B. Bản chất của mọi thứ trên thế giới này là gì? Ngôn ngữ là gì?

03:51 CH @ Thứ Bảy - 26 Tháng Tư, 2003

B. Bản chất của mọi thứ trên thế giới này là gì? Ngôn ngữ là gì?

Một ngôn ngữ tốt không nhất thiết là mọi thành phần của nó phải được tạo nên trong sự tương ứng đơn giản và trực tiếp với thực tiễn sinh động. Một mệnh đề trong 1 khung ngôn ngữ mà nó thuộc về được gọi là đúng nếu không dẫn dắt tới những dự đoán sai nhưng tăng cường khả năng sinh ra những dự đoán đúng. Chúng ta thường phân biệt giữa phát biểu thực tế và lý thuyết.

Nếu một đường dẫn từ 1 mệnh đề đến thẳng những dự đoán ngắn và không phải tranh luận ta gọi đó là những phát biểu về thực tế. Một lý thuyết phải xuyên qua những bước trung gian như vận dụng những phát biểu lý luận, tính toán.

Như vậy, đường dẫn từ phát biểu đến thực tế có thể không duy nhất và thường có thể dẫn đến các tranh luận.

Tất cả những phát biểu sự thật lẫn lý thuyết đều là những sự đa dạng của mô hình thực tế. Khi xây dựng nên dự báo của thế giới, nó có thể là ảo tưởng ảo giác hay chỉ là hiểu nhầm. Mọi lý thuyết hay phát biểu về thực tế đều cẩn phải kiểm nghiệm khi cần thiết. Sự khác nhau giữa chúng đều chỉ là chiều dài của đường dẫn từ phát biểu cho đến 1 dự đoán. Cách tiếp cận này mang lại một hiệu ứng đôi về sự tồn tại.

Một mặt, những khái niệm lý thuyết như điện từ, sóng... ghi nhận trạng thái tồn tại của những vật chất ta thấy xung quanh. Những lý thuyết đúng đắn, tốt nhất hôm nay có thể tồn tại trong tương lai. Chúng ta sáng tạo ra và kiểm nghiệm, thay đổi chúng trong suốt thời gian.

Hệ thống ngôn ngữ là hệ thống có tầng bậc, mức thấp là những từ gần với hệ thống cảm nhận của chúng ta, mức cao được xây dựng từ sự trừu tượng hoá các từ ở mức thấp (dẫn tới có mất mát về nội dung). Những dự đoán được snả sinh bởi những từ ở mức cao sẽ được công thức hoá và biểu diễn bởi những từ ở mức thấp hơn. Sự trừu tượng hoá khái niệm trong ngôn ngữ nằm ở độ cao trong cây phân cấp ngôn ngữ, thậm chí cần sự môi giới của những đối tượng ngôn ngữ để có thể sử dụng được. Ta nói biến X trong đại số là 1 biến suy ra nó là đối tượng hình thành bởi sự trừu tượng hoá quá trình đếm --> mức độ trung gian để trở thành thực tế trước khi chúng ta sử dụng để trừu tượng hoá về mức tiếp theo.

Có những tham số khác để mô tả những khái niệm lôgic.
Độ nhưng đạt được mà khái niệm được hình thức hoá 1 ngôn ngữ được hình thức khi những đối tượng ngôn ngữ phụ thuộc chỉ trên hình thức (form) của những đối tượng, không trên những ý nghĩa của chúng. Hình thức của các đối tượng là từ, biểu thức còn ‘ý nghĩa’ là tổng hợp của những thứ gợi lên trong não chúng ta. Hình thức được phân biệt và đối sánh còn ý nghĩa khách quan được truyền thông gián tiếp.

Những thao tác trong những ngôn ngữ hình thức có thể giao phó cho những thiết bị cơ khí, máy móc. Những loại máy đó có thể xây dựng những mô hình thực tế, một cách độc lập với não người. Điều này làm cho nó có thể xây dựng sự phân cấp ngôn ngữ hình thức hoá, trong đó các mức giao tiếp với thực tế được định nghĩa bởi mục tiêu của các mức trước đó. Có những khoa học thao tác dùng những phân cấp như vậy và toán học chọn chúng làm đối tượng để nghiên cứu.

Phân loại ngôn ngữ theo 2 tham số:

Dạng Ngôn ngữ

Cụ thể

Trừu tượng

Không hình thức

Nghệ thuật

Triết học

Có hình thức

Khoa học miêu tả

Khoa học lý thuyết, toán học

- Nghệ thuật xây dựng bởi những phần tử từ những từ ngữ, những kiểu khác nhau gợi nên tập hợp những hình ảnh và cảm xúc tinh thần.

- Triết học thì sử dụng kết hợp trừu tượng hoá cao với mức độ thấp của hình thức hhoá --> dùng trực giác cao và trở nên khó hiểu.

- Triết học tiếp giáp với nghệ thuật khi dùng nghệ thuật kích thích trực giác. Triết học tiếp giáp khoa học lý thuyết khi nó phát triển những khung nhận thức sẽ sử dụng tron những lý thuyết khoa học hình thức.

- Ngôn ngữ của khoa học miêu tả phải cụ thể và chính xác. Sự hình thức hoá cú pháp chính nó không đóng 1 phần lớn nhưng là 1 tiêu chuẩn chính xác của ngữ nghĩa học.

- Những lý thuyết mức đỉnh của khoa học thì không được suy diễn từ những sự việc dễ thấy; chúng được xây dựng bởi hành động sáng tạo và sự hữu dụng của chúng chỉ có thể được biểu diễn về sau. Enstein viết: “Vật lý phát triển hệ thống suy nghĩ nền tảng mà không ai thu được bởi sự trích dẫn kinh nghiệm cảm giác, những nó đến chỉ bởi trí tưởng tượng tự do”.

Khi chúng ta hiểu ngôn ngữ như 1 thứ bậc mô hình thực tế, nghĩa là 1 công cụ sản sinh ra những dự báo (metaphysic chỉ là một cách đọc khác đi về bức tranh thực tế) . Metaphysic đề xướng phương tiện xây dựng mô hình thế giới theo các cấp sự trừu tượng tạo nên 1 cấu trúc ngôn ngữ - gợi nên 1 cấu trúc lôgíc hay khung nhận thức - phục vụ cho cơ sở tinh luyện xa hơn. Nó cung cấp cơ sở cho những lý thuyết tương lai.

Framework tư duy

Siêu hình

Biện chứng duy vật

Tiến hoá, điều khiển

Quy luật

Lôgic hình thức

Lôgíc biện chứng

Lôgic hệ thống

Ý nghĩa trừu tượng trong tiềm năng của nó. Tôi có thể nói Tinh thần tuyệt đối là vô nghĩa đối với tôi vì tôi không tìm thấy bất kỳ cách nào tạo nên lý thuyết chính xác từ nó. Nhưng tôi cũng không thể chứng minh rằng sẽ không có ai có thể dịch khái niệm này thành 1 lý thuyết khoa học hợp lệ.

Cần mất 1 thời gian kha khá để dịch trừu tượng thành 1 lý thuyết chính xác với những dự đoán có thể kiểm chứng. Trước khi được kiểm chứng thì nó đã được tạo ra. Như vậy nhiệm vụ của siêu vật lý là tạo ra lý thuyết trước khi xác nhận – công việc trong bóng tối và ở phía sau. Anh ta sử dụng phỏng đoán để lựa chọn mà không có tiêu chuẩn cho lựa chọn. Những thành công trên con đường này là những thành công trong sự sáng tạo của con người.

LinkedInPinterestCập nhật lúc: