém của hệ thống".
  • Cải cách là xoá bỏ các rào cản

    18/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngCải cách gắn với thời đại và với việc phát huy tiềm năng của con người. Vì thời đại chúng ta đang sống là thời đại của toàn cầu hoá nên cải cách chính là việc tìm cách trở thành một khâu không thể thiếu trong quy trình sản xuất hiện đại và toàn cầu hóa của thế giới...
  • Đồng bộ

    17/01/2006Hà Văn ThịnhChuyện ở nước Thụy Điển xa xôi - nơi người dân có mức sống cao vào loại nhất nhì thế giới: Để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm và kẹt xe, chính phủ cho thu "thí điểm" thuế qua cầu vào thành phố những giờ cao điểm. Hiệu quả đạt được trên cả bất ngờ: Giảm 15% lượng xe lưu thông trên đường phố. Hai bài học đáng nghĩ: Đồng bộ và thí điểm.
  • Minh bạch và công khai

    14/01/2006Đậu Anh Tuấn - Ban Pháp chế, VCCIMinh bạch là một khái niệm khá trừu tượng. Để đo lường tính minh bạch là một công việc hết sức khó khăn. Nhiều người vẫn thường hiểu minh bạch đồng nghĩa với công khai. Thực ra, khái niệm minh bạch là khái niệm rộng hơn, nó bao gồm cả cơ hội, tính bình đẳng trong tiếp cận thông tin, tính tin cậy, nhất quán của thông tin, tính dự đoán trước được và sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin...
  • Nói và Làm

    21/12/2005Phan Hồng Giang...một chân lý mà ai cũng dễ thấy: sống trên đời này để lời nói đi đôi với việc làm thật khó lắm thay!
  • Không thể bó chặt cơ thể con mình

    17/12/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngNếu chiếc áo đã trở nên quá chật so với cơ thể đang lớn lên của đứa con thì bạn sẽ làm gì? Nới rộng chiếc áo, hay bó chặt cơ thể của con mình lại? Phương án mà lãnh đạo Hà Nội đã từng chọn là bó chặt cơ thể đứa con lại...
  • Hỏi và trả lời

    28/11/2005Nhà văn Nguyễn Quang ThânNgười dân không biết điều gì thì hỏi, cán bộ biết thì giải thích, giải thích không thông dân lại chất vấn và lại trả lời. Dân tin mới hỏi. Người trả lời thật lòng, không sĩ diện giấu dốt, cũng không thủ đoạn đối phó với dân. Ôi...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • xem toàn bộ