Queen - ban nhạc rock opera lừng danh của mọi thời đại

11:36 SA @ Thứ Hai - 10 Tháng Mười, 2005

1. Từ Smile đến Queen

1968, Brian May và Tim Staffel, 2 sinh viên của trường Imperial College quyết định thành lập 1 band nhạc, do đó họ dán 1 mẩu thông báo lên bản tin của trường để tuyển 1 tay drum "ác liệt".Kết quả là sinh viên y khoa là Roger Taylor đã được chọn. Họ quyết định lấy tên nhóm là Smile. Sau đó Smile được giới thiệu với hãng đĩa Mercury Records vào năm 1969, tại đây họ đã có những kinh nghiệm đầu tiên trong việc thu âm của mình. Một điều lý thú là Tim Staffel học chung ngành "Ealing Colleege of Art" với một người có tên là Freddie Bulsara, và anh này đã nhanh chóng trở thành fan hâm mộ cuồng nhiệt của nhóm. Năm 1970, Smile lâm vào bế tắc, Tim ra đi để gia nhập nhóm Humpy Bong, và ngay lập tức được thế chỗ bởi Freddie. Như thế mọi chuyện đã bắt đầu...

1970 - sinh nhật của Queen: Sau 1 cuộc "bầu cử nội bộ", kẻ thắng cuộc là Freddie quyết định đổi tên mình thành Mercury và đổi tên cả nhóm thành Queen, sau đó có thêm John Deacon tham gia nhóm với vai trò chơi bass. Queen chính thức đi vào hoạt động.

2. Buổi bình minh

Ban đầu band diễn chủ yếu ở các buổi liên hoan, các show văn nghệ ở trường Imperial College vốn là nơi có nhiều bạn bè của Queen. Được mọi người cổ vũ, Queen quyết định thu âm bản demo đầu tiên tại phòng thu De Lane Lea, nhưng rất tiếc ko được mấy ai chú ý tới. Queen rất thất vọng (lẽ dĩ nhiên) nhưng họ quyết ko nản chí (rất may) và tiếp tục lao vào luyện tập. Tháng 7/1973 họ cho ra đời album đầu tay: "Queen" do hãng Trident & EMI phát hành..

Cơ hội học hỏi đã đến với nhóm khi họ được chọn là ban nhạc diễn mở màn cho các buổi lưu diễn của nhóm Mott The Hoople và đạt thành công lớn. Nhiều RockFan nhanh chóng nhận ra khả năng của Queen. Thừa thắng xông lên, họ cho ra đời "Queen II" vào 2/1974. Tháng 3 năm đó họ lần đầu xâm nhập thị trường Mỹ trong vai trò là khách mời trong các show của Mott The Hopple. Nhưng vào tháng 4, Brian mắc bệnh viêm gan và Queen buộc lòng phải tạm dừng kế hoạch của họ

Thời gian quá gấp rút, album thứ 3 đã được bắt đầu thua âm ngay cả khi Brian chưa khỏi bệnh. Cuối cùng với sự cố gắng vượt bậc của Brian, phần guitar cho album cũng đã được hoàn tất. Album "Sheer Heart Attack" ra mắt vào tháng 11/1974 và nó thực sự đã trở thành 1 album bán chạy trên toàn Thế Giới. Tài năng của Queen bắt đầu được mọi người nhìn nhận như là 1 band nhạc có tài thực sự.

3. Đi tour

Tận dụng lúc tiếng tăm đang lên cao, band nhạc quyết định tiến công vào thị trường Mỹ (thị trường âm nhạc lớn nhất của thế giới). Tháng 1/1975 họ đến Mỹ thực hiện chuyến đi tour đầu tiên tại đây. Vé bán chạy như tôm tươi đến nỗi họ quyết định tăng cường các show diễn nhiều hơn, thậm chí là 2 show trong vòng một ngày nhưng cũng không đủ để đáp ứng cho người hâm mộ. Hậu quả của việc "ham hố" làm việc quá sức này là Freddie bị viêm cổ nặng và phải hoãn 1 vài buổi biểu diễn. Sau 1 tháng thàng công tại Mỹ, Queen mở rộng ảnh hưởng sang Canada với show đầu tiên có tên là Edmonton vào tháng 3/1975. Cuối tháng đó họ bay sang Nhật Bản tiếp tục chuyến tour toàn thế giới.

Khi Queen vừa bước chân xuống phi trường, họ thực sự ngạc nhiên trước sự hâm mộ của người dân Nhật Bản dành cho họ. Hơn 3000 fan đã tụ tập trước phòng chờ máy bay chỉ để chào đón, nhìn mặt họ, còn các báo thì liên tục chạy tít lớn về các hoạt động, các papparazzi bám sát Freddie như hình với bóng. Lúc này "Sheer Heart Attack" đang đứng đầu tại tất cả các bảng xếp hạng. Các buổi biễn diễn live của Queen tại đây đã thực sự làm mưa làm gió trên các sóng phát thanh cũng như truyền hình Nhật Bản. Bình luận về sự kiện này có người đã mô tả là nó đã "tái tạo lại khung cảnh hâm mộ điên cuồng của hội chứng Beatlemania vào những thập kỷ 60 vậy..."

Và kể từ đó về sau , Nhật Bản luôn là điểm dừng chân trọng điểm trong các chuyến đi tour toàn thế giới của Queen.

4. Bohemian Rhapsody

Queen bắt đầu thực hiện việc thu âm cho album mới vào tháng 6. Lúc này Freddie vừa được nhận giải thưởng Ivor Novello (1 giải thưởng uy tín thời đó) cho phần tác giả xuất sắc nhất (bài Killer Queen). Giải thưởng này thật sự là 1 nguồn khích lệ lớn đối với Freddie , và anh ta quyết định phải làm 1 ca khúc "để đời" cũng như để đảm bảo sự thành công của album mới. Sau hàng tháng trời chỉnh sửa, thay đổi về giai điệu, lời ca cũng như phong cách hoà âm, bản thử nghiệm Bohemian Rhapsody cuối cùng cũng đã hoàn tất. Lúc đó, mọi người trong hãng đều e ngại vì cho rằng nó quá dài để trở thành 1 hit và đầy mới mẻ với phong cách rock thời bấy giờ. Freddie quyết định đưa cho 1 người bạn của mình là Kenny Everett - tay DJ có tiếng của thành London để nghe thử và không quên nhấn mạnh rằng đây chỉ là một đĩa mẫu gửi riêng cho cá nhân anh ta mà thôi nên không được giới thiệu rộng rãi. Nhưng Everett đã bị ấn tượng mạnh với Bohemian Rhapsody đến nỗi anh ta quyết định sử dụng nó trong các buổi chỉnh nhạc của mình. Kết quả là Bohemian Rhapsody đã được phát tổng cộng trên dưới 14 lần trong 2 ngày. Rồi từ đó Bohemian Rhapsody nhanh chóng tràn ngập trên sóng phát thanh đại chúng. Video của bài trụ vững tại trí hạng nhất tại bảng xếp hạng của Billboard những 9 tuần. Bohemian Rhapsody đã trở thành một trong những ca khúc bất hủ của Queen đồng thời mang lại cho tác giả của nó 1 giải Ivor Novello Award khác vào năm 1976.

Bohemian Rhapsody thực sự là một ca khúc kinh điển của Queen cũng như của làng nhạc rock thế giới. Nó vừa mang nét bác học của dòng Classic vừa thể hiện được cái điên cuồng, ngạo mạn của Rock. Qua giọng ca da diết, đau buồn phẫn nộ của Freddie, Bohemian Rhapsody đưa người nghe trải qua biết bao cung bậc tình cảm khác nhau: vui, buồn, đau đớn, phẫn nộ, và băn khoăn... "vậy thì bạn hãy giết chết tôi, đâm mù mắt tôi... bởi vì tôi chỉ là 1 chàng trai nghèo, không ai nương tựa" cũng như sự kiêu ngạo, khinh bạc cuộc đời: "nhưng tất cả cũng chẳng thể làm gì đến tôi" Ôi! Freddie, biết bao người đã phải rơi lệ khi nghe anh hát: "Mẹ ơi, mẹ sẽ không khóc phải không, nếu một ngày con mãi mãi ra đi. Ôi cuộc sống của tôi, nó chỉ vừa mới bắt đầu..."

Bohemian Rhapsody còn thể hiện khát vọng tự do cháy bỏng của mỗi con người, đó còn là bản "Tình Ca Du Mục" nói lên tinh thần phóng khoáng, cuộc sống ung dung tự tại mà chúng ta hằng mơ ước "Như những ngọn gió, tôi đến rồi đi, chẳng để lại chút gì". Hầu hết các binh sĩ Mỹ đã chọn đây là ca khúc tâm đắc nhất của họ bởi vì nó đã miêu tả lại đúng đắn những gì họ đã cảm nhận tại cuộc chiến tranh Việt Nam: đau đớn, dữ dội, chán nản cũng như nói lên ước mơ tự do, cảm giác thanh bình mà họ hằng mong mỏi. Về nghệ thuật trình diễn đây được coi là một trong những ca khúc cầu kỳ nhất của nghệ thuật biễu diễn đương đại với những đoạn hợp âm, giai điệu thay đổi thoăn thoắt đưa người gnhe đến những bến bờ cảm xúc khác nhau. Và vì thế mà các nhà phê bình đa số đều xếp Bohemian Rhapsody vào loại ca khúc kinh điển của làng nhạc thế giới. Đánh giá về Bohemian Rhapsody xin được bắt chước cụ Nguyễn: "tìm hiểu về nhạc của Queen mà không nhắc tới Bohemian Rhapsody thì cững như đi tham quan một ngôi đền, anh đi hết tầng nầy tầng kia, mở hết cửa sổ này cửa sổ nọ mà quên mất cái vọng lâu ở trên đầu mình vậy..."

5. Trong ánh hào quang

Được sự "bảo hộ" của Bohemian Rhapsody, album "A Night At Opera" (phát hành năm 1976) nhanh chóng trở thành sự kiện lớn. Nó mang về cho Queen giải Album bạch kim đầu tiên. Cho đến nay đây vẫn là một trong những album hoàn hảo nhất của nhóm, vừa qua những người yêu nhạc ở Anh đã chọn album này là album tuyệt nhất mọi thời đại (cuộc bình chọn do Virgin Radio tổ chức lấy kết quả từ 3.500 phiếu thăm dò). Năm 1976, Queen tiếp tục các chuyến lưu diễn tại Mỹ và Nhật, hai nơi mà họ đang chiếm lĩnh thị phần âm nhạc. Cùng thời gian này, cả 4 album của Queen đều lọt vào bảng xếp hạng "Top 20 UK" của Anh Quốc. Họ quyết định làm 1 cái gì đó để cảm ơn người hâm mộ. Thế là ngày 18/9/1976, một sự kiện lớn chưa từng có đã xảy ra - Queen tổ chức 1 buổi hoà nhạc miễn phí tại sân Hyde Park, London. Con số khán giả lên đến mức kỷ lục: 200.000 người - số khán giả lớn nhất mà Queen từng trình diễn và đó trở thành kỷ lục tại sân Hyde Park mà còn đứng vững mãi cho đến ngày hôm nay.

Tháng 12, album kết tiếp "A Day At Races" ra mắt các fan hâm mộ. Chỉ 5 ngày trước khi phát hành, hơn 1 triệu bản đã được đăng ký trước với hãng EMI, một sự kiện lần đầu tiên xảy ra đối với một album do hãng này phát hành. Tháng 10/1977, các thành viên trong FanClub được ban nhạc mời tham gia đóng Video clip, bài "We Are The Champions". Năm này cũng ghi nhận thêm 1 giải thưởng nữa cho Queen: single xuất sắc nhất cho bài Bohemian Rhapsody (dĩ nhiên )

Từ 1977 - 1982: theo đúng lời hứa "cứ mỗi năm 1 album", trong 5 năm này Queen lần lượt cho ra mắt 5 album: News Of The World, Jazz, The Game (album đầu tiên họ sử dụng âm thanh, kỹ xảo điện tử), Hot Space và 1 album thu Live là "Live Killers". Tất cả những album này được ghi âm trong giai đoạn sung sức nhất của Queen nên chất lượng thì khỏi phải nói, đây cũng là giai đoạn mà tiếng tăm của họ lên cao hơn bao giờ hết. Một ví dụ nhỏ: tại Pháp, mùa Giáng Sinh năm 1977 sau 12 tuần bám trụ tại vị trí số 1, "We Will Rock You" cuối cùng mới chịu hạ bệ bởi bài... "We Are The Champions". Tính đến cuối năm 1982, Queen có hơn 45 triệu bản tiêu thụ trên toàn thế giới.

Thời gian này cũng là lúc Queen bành trướng ảnh hưởng của mình ra khắp thế giới. Các chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới được tổ chức một cách thường xuyên. Con số thống kê cho thấy: trong giai đoạn này thời gian ban nhạc ở nước ngoài gần gấp đôi thời gian ở Anh Quốc, quê hương của ban nhạc. Queen di chuyển như con thoi giữa Anh, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Châu Âu, New Zealand, Mexico, cả Nam Mỹ, v.v.. Đặc biệt là tại Nam Mỹ, nơi mà họ đã đi vào lịch sử (lại nữa) với 3 buổi biễu diễn "điên rồ" tại Sau Paulo: ngày đầu khoảng 131.000 khán giả, 2 ngày sau lên đến 251.000 ngàn người (một con số khán giả khổng lồ mà nhiều ban nhạc có lẽ phải cộng lại trong suốt sự nghiệp của mình thì mới đạt được). Một kỷ niệm đáng nhớ: tại Argentina, vào năm 1981 tất cả những Single của Queen đã "chia nhau" chiếm lĩnh các vị trí tại bảng Topten Music. Cuối năm 82, sách Guiness Thế Giới chính thức ghi tên Queen là ban nhạc có mức thù lao (cát-xê) lớn nhất.

Đây cũng là mùa gặt hái các giải thưởng của Queen: giải Dick Clarke cho danh hiệu ban nhạc xuất sắc nhất năm 80, giải Top Crossover của Billboard, giải Juno awards của Cananda, một số giải Gramy... cùng vô số các giải lẻ tẻ khác do khán thính giả bầu chọn.

Ánh hào quang của Queen còn được thể hiện qua cách tiêu tiền như nước của các thành viên. Freddie sắm cho mình những chiếc ô tô đời mới nhất (Roll Royce, BMW), những bộ trang phục đắt tiền, những biệt thự thay đổi xoàch xoạch. Còn Roger? Anh chàng này lao vào kinh doanh địa ốc và hắn ta tỏ ra "chí thú làm ăn" đến nỗi có một dạo người ta ko gọi Roger - Rocker nữa mà gọi là Rocker - ông chủ đất. Ban nhạc còn thuê cả máy bay riêng, sân vận động di động trong các buổi trình diễn của mình (các ban nhạc về sau cũng hay làm như vậy). Họ còn mua hẳn cả một Studio riêng tại Montreux, Pháp chỉ đơn giản vì "thích phong cảnh ở đây". Năm 1979, Queen được cả thế giới hoan nghênh khi tổ chức nhiều buổi hoà nhạc từ thiện quyên tiền ủng hộ các nạn nhân diệt chủng ở Campuchia.

Năm 1981, Queen phát hành bộ ba "Greatest" gồm Greatest Hits (album), Greatest Plix (video) và Greatest Pix (sách) đánh dấu một thời kỳ vinh quang tột đỉnh của họ. Từ những bước đi chập chững buổi đầu với Smile rồi phải mất 3 năm để khẳng định tên tuổi, cuối cùng thành công rực rỡ đã đến với Queen, mang lại cho họ tất cả: danh vọng, tên tuổi và tiền bạc.

6. Solo & Scandals

Khi mà tên tuổi của Queen đã được khẳng định trong lòng công chúng yêu âm nhạc thế giới thì cũng là lúc các thành viên của họ bắt đầu ấp ủ những dự án solo cho riêng mình. Người đầu tiên "thử thời vận" là Roger, sếp phó của Queen. Năm 1977 khi cùng nhóm đi tour tại Mỹ, anh đã có những ý tưởng đầu tiên. Sau đó qua nhiều lần cân nhắc, đắn đo anh quyết định ghi âm ca khúc solo đầu tiên: "I Wanna Testif" phát hành vào tháng 8 do chính tác giả bỏ tiền túi ra phát hành. Đến tháng 8/1981 là một album hoàn chỉnh: "Fun In Space". Album được chào đón nhiệt liệt và được các nhà phê bình của Billboard đáng giá cao. Thừa thắng xông lên, Roger ký hợp đồng với hãng EMI hợp tác cho một album solo thứ 2 vào năm 1983. Dường như hành động này đã châm ngòi cho một cuộc đua solo giữa các thành viên còn lại, Brain bay đến Los Angles hợp tác với những người bạn thân thiết tại phòng thu Record Plants Studio và mời một số nhạc sĩ, ca sĩ có tên tuổi khác như Edward Van Halen, Alan Gratzer, Phil Phen,... cho ra đời một mini album có tựa là "Start Fleet Project". Đến lúc này, kẻ lười nhất nhóm là Freddie cũng không thể ngồi yên, bắt đầu sáng tác những ca khúc cho riêng mình..Năm 1983, "Strange Frontier" được phát hành, một năm sau đó là đến lượt "Mr.Badguy", album tự sự của Freddie. Vào năm 1987, một mối tình sét đánh đã giáng xuống đầu gã lăng nhăng Freddie khi chàng gặp Montserrat Caballe- một diva của thể loại Opera - tại Bacerlona, thành phố quê hương của nàng. Freddie liền viết những ca khúc tặng riêng cho Cablle và đôi uyên ương này bắt đầu lao vào thực hiện một album chung (làm cho mọi hoạt động của Queen trong năm này đều bị tê liệt). Roger thì thành lập 1 band nhạc mới - The Cross - với vai trò là nhạc sĩ kiêm nhà sản xuất cho nhóm. Brian tham gia viết nhạc cho các vở kịch Shakespeare. Nhìn chung các hoạt động solo này đầu ít nhiều đạt được thành công và được các chuyên gia đánh giá cao, nhất là Freddie (album Mr.Badguy bán ra hơn 10 triệu bản chỉ sau 2 năm, single "Barcelona" bán hơn 10.000 bản chỉ trong vòng 3 phút và được Ủy ban Olympic Tây Ban Nha chọn làm ca khúc hát chính cho Thế Vận Hội năm 1992 nhưng về sau đã huỷ bỏ vì lý do đạo đức của Freddie). Những thành công này một mặt vừa đáp ứng nhu cầu thử nghiệm những phong cách riêng của từng thành viên, khẳng định tài năng của họ, một mặt đã khẳng định giá trị của Queen, một band nhạc với những thành viên ưu tú.

"Chữ tài liền với chữ tai (tiếng) một vần", dường như trong thế giới nhạc Rock thành công của mỗi ban nhạc luôn đi kèm với những tai tiếng của họ mà Queen có lẽ cũng không là một ngoại lệ. Vụ bê bối đầu tiên là vào năm 1978 khi họ thu âm "Bicycle Race". Lúc này Queen vừa có ông bầu mới là John Reid và ông này đã cùng với chàng trai hư hỏng Freddie nghĩ ra một chiêu thức tiếp thị cho alubm vô cùng độc đáo: Queen thuê cả sân vận động Wimbledon và khoảng 50 cô gái ăn mặc khoả thân ngồi trên xe đạp tham dự một cuộc đua xe, sau đó những bức ảnh chụp cuộc đua này nhìn từ trên cao đã được đính kèm với bìa album mới như là một minh hoạ cho cái tựa "Bicycle Race". Hành động này của Queen đã gây ra phản ứng mạnh, album bị cấm lưu hành ở hầu hết các nước châu Á và 1 phần châu Âu, châu Mỹ. Queen phải thay những bức ảnh ấy bằng những biểu tượng khác sạch sẽ hơn nhưng tai tiếng từ vụ này thì không bao giờ tẩy sạch được. Sau đó là vào năm 1984, khi họ đang trong chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới thì Freddie đột nhiên bị mất giọng và suy sụp về sức khoẻ và thế là ban nhạc buộc phải huỷ các buổi biễu diễn của họ mà không thông báo trước. Tận dụng thời gian này các thành viên tranh thủ mua sắm xả hơi, chuyến lưu diễn vònh quanh thế giới bỗng trở thành chuyến du lịch vòng quanh thế giới. Thế nhưng các khán giả đã tỏ ra giận dữ và có người đã lấy xe đạp đập vỡ cửa kiếng tại các khách sạn của ban nhạc. Bắt đầu có những lời xì xào bàn tán về Queen, về nhiệt huyết âm nhạc của họ. Và mặc dù Queen đã ra lời giải thích nhưng dư luận vẫn không tha, một số người cho rằng Queen đã xem thường khán giả hay tệ hơn kết tội họ đã mắc "bệnh ngôi sao".

Đó là chung cả nhóm còn về từng thành viên thì cũng gặp nhiều vụ. Brain bị nghi ngờ về tội trốn thuế, Roger bị điều tra trong những hoạt động kinh doanh địa ốc mờ ám. Nhưng có lẽ không ai vượt qua được "chàng trai hư hỏng" Freddie. Cànhg ca sĩ gốc Ấn này với những cuộc tình chớp nhoáng, ăn chơi thác loạn ở các hộp đêm luôn là chủ đề yêu thích của các tờ báo lá cải ở Anh. Ngoài ra Freddie còn bị phát hiện nghiện ma tuý mà album tự sự Mr.Badguy đã phản ánh phần nào bản tính phóng túng của Freddie. Và chính vì lý do đạo đức mà Ủy ban TVH đã loại bỏ vào giờ chót ca khúc Barcelona của anh ta.

LinkedInPinterestCập nhật lúc: