Bài hát "Đàn Sếu"

10:17 CH @ Thứ Ba - 05 Tháng Năm, 2020

Đàn sếu (tiếng Nga: Журавли) – là một bài hát Nga nổi tiếng do nhạc sĩ Yan Frenkel phổ thơ của Rasul Gamzatov qua bản dịch tiếng Nga của Naum Grebnyov. Bài hát này viết về những người lính hy sinh trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Bài hát "Đàn sếu" tiếng Nga, tiếng Việt do ca sĩ Hồng Nhung hát:

.

Nhà thơ Dagestan Rasul Gamzatov (Расул Гамзатов) viết bài thơ "Đàn sếu" bằng tiếng Avar. Ý tưởng bài thơ về đàn sếu nảy sinh sau khi nhà thơ thăm công viên hòa bình ở Hiroshima có bức tượng của cô bé Sakado Sasaki, người trước khi chết vì phóng xạ nguyên tử, vẫn hy vọng rằng sẽ được sống nếu cô cắt đủ 1000 con sếu bằng giấy.

Mặt khác, hình tượng đàn sếu trong văn hóa Nga và văn hóa Avar cũng không hề xa lạ. Rasul Gamzatov hồi tưởng rằng khi ngồi trên máy bay từ Nhật về Liên Xô ông đã nhớ về mẹ, về những người anh của mình và biết bao người thân đã hy sinh trong chiến tranh. "Có phải thế mà tiếng kêu đàn sếu\ Tự bao giờ giống với tiếng Avar" – Rasul viết như thế trong bài thơ "Đàn sếu".

Năm 1968 bài thơ "Đàn sếu" qua bản dịch của Naum Grebnyov in ở tạp chí "Thế giới mới" và được ca sĩ Mark Bernes (Марк Бернес) để ý. Sau đó Mark Bernes đã nhờ nhạc sĩ Yan Frenkel viết nhạc cho bài hát này. Hai tháng sau bài hát mới được viết xong, được thu âm và trở thành một bài hát nổi tiếng qua sự thể hiện của Mark Bernes.

Mỗi khi đất nước có chiến tranh thì bất kỳ ở nơi nào trên đất nước này mỗi người thanh niên phải đứng lên cầm súng để chiến đấu bảo vệ tổ quốc mình. Có cuộc chiến nào mà không có đau thương mất mát, tổn thất về người và của. Rồi trong số những người lính trẻ xung trận, biết bao người đã phải ngã xuống vì nền độc lập tự do của tổ quốc. Nhưng họ không chết, mà linh hồn của họ đã hóa thân thành những con hạc trắng rồi ngày ngày lặng lẽ bay lượn trên bầu trời cao, như vẫy gọi nhắn nhủ chúng ta hãy biết quý trọng nền độc lập tự do của đất nước mình, đừng bao giờ quên ơn những người đã cống hiến cả đời mình cho tổ quốc để chúng ta có được cuộc sống thanh bình hôm nay.
(Nguyễn Văn Minh)

Bài hát này sau được nhiều ca sĩ khác thể hiện thành công.

Bài hát do ca sĩМарк Бернесtrình bày:

.

Bài hát do nữ ca sĩ Yelena Vaenga trình bày:

.

Sau khi bài hát "Đàn sếu" ra đời, rất nhiều nơi ở Liên Xô người ta dựng những đài tưởng niệm mà trung tâm là bức ảnh đàn sếu đang bay. "Đàn sếu" từ bài hát đã trở thành hình tượng về những người đã sinh trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.


Đàn sếu trên tem Ng kỷ niệm 50 chiến thắng

ЖУРАВЛИ - ĐÀNSẾUМАРК БЕРНЕС”

Nhạc: Я. Френкеля - СТ. Р. Гамзатова

Мне кажется порою, что солдаты
С кровавых не пришедшие полей,
Не в землю нашу полегли когда-то,
А превратились в белых журавлей.

Они до сей поры с времен тех дальних
Летят и подают нам голоса.
Не потому ль так часто и печально
Мы замолкаем глядя в небеса?

Летит, летит по небу клин усталый,
Летит в тумане на исходе дня.
И в том строю есть промежуток малый -
Быть может это место для меня.

Настанет день и журавлиной стаей
Я поплыву в такой же сизой мгле.
Из-под небес по-птичьи окликая
Всех вас, кого оставил на земле.

Мне кажется порою, что солдаты
С кровавых не пришедшие полей,
Не в землю нашу полегли когда-то,
А превратились в белых журавлей

ЖУРАВЛИ - ĐÀN SẾU МАРК БЕРНЕС”

Nhạc: Я. Френкеля - СТ. Р. Гамзатова
Dịch lời Việt: Thanhxuan

Đôi khi, tôi ngợ rằng, những người lính trận
Đã không về từ chiến trường đầy bao xương máu
Chẳng còn nằm dưới lòng đất như thuở nào
Mà biến thành đàn sếu trắng bay trên trời.

Và chúng đã bay từ thuở xa xưa tận đến nay
Và chúng cất lên giọng chúng thiết tha cùng ta
Phải chăng do thế, chúng ta thường buồn diết da sao
Những khi nhìn lên im lặng ngắm trời cao.
Là lá là lá la. Là lá là lá la…..

Bay bay, bay bay khắp trời những đôi cánh mỏi
Bay trong sương mờ và cả khi hoàng hôn tắt
Và giữa đội ngũ kia, một khoảng trống nhỏ hãy còn
Có lẽ là dành chỗ xếp tôi sau này.

Rồi sẽ đến khi tôi cũng có trong đàn sếu kia
Và cũng sẽ bay cùng sếu những khi chiều buông
Từ không trung ấy, giống như giọng sếu trên kia, tôi
sẽ luôn gọi các anh vẫn đang trên cõi đời đây.
Là lá là lá la. Là lá là lá la…..

Đôi khi, tôi ngợ rằng, những người lính trận
Đã không về từ chiến trường đầy bao xương máu
Chẳng còn nằm dưới lòng đất như thuở nào
Mà biến thành đàn sếu trắng bay trên trời.
Là lá là lá la. Là lá là lá la…

Bài hát "Đàn Sếu" bằng tiếng Việt do Dương Minh Đức hát

.
Tôi như đang mơ trong không gian có những chiến binh.
Hình hài nhuộm màu bụi đường còn loang vết máu.
Từ biệt cuộc đời này về bầu trời từ chiến trường.
Và hòa mình cùng đàn sếu trắng bay lên trời.
.
Họ đã hiến dâng dòng máu thắm tô đẹp núi sông.
Và đã hóa thân thành sếu trắng bay vờn bay.
Từ bao lắm, cứ bay và cứ thét kêu vang.
Nhớ những hồi chuông reo vang lên ôi cũng loài người.
.
Đừng đốt lửa chiến tranh và không ngừng đấu tranh.
Vì mỗi người chúng ta hằng mong hòa bình.
Bầu trời chiều vàng từng bầy và từng đàn thiên cầm.
Dập dìu bồng bềnh lượn cùng làn mây u ám.
.
Tôi mơ đời mình rồi một ngày nào thành thiên cầm.
Nhập cùng bầy đàn và sẽ mãi bay muôn nơi.
Cùng vô cánh bay cùng hót tiếng kêu gọi đấu tranh.
Dập tắt chiến tranh để trái đất xanh màu xanh.
.
Để cho thế giới sống yên lành với muôn nhân gian.
Khắp trên hành tinh xanh muôn năm sẽ có hòa bình.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Clip và bản dịch bài thơ ‘Đợi Anh Về’

    19/05/2020Nguyễn Tất San, Nguyễn Tất ThịnhBức tranh trên cát không như bức tranh tĩnh mà là cả một câu chuyện tình cảm động trong Chiến tranh vệ quốc. Qua clip này, chúng ta cảm nhận được nhiều hơn về bài thơ Đợi Anh Về của nhà thơ Xô Viết Xi-Mô-Nốp (bản dịch của Tố Hữu, bản dịch lại của cha con tôi)...
  • Giữ lấy đức tin bền vững

    24/02/2021Vương ThảoCó những tác phẩm sẽ đi qua nhiều thời đại và có thể mãi mãi. Bởi tình yêu, khát vọng và đức tin sẽ cho con người ý nghĩa để sống và để dâng hiến. "Tình ca" của Hoàng Việt đã được đặt trong tình yêu với tự do, hòa bình của cả một dân tộc và của mọi con người.
  • Bản giao hưởng anh hùng của thế kỷ 20

    22/05/2020Hà Linh QuânNăm 1941, một mùa thu Nga đặc biệt quyến rũ trang điểm cho các công viên thành phố Leningrad bằng “vàng lá và đồng đỏ”. Thế nhưng, những tiếng gầm của đại bác đã xua chim bay đi hết. Phố xá đổ nát với các cửa sổ mở toang như những con mắt trống rỗng...
  • 10 bài hát Nga về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại

    05/05/2020Bùi Quang MInhXin mời các bạn thưởng thức 10 bài hát Nga về chiến tranh vệ quốc vĩ đại quen thuộc của nhân dân Liên Xô trước đây và nhân dân Nga ngày nay...
  • Con người, mẩu bánh mì 150g và con chó

    08/05/2016Hoàng Hạnh (ghi theo lời kể của PGS Phạm Vĩnh Cư)Trong 900 ngày bi thảm khi Leningrad (nay là St. Peterburg, Nga) bị phong tỏa trong Đại chiến thế giới lần thứ 2, có một người phụ nữ độc thân vẫn chia khẩu phần ăn một ngày là 150 gram bánh mỳ trộn mạt cưa với con chó của mình. Con chó ấy cũng đã chịu nhịn đói chờ bà chủ về chia phần chứ nhất định không động vào mẩu bánh nhỏ xíu trên bàn. Câu chuyện phi thường đó được ghi lại trong “Sách phong tỏa”, đã được tái bản nhiều lần ở Nga...
  • Khái niệm tự do

    06/04/2016Nguyễn Trần BạtTừ xưa đến nay, tự do luôn là một khái niệm bí ẩn và trừu tượng đối với con người. Đúng như tên gọi, tự do không chịu khuôn mình vào bất kỳ chiếc khung nào, ngay cả trong những nỗ lực của các nhà triết học, các nhà khoa học ở mọi thời đại nhằm mô tả và lý giải khái niệm tự do. Có lẽ vì thế, cho đến nay, tự do là cái gì đó quen thuộc mà vẫn xa lạ đối với con người...
  • Người Mỹ đã thay đổi nước Nhật ra sao?

    13/02/2016Minh ĐứcNgày 7/9/1945, thống tướng Mỹ Douglas McArthur, người chỉ huy các lực lượng Đồng Minh tại Thái Bình Dương, thiết lập văn phòng làm việc tại Tokyo, mở đầu cho giai đoạn Mỹ chiếm đóng nước Nhật kéo dài trong sáu năm, tám tháng. Trong giai đoạn này, ông McArthur đã đề ra nhiều biện pháp thay đổi nước Nhật về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để biến nước Nhật từ một quốc gia hiếu chiến thành một nước đi theo con đường hòa bình, lo phát triển kinh tế...
  • Tiếng gọi của tự do

    10/02/2016Nguyên NgọcHôm nay tôi ngồi viết lại những điều này là từ khoảng cách hơn nửa thế kỷ nhìn lại, hẳn do thôi thúc của xuống cấp xã hội cần cố lần ra đầu mối, để mong tìm một lời giải.
  • xem toàn bộ