Nhà vật lý Albert Einstein và những lá thư chứa đầy bí mật bất ngờ

09:00 SA @ Thứ Hai - 31 Tháng Tám, 2009

GS Fans Rush, khi đó là giảng viên vật lý tại một trường đại học kỹ thuật ở Trực Lệ (tên gọi của tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc trước năm 1928) mở cái phong bì thư cũ kỹ ra. Trong đó là một tờ giấy có dính những vết mực, được ghi bằng nét chữ nguệch ngoạc như của trẻ con.

Năm 1921, lá thư này đã phải vượt qua một đoạn đường xa từ nước Đức tới tận Trung Hoa. "Tôi đang phải sống một cuộc sống náo động và vội vã. Tôi không có cả thời gian để dừng lại mà suy ngẫm nữa. Những phát minh vĩ đại, đó là sứ mệnh của những người trẻ chứ không phải của tôi" - người viết lá thư này than thở với GS. Người đó chính là Albert Einstein.

Lá thư trên của Einstein là một trong những tài liệu lần đầu tiên được công bố trong tập 12 của bộ toàn tập các tài liệu liên quan tới nhà bác học vĩ đại này. Lá thư được các nhân viên của Viện Kỹ nghệ California biên soạn và vừa được công bố trong mùa hè năm 2009. Trong bộ toàn tập có hơn 100 lá thư cũng như một số bài trả lời phỏng vấn và bài giảng của Albert Einstein.

GS Rush không nhìn thấy bất cứ sự làm mình làm mẩy nào của Einstein trong những lời than phiền đó. Khi nhà vật lý vĩ đại viết lá thư trên, những công trình chính yếu của đời ông - lý thuyết tương đối hẹp và lý thuyết tương đối tổng quát - đều đã được hoàn thành. Einstein dần dà ít quan tâm hơn tới vật lý và từ một nhà bác học chỉ được một hữu hạn không đông những nhà vật lý biết tới đã trở thành một "người của công chúng" trên quy mô toàn cầu.

Những lá thư mới được công bố năm nay của ông đã giúp chúng ta nhìn thấy ông dưới một ánh sáng tương đối bất ngờ - ông đã bớt phần là một nhà vật lý lý thuyết và thêm nhiều phần là một ... nhà hoạt động chính trị xã hội. Nhưng có lẽ đổ thêm dầu vào lửa của những cuộc tranh luận lịch sử sẽ là những tài liệu khác nữa, cũng có trong bộ toàn tập trên. Những tài liệu này có thể được sử dụng để gián tiếp chứng tỏ rằng, khi xây dựng những lý thuyết khoa học của mình, Einstein có thể đã sử dụng kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học khác mà lại không nêu tên của họ ra.

Lý thuyết và thực tế

Năm 1921, Einstein lần đầu tiên sau nhiều năm rời khỏi ngôi nhà của mình ở Berlin để đi du lịch tại châu Âu và châu Mỹ. Ông đã nay đây mai đó tới hơn một năm rưỡi và chỉ riêng ở Mỹ đã đọc tới 17 bài giảng về các lý thuyết khoa học của mình.

Nhưng mục tiêu chính trong chuyến đi sang bên kia đại dương, tới châu Mỹ, của ông không phải là quảng bá khoa học, mà là để tìm kiếm phương tiện. Nhà vật lý vĩ đại quyên góp tiền để xây dựng một trường đại học tổng hợp Do Thái. Cũng ở Mỹ, Einstein đã tham gia quyên góp tiền ủng hộ cho việc xây nhà định cư cho người Do Thái ở Palestine. Với Einstein, tham gia vào đời sống chính trị xã hội không thể là việc xa lạ. Chỉ có một điều duy nhất mà ông luôn bác bỏ: đó là sự dính líu tới bất cứ một tôn giáo nào. "Tôi không có ý định vào bất cứ một cộng đồng tôn giáo nào và sẽ tiếp tục không theo bất cứ một tín ngưỡng nào" - nhà vật lý vĩ đại viết trong thư gửi cộng đồng Do Thái ở Berlin như thế.

Tất nhiên, những hành động như thế của Einstein đã không được những nhân vật thủ cựu hay cực đoan trong cộng đồng các nhà khoa học ở Đức tán thành. Và những người này đã lên tiếng phê phán ông. Thậm chí ngay cả nhà hóa học từng được giải thưởng Nobel năm 1918, Fritz Haber, đã công khai gọi những mối quan hệ trong các chuyến du lịch ra nước ngoài của Einstein là "phản bội nước Đức". Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn bởi việc Einstein tham gia vào tổ chức vì hòa bình "Tổ quốc mới".

Năm 1921, tổ chức này trong một bản tuyên ngôn được công bố rộng rãi đã lên tiếng phê phán mạnh mẽ việc giải trừ quân bị quá chậm trễ của Berlin. Các tác giả của bản tuyên ngôn đó kêu gọi nước Pháp không nên rời mắt khỏi chính phủ mới ở Đức và khi cần thiết thì không được chần chừ can thiệp vũ trang. Thái độ của Eisntein dĩ nhiên đã làm các phần tử cánh hữu ở Đức nổi giận và ngay trong năm 1921 trên một tạp chí thiên hữu ở đây đã xuất hiện những lời kêu gọi "thanh toán" nhà vật lý vĩ đại này.

Trong con mắt của những bộ phận xã hội lành mạnh, quyết định không xa rời chính trị của Einstein không hề ảnh hưởng gì tiêu cực đối với danh tiếng của nhà vật lý vĩ đại. Thậm chí, ngược lại, càng làm đẹp thêm hình ảnh của ông và khiến ông càng được ưa chuộng. Những bài viết về lý thuyết tương đối hẹp và lý thuyết tương đối tổng quát được công bố năm 1905 và 1915 đã mang lại danh tiếng cho ông chỉ trong một bộ phận khá nhỏ hẹp các chuyên gia. Còn phần thế giới còn lại đã chỉ nhắc tới tên Einstein vào năm 1919. Việc này diễn ra nhờ nhà thiên văn vật lý người Anh Arthur Eddington. Ông Eddington từ lâu đã có cảm tình với tâm lý ưa chuộng hòa bình của Einstein.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, người Anh và người Pháp đã không mời các nhà vật lý Đức sang tham gia các cuộc hội thảo khoa học và cũng không thảo luận một cách nghiêm túc các công trình nghiên cứu của họ. Lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein đã gây ấn tượng rất mạnh mẽ đối với Eddington và ông này đã làm mọi việc để mọi người ở Anh phải đề cập tới nó. Chính với sự hậu thuẫn của nhà khoa học Anh này mà Hội Thiên văn học Hoàng gia đã bỏ ra kinh phí để kiểm tra sự đúng đắn của lý thuyết tương đối.

"Đối với một người đấu tranh cho sự nghiệp hòa bình như Eddington, rất quan trọng là phải làm sao xây dựng được một thí dụ về sự hợp tác quốc tế và chứng minh tính chân lý của lý thuyết tương đối của Einstein, người cũng kiên trì những cái nhìn chính trị như thế" - GS Aleksye Kozhevnikov ở Khoa Lịch sử Trường Đại học Anh Columbia nhận xét.

Theo lý thuyết cơ khí cổ điển của Newton, những tia ánh sáng khi đi ngang qua gần một vật thể có khối lượng lớn nào đó sẽ phải lệch đi một cách rõ rệt - bởi dòng ánh sáng bị tác động bởi lực hấp dẫn. Lý thuyết tương đối tổng quát cũng dự kiến sự lệch đi đó của ánh sáng, nhưng gấp đôi tới hai lần. Theo lý thuyết của Einstein, quỹ đạo của các tia sáng sẽ phải thay đổi vì độ cong của không gian.

Một đoàn các nhà thiên văn học Anh đã sang châu Phi để quan sát cảnh nhật thực. Trong thời gian diễn ra nhật thực, họ đã đo các chỉ số của dòng ánh sáng từ một ngôi sao. Ánh sáng của ngôi sao này đi ngang qua gần mặt trời và lệch đi đúng bằng những gì mà Einstein đã tiên đoán. Eddington đã thông báo về nước Anh các kết quả thực nghiệm của mình và cả thế giới bắt đầu nhắc tới Einstein. Tờ báo Anh The Times đã ra số báo đặc biệt với dòng tít in to và đậm ngay trên trang nhất: "Cách mạng trong khoa học - Lý thuyết mới của vũ trụ - Các tư tưởng của Newton đã bị bác bỏ".

Quả thực đã tới lúc nói tới một cuộc cách mạng thực sự trong vật lý. "Điều này đã trở thành sự chấn động, - GS Kozhevnikov nói. - Những ồn ào xung quanh sự kiện đó không thua kém gì so với khi phóng được vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo".

Nhưng bất chấp kết quả vang dội và tất cả những nỗ lực của Eddington, Hội Thiên văn học Hoàng gia đã không trao tặng ngay cho Einstein huy chương vàng mà ông xứng đáng được nhận. Chỉ sau hai năm ông mới được tặng huy chương vàng đó, khi ông sang thăm "hòn đảo sương mù". Cũng ở Anh, ông đã trực tiếp làm quen với GS Eddington. Trong các lá thư của mình, Einstein đã bày tỏ sự biết ơn đối với GS Eddington vì những hỗ trợ và sự ủng hộ của ông này. "Tôi rất muốn được trò chuyện với ông, - tác giả của lý thuyết tương đối viết cho nhà khoa học đã hâm mộ mình. - Điều đó cũng có ý nghĩa to lớn đối với tôi đến mức tôi cũng muốn học tiếng Anh".

Thực ra thì cuộc gặp gỡ giữa hai nhà khoa học cùng ưa chuộng tư tưởng hòa bình lại diễn ra rất lạnh lùng. "Trước lời chúc của bạn đồng nghiệp về việc cuối cùng thì lý thuyết tương đối cũng được chính thức công nhận, Einstein lại khô khan đáp rằng, ông sẽ lấy làm ngạc nhiên nếu kết quả không như vậy" - Guennadi Gorelik, nhân viên Trung tâm triết học và lịch sử khoa học thuộc Trường Đại học Boston, kể.

Sau khi đã trực tiếp làm quen với nhau, hai nhà khoa học đã chia tay. Einstein đã lịch sự đọc các công trình nghiên cứu của bạn đồng nghiệp người Anh nhưng đánh giá chúng rất vừa phải. Trong thư gửi cho nhà toán học người Đức Hermann Weyl, Einstein đã gọi một trong những công trình nghiên cứu của Eddington là "đẹp nhưng vô nghĩa nếu nhìn từ góc độ vật lý".

Điều cũ đã được quên lâu

Từ bộ toàn tập của Einstein cũng có thể tìm hiểu những thông tin mới trong thái độ của nhà vật lý vĩ đại đối với một công trình nghiên cứu khác - thí nghiệm nổi tiếng Michelson - Morley. Năm 1887, bằng một thí nghiệm rất thông hoạt, nhà vật lý Albert Michelson và nhà hóa học Edward Morley đã chứng minh được rằng, tốc độ ánh sáng là giá trị không đổi và không phụ thuộc vào chuyển động của trái đất.

Chính trên sự khẳng định này đã đặt cơ sở của lý thuyết tương đối hẹp của Einstein. Thế nhưng, trong bài báo lừng danh của mình, xuất bản năm 1905, Einstein đã không một lần nào nhắc tới tên họ của hai bạn đồng nghiệp người Mỹ này. Các nhà nghiên cứu lịch sử từ lâu đã cố gắng tìm hiểu xem những kết quả thí nghiệm của Albert Michelson và Edward Morley đã giúp đỡ Einstein đến đâu trong việc xây dựng lý thuyết của mình. Nguyên nhân dẫn tới các tranh luận là cách hành xử không nhất quán của bản thân Einstein.

Trong đời mình, Einstein đã đưa ra một số những tuyên bố mâu thuẫn với nhau. Trong tự thuật, nhà vật lý vĩ đại đã nói rằng ông coi các kết quả thí nghiệm của các đồng nghiệp Mỹ là không đáng kể, đồng thời cũng khẳng định rằng, ngay từ năm 16 tuổi, ông cũng đã tự nghĩ ra về sự không đổi của tốc độ ánh sáng trong mắt người quan sát.

Einstein cũng tuyên bố rằng, ông chỉ được biết về thí nghiệm Michelson - Morley sau khi công bố lý thuyết tương đối của mình năm 1905. Mọi sự đã ổn thỏa nếu như năm 1922, nhà vật lý vĩ đại đã không đưa ra một tuyên bố mang nội dung hoàn toàn ngược lại. Ông đã gọi thí nghiệm Michelson - Morley là bước tiến đầu tiên dẫn ông tới việc xây dựng lý thuyết tương đối hẹp.

Nhưng tài liệu vừa được công bố có thể sẽ giúp các nhà nghiên cứu lịch sử xác định được chân lý trong những lời tuyên bố mâu thuẫn nhau của nhà vật lý vĩ đại. Trong lần in mới có văn bản giải mã bài giảng mà Einstein đã đọc ở trường Parker (Mỹ) ngày 4/5/1921.

Theo lời nhà nghiên cứu lịch sử từ Viện Kỹ nghệ trong bài giảng của mình, nhà vật lý vĩ đại đã có một nhận xét rất "hấp dẫn". Einstein đã công nhận rằng, ông đã biết về thí nghiệm Michelson - Morley ngay từ khi còn là sinh viên. Chính lời thổ lộ này của nhà vật lý vĩ đại sẽ trở thành một luận cứ nghiêm trọng trong các cuộc tranh luận xung quanh lý thuyết tương đối hẹp. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là các cuộc tranh luận sẽ chấm dứt hoàn toàn, - bà Buchewald cảnh báo, - vì Einstein có thể đã nhắc tới thí nghiệm trên chỉ vì lịch thiệp, bởi đại đa số cử tọa nghe ông giảng bài hôm đó, cũng như nhà vật lý Albert Michelson, đều là người Mỹ.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Albert Einstein: Đỉnh cao của khoa học và nhân văn

    15/03/2016Chu HảoEinstein đã vĩnh biệt chúng ta gần nửa thế kỷ rồi, nhưng tên tuổi và hình ảnh của ông sẽ mãi mãi sống cùng thời gian. Người đời sau sẽ vẫn cứ luôn luôn kinh ngạc trước trí tuệ siêu phàm của Einstein...
  • Albert Einstein và Giáo dục

    11/01/2016Nguyễn Ngọc ThuậnAnhxtanh đã phát biểu những tư tưởng của mình về một nền giáo dục căn bản cho xã hội hiện đại. Những tư tưởng đó được đăng rải rác ở nhiều nơi, chủ yếu vào những năm cuối đời và tập trung hơn cả là bài phát biểu của ông tại Albany, NewYork ngày 15/10/1936 nhân kỷ niệm 300 năm giáo dục Hoa Kỳ, rất đáng để chúng ta suy ngẫm và học tập...
  • Einstein - cuộc đời và sự nghiệp

    30/10/2014Sau khi Thế Chiến thứ hai chấm dứt, có một nhà đại bác học được toàn thế giới ca ngợi về một phương trình lừng danh nhất của Khoa Học, đó là phương trình cho biết năng lượng của vật chất: E=mc2. Trong hàng chục năm trời, E = mc2 vẫn chỉ là đề tài của các cuộc tranh luận về mặt lý thuyết, nhưng sự san bằng thành phố Hiroshima vào năm 1945 do quả bom nguyên tử đã chứng minh sự thật của phương trình đó...
  • Albert Einstein - nhà khoa học, nhà triết học

    28/10/2014Nguyễn Tấn HùngEinstein nổi tiếng không chỉ vì những cống hiến của ông cho khoa học, mà còn ở những quan điểm của ông về nhiều vấn đề chính trị - xã hội, tôn giáo, đạo đức. Ông nói về chiến tranh và hoà bình, về tôn giáo, về nhân quyền, về chủ nghĩa dân tộc...Quan điểm của ông được bày tỏ một cách thẳng thắn, không khoan nhượng, nhiều khi có vẻ khi có vẻ ngây thơ, những người ta chú ý đến ông, lắng nghe ông nói....
  • Einstein là nhà văn ?

    19/10/2014Ai cũng biết Albert Einstein là nhà bác học vĩ đại, cha đẻ của thuyết tương đối, nhưng nhiều người không biết rằng ông còn là một nhà văn đa tài.
  • Einstein và "đứa con của nông dân" nói về giáo dục

    13/02/2014Dù lĩnh vực khác nhau, ở hai tầm thời đại lịch sử hoàn toàn khác nhau, và dù mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng cả hai bài viết đều bàn về dạy người. Đủ biết giáo dục vẫn luôn là mối bận tâm, là niềm day dứt mà thiết tha của con người, dẫu là nhà bác học hay đứa con của nông dân, khi trái đất vẫn tiếp tục sinh ra trẻ em.
  • Quan điểm của Albert Einstein về Chúa

    13/11/2013Albert Einstein có những quan điểm về Chúa cùng các quan điểm duy vật khác hết sức đúng đắn, sắc sảo, tính nhân bản sâu sắc. A. Einstein phủ định khả năng tồn tại của Chúa từ góc nhìn của bản thể luận và nhận thức luận...
  • Newton và Einstein, Hai người khổng lồ cô đơn

    03/09/2013Phạm Nguyễn Việt HưngCả Einstein lẫn Newton đều có trí tuệ vĩ đại khiến cho mọi người đều biết về những cống hiến của họ và ngoài đó nữa. Newton đã phát minh ra phép tinh vi tích phân, đã phát biểu các định luật của cơ học và đưa ra định luật vạn vật hấp dẫn. Còn Einstein đã đặt cơ sở cho hai toà nhà chọc trời của vật lý hiện đại, đó là thuyết tương đối hẹp và lý hiện đại, đó là thuyết tương đối hẹp và vật lý lượng tử, đồng thời cũng xây dựng một lý thuyết mới về hấp dẫn.
  • Thời gian - Tấm màn bí mật

    28/02/2008Hùng ViThời gian có ở khắp nơi và chẳng ở đâu cả. Nó là cội nguồn của những bí mật. Chúng ta không thể nhìn thấy hay chạm vào thời gian. Tuy nhiên, chính "kẻ giấu mặt" này lại chi phối cuộc sống của mỗi người chúng ta...
  • Thuyết Tương Đối & Thuyết Lượng Tử

    24/01/2006Việc cho ra đời thuyết "tương đối" và thuyết "lượng tử" đã ghi tên Albert Einstein vào danh sách những nhà bác học, khoa học hàng đầu thế kỉ và tạo nên 1 cuộc cách mạng trong khoa học và nó vẫn được áp dụng rộng rãi cho tới tận ngày nay sau gần 100 năm ra đời...
  • Giới hạn của khoa học và khoa học về giới hạn

    17/12/2005Phạm Việt HưngTrong khi các nhà khoa học có xu hướng chứng minh rằng những cái tưởng là bất khả thực ra là khả, thì ngược lại các nhà triết học có cái nhìn sâu xa hơn rằng nhiều cái tưởng là khả hóa ra lại là bất khả. Từ đó Barrow làm một cuộc tổng kiểm kê các thành tựu nhận thức của nhân loại trong thế kỷ 20 để chỉ ra hàng loạt bài toán bất khả mà loài người đã từng phải trả giá cho thấy thực ra hiện tượng bất khả xuất hiện trên mọi lĩnh vực nhận thức, từ hội họa, nghệ thuật, đến kinh tế, khoa học, chính trị…
  • Cái lý và nghịch lý qua Einstein - dấu ấn trăm năm

    07/11/2005GS. TS. Phạm Duy HiểnBạn hãy tìm lấy những giây phút tĩnh lặng một mình dưới bầu trời đêm, ngắm nhìn những ngôi sao leo lét phía chân trời. Biết đâu cái thế giới xa xăm ấy đã lụi tàn hàng trăm triệu năm trước mà ánh sáng vẫn cứ lầm lũi hành trình qua vũ trụ mênh mông để mang đến cho bạn những dấu ấn của một thời...
  • Einstein và các cuộc cách mạng tư duy khoa học trong thế kỷ 20

    15/08/2005Phan Đình DiệuNhững biến đổi cách mạng về tư duy trong vật lý học hiện đại, đánh dấu bởi việc ra đời thuyết tương đối, vật lý lượng tử, và gần đây hơn là hiện tượng “hỗn độn tất định” cùng với sự xuất hiện của khoa học của thế kỷ 20 nói chung một khung mẫu tư duy hoàn toàn mới, hứa hẹn đưa đến những bước tiến mới cho nhận thức của con người về vũ trụ, tự nhiên, xã hội, và cả về chính mình...
  • Sống với tinh thần Einstein

    07/11/2005Dấu ấn của Einstein có trong mọi lĩnh vực tuy đậm nhạt khác nhau. Điều mà tất cả diễn giả đều tâm đắc là sự đột phá mang tính cách mạng trong tư duy khoa học của Einstein.
  • Khoa học và tôn giáo phụ thuộc lẫn nhau

    15/07/2005Đây là bản lược dịch bài Science & Religion are interdependent của nhà bác học Albert Einstein. Nó cũng đồng thời phản ánh rõ nhất quan điểm của nhà bác học về vấn đề Tôn giáo...
  • xem toàn bộ