80 năm trước Phan Khôi viết báo Tết

08:23 SA @ Thứ Tư - 22 Tháng Giêng, 2014

Nhà văn, học giả Phan Khôi (1887-1959) không chỉ là người khai sáng phong trào mới với bài Tình già nổi tiếng, ông còn là một nhà báo với nhiều bút danh khác nhau như Tân Việt, Thông Reo, Chương Dân, Khải Minh Tử… Trên nhiều báo đương thời từ Nam chí Bắc. Đặc biệt, ông viết khá nhiều bài về Tết.

Trên mặt báo, với nhiều bài nghiên cứu sâu rộng về nhiều lĩnh vực ông còn tạo ra nhiều cuộc bút chiến sôi nổi và nhất là những bài trong mục Chuyện hàng ngày sinh động, cho thấy bút lực sung mãn của ông.

Trong Chuyện hàng ngày những lăm 1928, 1929 và 1930 mà nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sưu tầm cho in thành sách, tôi chú ý đến những bài viết của ông liên quan đến chuyện Tết khá thú vị.

Chuyện ông Táo về trời

Từ trước hăm ba tháng Chạp, cụ Phan đã viết liền nhiều bài về tục lệ, táo quân... và cả những chuyện thời sự độc đáo trên đời của “giống thú biết mặc quần” như cách tìm chữ tài tình vốn có của ông vào lúc đó. Ở làng Quán Khái đông có 388 người hai năm liền quan huyện gửi giấy thu thuế đều ghi cùng một tuổi. Năm trước 30 tuổi, năm nay cũng vậy! Cái tính quan liêu, đại khái của nhà đương cục thực dân phong kiến đó được Phan Khôi “nện” cho hết sức cay độc: “Nếu vậy thì cái Tết vừa rồi họ ăn Tết mới phải. Vì nếu có Tết thì mỗi người phải thêm một tuổi!... Không có Tết thì người đóng thuế cứ bé hoài, cứ đóng thuế hoài, không đời nào ra lão, chỉ khi nào chết mới hết đóng thuế, như vậy có phải lợi cho chính phủ không?”.

Rồi chuyện “đi Tết” cho quan ngành thanh tra thuốc phiện người Pháp, Phan Khôi cũng không tha. Ông viết: “Trong xã hội có bao nhiêu hạng người thì cảm giác đối với ngày Tết cũng phải có bao nhiêu thứ khác nhau, biết sao mà nói".

Nhưng với tư cách nhà báo, Phan Khôi có những “cảm giác” rất rõ ràng và xác tín.

Sau khi đưa ông Táo về trời, dưới bút danh Tân Việt trên báo Thần Chung, Phan Khôi viết rằng dưới thế gian có chi lạ đâu mà phải lên trời tấu trình: “Mạnh cũng cứ ăn hiếp yếu, giàu ỷ thế lấn nghèo, người quân tử thì phải chịu khốn khó, đứa tiểu nhơn lên xe xuống ngựa, đàn ông cứ thả mèo, đàn bà cứ ghen như chết... Từ khi có thế gian đến nay, tôi tưởng loài người chẳng có chi gọi là thay đổi...”. Biểu ông Táo làm thinh mà Phan Khôi thì tố cáo bao nhiêu bất công của xã hội thuộc địa với những dòng đanh thép đó vậy! Thật là một nghệ thuật “lạ hóa” điêu luyện trong tài năng và cách nhìn của ông!

21 triệu năm nữa mới bỏ được ăn Tết!

Té ra hồi cách đây cả 80 năm, trên mặt báo quốc ngữ còn non trẻ cũng đã có chuyện bàn cãi có nên ăn Tết ta hay không rồi. Số báo Tết Thần Chung năm 1929, Phan Khôi thọc ngay từ cái tít bài : "E! khi cái Tết năm nay là cái Tết chót!”. Và sau Tết, ở số tân niên ông lại viết “21 triệu năm nữa mới bỏ được ăn Tết” là vì: Trong dịp nghỉ Tết, ông đã bắt gặp một vị từng viết bài kêu gọi không ăn Tết lại đi đón giao thừa. Hỏi ra thì vị này bảo… sang năm mới không ăn Tết, còn một năm nữa. Cụ viết: “Thật thế, chánh ngay người chủ động bỏ cái thuyết ăn Tết cùn còn cần đến một năm nữa mới thi hành, huống chi là kè khác. Và theo số biên kê vừa rồi, dân An Nam mình đồng trên 21 triệu, mỗi năm chỉ hóa đặng có một người là mau nhứt, thì có phải là trên 21 triệu năm nữa cái cuộc cổ động bỏ Tết mới có kết quả chăng? Mấy ông bạn mình họ bền chí thiệt!”.

Cụ Phan biết không thể bỏ một phong tục đã ăn sâu ngàn đời nay rồi trong văn hóa Việt, nhưng vẫn nhẹ nhàng phê phán những thói phô trương không cần thiết của một số người học đòi lối sống trưởng giá trong xã hội đương thời: “Trong xã hội, càng những kẻ to đầu chừng nào, cục lo lại càng lớn”. Người nghèo lo Tết là lo cái ăn cái mặc, lo nợ đời, con không có quần áo mới. Nhà chí sĩ lo năm mới sắp đến mà trăm công nghìn việc chưa nên được việc gì. Tác giả cũng lo “trăm năm thân thế chẳng còn là bao; con đường đời còn trải khắp đó đây, tấn tuồng đời lại càng trông thấy lắm trò chướng ta gai mắt...” Phan Khôi lại chỉ ra và phê bình không tiếc lời những việc cúng bái vô vị, hoang phí, vọng ngoại trong những ngày Tết ở những nơi có lễ hội mà quên đi việc tưởng nhớ thiết thực đối với những “danh nhơn” của dân tộc.

Trước Tết đã viết, trong và sau Tết cũng viết. Dù viết chuyện cười cợt hay chuyện đứng đắn, Phan Khôi đều cho thấy một tâm hồn ngay thực của một người cầm bút. Có lẽ, bài khai bút đầu năm 1929 trên báo Thần Chung của ông là toát nên tấm lòng cao cả ấy trong những dòng tâm sự với cây bút: “Nay đang lúc tiếng pháo vừa thưa, hơi trầm mới lạt, Tân Việt giờ miếng cũ với một tuổi mới trịnh trọng giở ngọn bút mà viết câu chuyện mở hàng... Bút ơi, bút ơi... Ta vẫn tin ở người lắm;... Người cố lên, năm còn rộng, tháng còn dài, con đường tiền lộ thênh thênh, người cùng ta hàm súc biết bao là hy vọng...”.

80 cái Tết đã trôi qua trong làng báo nước nhà, đọc lại Phan Khôi, để cùng ông hy vọng về một “con đường tiền lộ thênh thênh” của báo chí nước nhà.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: nhiều mâu thuẫn, phá hoại, thiếu khiêm nhường

    13/04/2018Vương Trí NhànChẳng có mặt nào của tính cách người Việt lại không có mặt bù lại và không gợi ra ngay tức khắc một bằng chứng ngược lại. Chúng ta đã nói vế tính biếng nhác và sự uể oải của người Việt, nhưng người ta chẳng thấy nơi nào trên thế giới một dân tộc cần cù như vậy...
  • Tưởng niệm về Phan Khôi

    26/03/2017Họa sĩ Trần Duy*)Tên ông Phan Khôi tôi được nghe lúc tôi còn học trường Trung học Khải Định tại Huế. Năm 1947-1948, tên nhà văn Phan Khôi lại đến với tôi trong một hội nghị văn hóa tại Hạ Hòa, Phú Thọ, sau đó là lớp chỉnh huấn tại Việt Bắc...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: thô tục, vô duyên, luộm thuộm

    30/09/2015Vương Trí NhànNói tục, nói bẩn chắc hẳn không người nước nào bằng người An Nam ta. Lắm câu chửi rủa của ta không tiếng nước nào dịch nổi, giả sử những người nói ra có nghĩ đến nghĩa từng tiếng thì đứa nặc nô(1) cũng phải đỏ mặt đến lòng trắng mắt. Thử ngẫm mà xem, những câu ấy có nghĩa lý gì đâu...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thị hiếu tầm thường, Thời gian phí phạm

    06/09/2015Vương Trí NhànNgười Nam mình chưa cái gì là cái khéo. Mà càng bắt chước Tây bắt chước Tàu bao nhiêu càng xấu bấy nhiêu...
  • Đông Kinh Nghĩa Thục, thử nhìn từ một góc độ khác

    02/07/2015Nguyên NgọcCó một tư liệu có lẽ có thể cung cấp cho chúng ta một câu trả lời độc đáo và thuyết phục, hoặc ít nhất, một gợi ý rất đáng để tiếp tục suy ngẫm, không chỉ để hiểu một quá khứ lịch sử quan trọng, mà còn có thể giúp ta suy nghĩ về những vấn đề đang đặt ra trong phát triển của chính chúng ta hôm nay...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Gánh nặng đông dân, lỗi giáo dục, kiêu ngạo hão huyền

    14/05/2015Vương Trí NhànTính thiếu lo xa, sự đam mê vô độ cờ bạc và lòng tin ngây thơ vào sự cứu giúp của may rủi và cúng lễ, những sự kình địch giai cấp nẩy sinh từ những phân biệt giả tạo, đầu óc thích kiện cáo...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ai mạnh thì theo; Biếng nhác, vô cảm

    14/04/2015Vương Trí NhànHiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều người có tâm lý sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc hoặc có đủ ruộng chỉ còn thích ăn không ngồi rồi...
  • Thói hư tật xấu của người Việt : Quan lớn như hạ lưu, Ảo tưởng thoái hóa, trì trệ bất lực

    09/04/2015Vương Trí NhànNghĩ như những người quan cao chức lớn, cửa rộng nhà to, mũ áo đai cân, mày đay kim khánh mà gian tham xiểm nịnh, bất nghĩa vô lương hút máu hút mủ của dân thứ để nuôi béo vợ con...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Co mình trong hủ lậu, Văn nặng về đùa giỡn, Lười và hay nói hão

    06/04/2015Vương Trí NhànKìa những kẻ ham mê đàn sáo, đầu hồ, bài lá, cờ tướng, đố thơ, đánh chữ, số tướng, địa lý, phù thủy ngày ngày dốc cả trí khôn vào những thứ vô dụng, sống say chết mộng, chả kể làm gì. Những hạng cao hơn, đỗ đạt lên một tý được cái tiếng quèn đã vội khủng khỉnh ta đây kẻ cả, tự xưng là bậc giữ gìn thế đạo...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: trống rỗng, dễ dãi, chê bai bừa, thô lỗ

    11/11/2014Vương Trí NhànỞ các làng quê đâu đâu cũng thấy một sự mê muội bướng bỉnh gian dối, đâu đâu cũng thấy những thói rượu chè cờ bạc khao vọng ma chay kiện cáo. Sự nghèo nàn về tinh thần và từ khi nền học cũ đã tàn, sự thiếu thốn về luân lý đổ thêm vào sự đói rét và ốm đau để làm cho người dân quê Việt Nam cực kỳ khổ sở...
  • Sơ lược về đời làm báo của Phan Khôi

    09/10/2014Lại Nguyên ÂnPhan Khôi (1887-1959) can dự văn chương không hiếm khi với tư cách người sáng tác (làm thơ, viết truyện ngắn, truyện dài) nhưng thường khi với tư cách người bình luận, người nghiên cứu, hoặc với tư cách dịch giả. Hoạt động của ngòi bút ông gắn với báo chí đến mức di sản của ngòi bút ông có cơ mất hút trong mắt các lớp hậu thế nếu họ chỉ đi tìm ông theo cái kênh dễ soi là sách xuất bản thời trước và do vậy chỉ thấy được một ít văn phẩm (Chương Dân thi thoại, Việt ngữ nghiên cứu, …) dường như chưa xứng tầm cỡ tác giả!
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thật như dối, Hợm hĩnh, Voi nan

    25/06/2014Vương Trí NhànVăn chương ta từ trước từ nay vì bó buộc quá đỗi nên luôn luôn đi bên cạnh sự giả dối, sự bịa đặt. Nhà văn chỉ lo viết thế nào cho đúng với lẽ phải của xã hội mà không cần đúng với sự thật tự nhiên...
  • Phan Khôi (1887 - 1959)

    22/06/2009Ông thuộc số những trí thức hàng đầu có công tạo ra mặt bằng tri thức và văn hóa cho xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, nhưng khác với họ, ông thể hiện mình ở vai trò phản biện, và sự phản biện đó đem lại chiều sâu mới cho tri thức.
  • Phan Khôi - Hai thái cực trong tính cách

    13/04/2009Phan TrảnCho đến nay, chúng ta có thể biết nhiều về sự nghiệp trứ thuật của Phan Khôi, nhưng ít ai biết ông trong cuộc sống đời thường với tư cách một người cha. Những mẩu hồi ức đời thường của người con trai thứ của ông - ông Phan Trản sẽ giúp bạn đọc biết thêm vài khía cạnh của một chân dung đã lùi xa vào quá khứ, nhưng di sản của chân dung đó vẫn đang đồng hành cùng chúng ta...
  • Cách ngôn luận của người Á Đông

    13/04/2009Phan KhôiCó người Tàu bẻ cái học thuyết Tôn Văn mà lại nhè kêu Tôn Văn là con heo, là ngu xuẩn. Người Á Đông ta, Tàu cũng vậy mà An Nam cũng vậy, không tinh thông luận lý học, cho nên trong khi ngôn luận, chẳng noi theo khuôn phép mà cứ nói già miệng để cầu hơn, nhiều khi lại nói hỗn ẩu vô lễ nữa. Sự đó, nói thiệt tình mà nghe, tỏ ra các dân tộc Á Đông ta còn chưa thoát hết cái tánh tình dã man, thật là một điều mà ta đáng lấy làm xấu hổ vậy.
  • Tìm lại chân dung một nhà báo hàng đầu Việt Nam

    20/06/2006Hôm nay, chúng ta ít nói đến nhà báo Phan Khôi - một nhà báo tài năng, một người cổ vũ cho tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân. Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới lạ, đa văn hóa từ Hongkong, Trung hoa dân quốc, Nhật bản, Pháp...
  • xem toàn bộ