Ai lo giữ mái nhà chung

08:54 CH @ Thứ Tư - 27 Tháng Bảy, 2011
Bóng ma từ quá khứ, bài viết "Ai lo giữ mái nhà chung" tôi đã gửi tờ báo SGTT từ ngày 08/07/2009, sau hơn 2 năm chờ biên tập và hiệu đính, ngày 18/07/2011 bài viết ngắn ngủi này mới được đăng. Sao mà sợ Tàu đến thế, sợ hàng Tàu, sợ đưa tin "xấu" về nước Tàu, ... ở đâu tôi cũng bắt gặp những nỗi sợ hãi...

SGTT.VN - Đối diện với cơn lũ hàng hoá Trung Quốc thời nay là một khó khăn toàn cầu, nhiều nước mạnh và giàu cũng phải chống đỡ chúng một cách khó khăn, song có thành trì nào mạnh mẽ hơn niềm tin của nhân dân?

Sữa vừa đắt vừa có nguy cơ nhiễm melamine, đồ chơi trẻ em, quần áo nhiễm độc hại sức khoẻ, đồ gỗ, kính xây dựng, thép chất lượng thấp đang muôn nẻo đổ về nước ta. Xuất đi 1 đồng, nhập về 5 đồng hàng hoá từ nước láng giềng phương Bắc, càng tăng thương mại, chúng ta càng tạo nhiều công ăn việc làm cho người nước ngoài. Ai lo sức khoẻ và bảo vệ quyền lợi người dân trước hàng ngoại nhập kém phẩm chất? Mái nhà chung, ai bây giờ lo giữ?

Của đau con xót, ai thiệt trước phải kêu trước. Các hãng sản xuất kính xây dựng trong nước dường như đã thành công bước đầu trong việc kêu gọi chính quyền nước ta thử sức với biện pháp tự vệ. Thì cũng thế, nếu các hãng sản xuất quần áo trong nước bị chèn ép bởi quần áo giá rẻ nước ngoài, họ phải đoàn kết thành một khối và kêu lên. Không thể chờ trời cứu, nếu cho rằng quần áo, vải vóc, phụ liệu dệt may ngoại nhập có chứa formaldehyde hại cho da, các hãng quần áo trong nước phải tự lo quyên tiền cho nghiên cứu và chủ động thuyết phục tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm ngăn hàng kém phẩm chất, bảo vệ sức khoẻ con người, mà cũng là bảo vệ hàng nội.

Cũng như thế, quan chức nào mà thạo về tiêu chuẩn đồ chơi trẻ em hơn chính những nhà sản xuất đồ chơi? Nếu doanh nghiệp không tự lo liên kết, không quyên tiền để nghiên cứu xây dựng chuẩn, có ở xứ nào quan viên nhà nước bỗng dưng sốt sắng lo thay doanh nghiệp. Ngăn cản hàng ngoại nhập kém phẩm chất một cách tốt nhất, kín đáo nhất, hợp pháp nhất thời nay chính là bằng các hàng rào kỹ thuật. Các hàng rào ấy phải do doanh nghiệp trong nước hợp sức nghiên cứu và đề xuất, kiên trì bền bỉ vận động chính quyền chấp nhận và thực hiện. Nếu giỏi kiếm tiền mà không thạo nghiên cứu, các hiệp hội doanh nghiệp có thể tài trợ để lập mới hoặc thuê các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học hay các nhà trường nghiên cứu giúp. Dưới sức ép và vận động tài chính từ khu vực doanh nghiệp, nghiên cứu và đề xuất ý tưởng từ các viện nghiên cứu, cộng với dư luận xã hội được truyền tải qua báo chí, các chính sách ngăn cản khôn khéo mới có thể hình thành.

Thụ động và chậm phản ứng với hàng ngoại nhập kém phẩm chất, độc hại là cái giá chúng ta phải trả cho tư duy xây dựng hiệp hội nặng tính hành chính từ trên xuống dưới; những hiệp hội bên cạnh nhà nước, dẫn đường và đôi khi nói thay nhà nước; cán bộ hiệp hội đôi khi hành xử tựa công chức, cũng ỷ lại, chờ chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện từ bên trên. Chậm phản ứng cũng còn là cái giá chúng ta phải trả cho sự thiếu các trung tâm phản biện và dự báo chính sách độc lập. Quan chức nhà nước không hiếm người thông minh và đầy sáng tạo; song trong một bộ máy quyền lực mang tính tuân thủ, dường như chấp hành phổ biến hơn cạnh tranh ý tưởng. Lợi ích gần bó viễn kiến xa xôi. Chính vì thế, một đạo luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đã được ban hành từ những năm 2006, song cho đến nay đụng đến đâu chúng ta vẫn thiếu chuẩn ở đó.

Hàng ngoại nhập kém phẩm chất đâu dễ tung hoành nếu người mua khó tính. Người dân nước ta hiền lành và quen thiếu thốn, thiếu tự tin khi từ chối và tẩy chay hàng ngoại nhập kém phẩm chất, không thể mong qua một đêm họ có thể trở thành người mua khó tính. Chỉ có điều ai chẳng lo cho sức khoẻ và mong cho con cháu được an lành; người Việt nào mà chẳng tiết kiệm, muốn sắm cái mình cần với chi phí hợp lý, thêm nữa người Việt nào mà chả dư lòng yêu nước, mến yêu hàng hoá Việt. Chính quyền, nếu muốn khéo léo giúp người mua Việt Nam từ dễ dãi trở thành người mua khó tính, cũng có thể nghĩ ra nhiều cách để làm.

Thụ động và chậm phản ứng với hàng ngoại nhập kém phẩm chất, độc hại là cái giá chúng ta phải trả cho tư duy xây dựng hiệp hội nặng tính hành chính, cho sự thiếu các trung tâm phản biện và dự báo chính sách độc lập.
Ồn ào chốc lát rồi lại chìm xuồng, quan chức địa phương người nọ chỉ người kia, có ai sốt sắng lo cho phẩm màu chế biến thức ăn, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng… trôi nổi không rõ nguồn gốc, song thường cũng được nhập từ nước ngoài chẳng mấy xa kia. Hè về, cô thợ may nghèo nào có rõ formaldehyde là gì mà chỉ lựa áo rẻ làm vui con trẻ. Cô ấy sẽ đắn đo hơn, nếu báo chí, tờ rơi, nếu chính quyền trực tiếp hoặc khéo léo nhờ đoàn thể của mình công bố mọi thông tin có thể có hại cho sức khoẻ từ quần áo rẻ tiền kém phẩm chất.

Nếu lãnh đạo ít ra ở cấp xã được bầu trực tiếp, nếu thành viên hội đồng nhân dân ở địa phương gắn bó tự nhiên hơn với cử tri, những người dân biểu ấy sẽ đeo bám và hối thúc chính quyền mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, trong thời của mở cửa và tự do thông tin, dù rằng sự trung thành của các quan chức chính trị cần được đề cao, thì đối với cấp chuyên viên tư vấn cần đề cao kỹ trị. Chỉ có một bộ máy chính quyền bị thách thức và soi xét liên tục bởi ý kiến nhân dân, mới mong biết cách phản ứng một cách khôn ngoan để bảo vệ nhân dân trước những nguy cơ lâu dài, mà cụ thể là của hàng ngoại nhập kém phẩm chất.

Bó hẹp bởi những lợi ích địa phương, thoả hiệp với những nhóm quyền lực đặng duy trì chức vụ của mình, trong cấu trúc quản trị quốc gia chúng ta thấy nổi lên hầu hết là lợi ích các tỉnh, các ngành mà thiếu vắng các thiết chế đại diện cho lợi ích toàn quốc gia. Lúi húi với những dan díu quyền lợi hẹp, ai sẽ lo cho mái nhà chung?

Giới doanh nhân dũng cảm, giới chức cầm quyền có liêm sỉ, giới trí thức có bản lĩnh độc lập, nếu từng ấy lực lượng góp phần dẫn dắt và trung thực phục vụ những người dân được mở mang tâm trí, chúng ta không lo thiếu người và nguồn lực để giữ mái nhà chung. Đối diện với những cơn lũ hàng hoá Trung Quốc thời nay là một khó khăn toàn cầu, nhiều nước mạnh và giàu cũng phải chống đỡ chúng một cách khó khăn, song có thành trì nào mạnh mẽ hơn niềm tin của nhân dân? Một cuộc cải cách dường như rất cần để giúp chính quyền nước ta vừa gần dân, vừa mạnh mẽ và hiệu năng hơn.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lao động của chúng ta bắt đầu tụt hậu

    15/06/2016“Việt Nam đã bắt đầu tụt hậu so với các nước trong khu vực về sức tiếp thu kỹ năng lao động” - Nhận định trên được đưa ra trong một dự án nghiên cứu về lao động việc làm do Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam chủ trì...
  • Vấn đề Biển Đông: Phải giúp nhiều người Trung Quốc tỉnh ngộ!

    27/07/2011Hoàng Hạnh (thực hiện)“Một số người Việt trong nước chưa hiểu hết các sự kiện đã và đang xảy ra, kiều bào thiếu thông tin. Không chỉ vậy, khá đông người Trung Quốc đang bị phương tiện truyền thông nước họ “đánh lừa” nên hiểu sai về Việt Nam”.
  • Phải ý thức để gìn giữ và bảo vệ không gian sống

    19/07/2011Ông Nguyễn Trần Bạt trả lời phỏng vấnGần đây báo chí có những thông tin về chuyện ở vùng Vĩnh Long có hiện tượng người Trung Quốc núp bóng dân địa phương thuê lại đất làm nông nghiệp. Khi phân tích hiện tượng...
  • "Cần có trái tim nóng và cái đầu lạnh”

    19/07/2011Vũ KhoanCác quốc gia tuy chia sẻ một số lợi ích chung song luôn có những lợi ích riêng, nhiều khi "vênh nhau", thậm chí trái chiều nhau, nên trong quan hệ quốc tế luôn diễn ra quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh nhưng không nhất thiết lúc nào cũng đưa tới xung đột quân sự. Quan hệ quốc tế của nước ta cũng không phải ngoại lệ. Vấn đề chỉ là xử lý thế nào cặp quan hệ đó cho có lợi nhất đối với đất nước...
  • Cần chỉ rõ sự mơ hồ

    16/07/2011TS. Nguyễn Quang ACách nói mơ hồ được phía Trung Quốc sử dụng khiến dư luận Trung Quốc và thế giới hiểu lầm. Báo chí Việt Nam nhiều khi chưa để ý và nhắc lại cách nói đó mà không chỉ ra sự thật...
  • "Điều khiến Trung Quốc sợ và không ngờ tới"

    14/07/2011Chuyên gia 10 năm ở Bắc Kinh Dương Danh Dy“Sức mạnh của dân tộc và thời đại, cộng thêm sự khôn khéo, biết điều, sáng tạo, dám có đột phá trong đường lối chính sách đối ngoại chính là sự bảo vệ có hiệu quả nhất chủ quyền biển đảo của nước ta lúc này”, đó là lời chia sẻ của ông Dương Danh Dy - người từng có 10 năm làm công tác ngoại giao tại Trung Quốc với báo Giáo dục Việt Nam...
  • “Trung Quốc sẽ nhận một bài học xác đáng”

    14/07/2011Huyền AnhĐó là nhận định của Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Lê Mã Lương, người nổi tiếng với câu nói "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù..." khi trao đổi với Báo GDVN về vấn đề biển đảo của dân tộc...
  • Còn bạn sẽ làm gì trong tình hình Biển Đông căng thẳng hiện nay?

    13/07/2011Giáo sư Carlyle A. Thayer- Nếu là một người Việt Nam ông sẽ làm gì lúc này?
    - Nếu là một người Việt Nam tôi sẽ bày tỏ sự lo ngại với chính phủ Việt Nam về nguy cơ về chủ quyền quốc gia do hành vi của Trung Quốc gây ra...
  • Biển Đông: Mặt Trận không tiếng súng

    09/07/2011Lê Hồng NhậtTrong chuỗi các tranh chấp về chủ quyền gần đây giữa Trung quốc với Việt Nam và Philippins ngay tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước này, khiến cho dư luận lo ngại nguy cơ chạy đua vũ trang, gây mất ổn định khu vực, và nêu ra sự cần thiết có cơ chế an ninh khu vực đủ hiệu quả để ngăn chặn nguy cơ này. Người viết bài này cho rằng, nguy cơ chạy đua vũ trang của các nước nhỏ trong vùng quanh Biển Đông sẽ không phải là xu thế chủ đạo...
  • xem toàn bộ