Áo "No-U"

12:34 CH @ Chủ Nhật - 28 Tháng Tám, 2011
Chính phủ Việt Nam có thái độ rất rõ ràng, phản đối đòi hỏi phi lý của Trung Quốc về đường chữ U nhằm biến Biển Đông thành cái ao nhà của Trung Quốc.

Báo Quân Đội Nhân Dân ngày 9/6/2011 đăng bài "Đường đứt khúc 9 đoạn” – Một yêu sách phi lý. Đó là bài báo của ông Nguyễn Hồng Thao, phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, đã được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế tháng 12/2009.

Tại hội nghị thường niên của các nước thành viên Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật Biển giữa tháng 6/2011 tại trụ sở LHQ ở New York, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Lương Minh bác bỏ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc ở biển Đông, khẳng định đường yêu sách này hoàn toàn không có bất cứ cơ sở pháp lý quốc tế nào, đặc biệt là theo Công ước Luật Biển.

Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định Việt Nam có "đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam".


Sài Gòn Tiếp Thị vận động phong trào giúp bà con ngư dân bám biển.


Có thể thấy Chính phủ Việt Nam có thái độ rất rõ ràng, phản đối đòi hỏi phi lý của Trung Quốc về đường chữ U nhằm biến Biển Đông thành cái ao nhà của Trung Quốc.

Sài Gòn Tiếp Thị vận động phong trào giúp bà con ngư dân bám biển.

Đúng một tháng trước, ủng hộ chính sách của Chính Phủ Việt Nam về Biển Đông, ủng hộ đợt vận động của Sài Gòn Tiếp Thị, tôi thấy nguyên nhân chính gây khó khăn cho bà con ngư dân ta, bà con ngư dân của các nước lân cận như Phillippines, Malaysia chính là đòi hỏi phi lý gắn với đường chữ U mà Trung Quốc muốn áp đặt. Bảo vệ biên cương của tổ quốc suy cho cùng là nhân dân. Bảo vệ biển đảo của tổ quốc suy cho cùng là ngư dân và nhân dân.

Các họa sỹ, kiến trúc sư của cả nước đã tích cực tham gia thiết kế biểu tượng, thiết kế áo, thiết kế logo để dán trên mũ bảo hiểm, trên xe máy, trên kính ô tô, trên cặp học sinh….

Lô áo đầu tiên có hình chữ U bị gạch chéo đã đến Manila ngày 10/7/2011. Hy vọng chúng sẽ xuất hiện tại Mỹ, các nước châu Âu, Phillipines, Malaysia, Indonesia và cả ở Trung Quốc nữa. Đấy là một hành động nhỏ góp tiếng nói của công lý, đòi hòa bình cho Biển Đông và Thế Giới.

Sài Gòn Tiếp Thị đã tổ chức sản xuất quy mô lô đầu tiên và hôm qua 18/7/2011 lô đầu tiên đã được chuyển ra Hà Nội. Thử mấy chiếc của đợt đầu tiên, tôi góp ý với các nhà thiết kế, sản xuất và phân phối như sau.

Dòng chữ SAY NO TO U LINE! (Nói không với đường chữ U) bằng tiếng Anh theo cách nói Việt Nam quá. Hãy bỏ từ SAY và dấu ! để chỉ còn là NO TO U LINE vừa ngắn gọn và phù hợp với cách phát biểu của người nói tiếng Anh hơn. Nên bỏ chữ SAY và dấu ! cả trong các câu khác nữa.

Nên có nhiều mẫu áo hơn, có thể in cả ở phía sau lưng áo với áo có túi và có cổ bẻ, cũng như các áo khác.

Các logo nên có loại cỡ A4 để dán trên kính ô tô (có thể in trên phim trong để tiện cho ô tô). Nên nhớ có hơn 3 triệu bà con người Việt ở nước ngoài, họ có ít nhất 2 triệu xe ô tô, họ có thể vận động bạn bè họ nữa. Số xe ô tô ở Việt Nam cũng nhiều triệu.

Mong bà con góp ý tiếp để cho các nhà thiết kế, nhà sản xuất làm ra các mặt hàng vừa đẹp, vừa bắt mắt, bền với giá phải chăng để giúp bà con ngư dân làm ăn hiệu quả, góp phần giữ biển đảo của tổ quốc.

Nguồn:Bee.net.vn
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hãy dựng tượng Đức Thánh Trần tại Trường Sa và Hoàng Sa!

    21/11/2017Nguyễn Tất ThịnhHãy làm pho tượng Đức Thánh Trần Vĩ Đại ! Đặt ở chính giữa Biển Đông, nơi chúng ta đã tuyên bố chủ quyền về biển đảo !
  • Không mặc cả với lương tâm

    13/11/2014Phạm Anh TuấnTrong thâm tâm họ biết là tôi đúng. Nhưng nếu họ cứ tiếp tục bênh vực ý kiến của họ thì chưa chắc đã không gặp rủi ro. Và nếu không ai dám chấp nhận rủi ro thì chuyện gì sẽ xảy ra? Cậu biết tại sao họ không ưa tôi không? Tôi thường buộc họ phải thú nhận là họ đã mặc cả xong với lương tâm của chính họ…
  • Phải tổ chức truyền thông mạnh hơn nữa

    09/08/2011Phùng NguyênTôi cho rằng ở Việt Nam truyền thông trong đời sống hàng ngày bộc lộ tình cảm xã hội nhiều hơn là ý chí chính trị. Truyền thông của ta
    chưa mạnh mẽ, thiếu bài bản, chưa tạo thành một cuộc kháng chiến có
    chất lượng, với những mục tiêu rõ rệt trên mặt trận tuyên truyền. Đấy là
    những gì tôi quan sát thấy...
  • 5 thách thức lớn đối với Quốc hội và Chính phủ

    29/07/2011GS. Nguyễn Minh Thuyết“Uy tín của Quốc hội sẽ được xác lập ngay qua việc bàn thảo và ra được Nghị quyết về Biển Đông” – GS.TS Nguyễn Minh Thuyết...
  • Ai lo giữ mái nhà chung

    27/07/2011TS. Phạm Duy NghĩaBóng ma từ quá khứ, bài viết "Ai lo giữ mái nhà chung" tôi đã gửi tờ báo SGTT từ ngày 08/07/2009, sau hơn 2 năm chờ biên tập và hiệu đính, ngày 18/07/2011 bài viết ngắn ngủi này mới được đăng. Sao mà sợ Tàu đến thế, sợ hàng Tàu, sợ đưa tin "xấu" về nước Tàu, ... ở đâu tôi cũng bắt gặp những nỗi sợ hãi...
  • Vấn đề Biển Đông: Phải giúp nhiều người Trung Quốc tỉnh ngộ!

    27/07/2011Hoàng Hạnh (thực hiện)“Một số người Việt trong nước chưa hiểu hết các sự kiện đã và đang xảy ra, kiều bào thiếu thông tin. Không chỉ vậy, khá đông người Trung Quốc đang bị phương tiện truyền thông nước họ “đánh lừa” nên hiểu sai về Việt Nam”.
  • "Điều khiến Trung Quốc sợ và không ngờ tới"

    14/07/2011Chuyên gia 10 năm ở Bắc Kinh Dương Danh Dy“Sức mạnh của dân tộc và thời đại, cộng thêm sự khôn khéo, biết điều, sáng tạo, dám có đột phá trong đường lối chính sách đối ngoại chính là sự bảo vệ có hiệu quả nhất chủ quyền biển đảo của nước ta lúc này”, đó là lời chia sẻ của ông Dương Danh Dy - người từng có 10 năm làm công tác ngoại giao tại Trung Quốc với báo Giáo dục Việt Nam...
  • “Trung Quốc sẽ nhận một bài học xác đáng”

    14/07/2011Huyền AnhĐó là nhận định của Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Lê Mã Lương, người nổi tiếng với câu nói "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù..." khi trao đổi với Báo GDVN về vấn đề biển đảo của dân tộc...
  • Bộ Ngoại giao không chỉ không Ngoại giao...

    14/07/2011V.T.XQuyết định khinh suất của BNG không đối thoại với các nhân sỹ trí thức là động thái không ngoại giao, chứng tỏ BNG không hiểu tinh thần yêu nước sục sôi của người dân, không hiểu động lực của thế giới ngày nay và không tính hết hậu quả tai hại mọi mặt do quyết định sai lầm ấy gây ra!
  • Còn bạn sẽ làm gì trong tình hình Biển Đông căng thẳng hiện nay?

    13/07/2011Giáo sư Carlyle A. Thayer- Nếu là một người Việt Nam ông sẽ làm gì lúc này?
    - Nếu là một người Việt Nam tôi sẽ bày tỏ sự lo ngại với chính phủ Việt Nam về nguy cơ về chủ quyền quốc gia do hành vi của Trung Quốc gây ra...
  • Biển Đông: Mặt Trận không tiếng súng

    09/07/2011Lê Hồng NhậtTrong chuỗi các tranh chấp về chủ quyền gần đây giữa Trung quốc với Việt Nam và Philippins ngay tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước này, khiến cho dư luận lo ngại nguy cơ chạy đua vũ trang, gây mất ổn định khu vực, và nêu ra sự cần thiết có cơ chế an ninh khu vực đủ hiệu quả để ngăn chặn nguy cơ này. Người viết bài này cho rằng, nguy cơ chạy đua vũ trang của các nước nhỏ trong vùng quanh Biển Đông sẽ không phải là xu thế chủ đạo...
  • Vấn đề trên biển Đông

    06/07/2011Hồn Việt“Vũ hoàng khai biên ý vị dĩ” (Hoàng đế nhà Hán mở rộng biên giới ý chưa thôi) có ý phê phán các hoàng đế Trung Hoa xâm lấn các nước chung quanh. Từ thời Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… nước Việt ta đều là đối tượng của các cuộc chiến tranh “khai biên”, xâm lược của họ. Lòng tham của các hoàng đế Trung hoa là vô hạn.
  • xem toàn bộ