Bàn về cách xử thế và phép lịch sự trong quan hệ giao tiếp của người Việt Nam hiện nay

04:24 CH @ Thứ Bảy - 31 Tháng Ba, 2007

Chúng ta hay bàn nhiều về đạo đức, nhân cách con người Việt Nam nhưng có lẽ còn ít nói đến phép lịch sự, cách xử thế của họ trong các quan hệ giao tiếp diễn ra hàng ngày trong gia đình, ngoài cộng đồng. Cũng có người nghĩ rằng phép lịch sự là cái gì xã giao bề ngoài, hình thức làm mất tính đặc thù cá nhân. Họ muốn sống một cách "tự nhiên", riêng biệt, không giống người khác. Điều đó có đúng không? Ở đây, chúng ta thử tìm hiểu về cách xử thế và phép lịch sự của mỗi cá nhân trong giao tiếp gồm những nội dunggì, có ý nghĩanhư thế nào? có đem lại cho chúng ta sự thoải mái, dễ chịu trong cuộc sống thường ngày không?

Con người luôn sống trong các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Các quan hệ này tạo ra môi trường sông thường xuyêncủa mỗi cá nhân và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cáchvà xu hướng hành động của họ. Chính cuộc sống đòi hỏimỗi người phải có xử thế đúng đắn, thể hiện qua phép lịch sự trong quá trình tiếp xúc với các đối tác khác nhau, ở những địa điểm khác nhau. Đồng thời chính con người lại chủđộng xây dựngnhững mối quan hệ đó một cách tất nhất cho bản thân, cho cuộc sống, góp phần tạo nên một xã hội ổn định, hài hoà, tiến bộ và văn minh hơn.

Vậy cách xử thế và phép lịch sự là thế nào? Nội dung bao gồm những vấn đề gì?

Cách xửthế chính là những hiểu biết về các phong tục, tục lệ của đời sống xã hội. Một người có cách xử thế đúng đắn (được giáo dục, hướng dẫn) khi giao tiếp với xã hội phải tuân theo nhữngchuẩn mực nhấtđịnh, hành động theo mộtsố quy ướcvà yêucầu đã được mọi người coi là thích hợp nhất. Những chuẩn mực, quy ước đó chính là nội dungcủa cách xử thế được thể hiện qua phép lịch sựtrong đối xử hàng ngày.

Cách xử thế, cũng như phép lịch sự thayđổi theo hoàn cảnh lịch sửcụ thể(về thời gian) xưa khác nay, theo môi trườngnhất định (về không gian) ở gia đình khác ở nơi công cộng...

Trước kiakhi chúng ta chào người già người trên, hơn mình về tuổi tác về địa vị xã hội, về thứ bậc trong gia đình, dòng họ... thì thường cúiđầu nói "lạy ông, lạybà, lạycụ...". Ngày nay, người lớn, trẻ em khi chào chỉ nói: "cháu chàoông, chàobà...". Đó là chuẩn mực mới được xã hội hiện đại chấp nhận. Thay cho khoanh tay, vái lễ, người ta bắt tay nhau kể cả giữa nam nữ, giữa người trên, người dưới (thường người trên giơ tay ra trước), đối với người già thì không bắt tay, chỉ chào, tránh việc người trẻ giơ tay bắt tay người già.

Về môi trường,địa điểm. Ở giađình, cha mẹ, con cái, anh em chuyện trò vui vẻ, bộc lộ tình cảm thân thiết, tâm sự cùng nhau những chuyện riêng tư. Nhưng khi giao tiếp với ngườilạ, lần đầu gặp ở nơi công cộng (ở bến xe, khi đợi mua hàng...) thì lại cần phải kín đáo, nói ít, không bộc lộ đời tư của mình, không sa vào những câu chuyện dài dòng, đặc biệt nói về các đề tài như tôn giáo, chính kiến, chính trị...Ra đường gặp người lạ hỏi điều gì, cần trả lời ngắn gọn, không bình luận. Nhưng nếu cứ im lặng mà đi là rất bất lịch sự. Tuy nhiên nếu gặp lại người đó ở một bữa cơm, bữa tiệc do chủ nhà cùng mời đến, thì lại cần thể hiện sự quan tâm đến người đó, nói chuyện, trao đổi ý kiến, kể cả trao đổi số điện thoại, địa chỉ... Như vậy, tuỳ theo môi trường khác nhaumà cách xử thế của chúng ta cũng thay đổi cho thích ứng với hoàn cảnh lịch sự cụ thể.

Cách xử thế của mỗicá nhân trong giao tiếp xã hội được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử lâu dàihàng ngàn nămtiến hoá của nhân loại và ngày càng tiến bộ, văn minh hơn. Nó gắn với nền văn minh của từng thời đại với đặc điểm văn hoá từng dântộc, khu vực dân cư và có tính lịch sử cụ thể. Các biểu hiện của cách xử thế mang tính dântộc, tính giai cấp,lái gắn với tính chất giới (nam nữ) với tuổi tác(già trẻ). Nó chịu ảnh hưởng của nghề nghiệp, địa vị xã hội và cũng mang đặc điểm cá tính, cá nhân.

Phép lịch sựchính là một tổng hợp các nghi thứcđược biểu hiện ra trong cách giao tiếp với người xung quanh. Những nghi thức đó không phải là những ứng xử máymóc mà những hành động linh hoạt, nhiều vẻ, gắn với hoàn cảnh, môi trường cụ thể, tuỳ theo đối tác gặp gỡ. Nó nói lên cách xử thếcủa mỗi cá nhân trong các trường hợp giao tiếp khác nhau.

Lấy ví dụ về lời chào hỏikhi gặp gỡ người quen, chúng ta chào chứng tỏ mình đã nhận ra họ, kèm theo lời chàocó thể là bắt tay, mỉm cườihay theo phong tục Châu Âu, có thể ôm hônnếu hai bên tình cảm gắn bó, thân mật.

Lời chào hỏi liên quan đến những quy ước nhất định, chịu ảnh hưởng của những đặc điểm văn hoá dân tộc, đặc biệt có liên quan đến địa vị xã hộicủa hai người. Nó được thể hiện như sau: theotuổi tácngười trẻ chào người già trước, theo địa vị xã hộingười có địa vị thấp chào trước người có địa vị cao hơn, kết hợp hình thức chào với mứcđộ thân mậtvà gắn với đặc điểm văn hoá dântộc: nắm tay nhau, bá vai, vỗ vai nhau, ôm hôn...cũng như thời giangặp gỡ, mới gặp hay lâu ngày rồi, với môi trường gặpgỡ ở ngoài phố, nơi công cộng hay tại gia đình, ở ngoài phố cần kín đáo hơn, ở gia đình thân mật, cởi mở hơn. Mục đích và ý nghĩa của lời chào hỏi chính là chúng ta tự đặt mình trong hệ thông của cách xử thếđã được quy định và được xã hội chấp thuận.

Khi muốn thiết lập mối quan hệ giữa những người hoàn toàn xa lạ nhau, thì lời giới thiệucủa người thứ ba là rất cần thiết. Những lời giới thiệu về tên tuổi, chức danh địa vị xã hội cho phép hai người gặp nhau lần đầu đi vào quan hệ với nhau với những ruiro thấp nhất và tuân theo những quy ước chung.

Phép lịch sự dạy chúng ta tôn trọng người khác:con người họ, tuổi tác, địa vị xã hội, nghề nghiệp, giới tính, tài sản của họ, cuộc sống riêng tư của họ. Đó chính là một nghệ thuật sống tế nhịvà không bao giờ buộc người khác phải chấp nhận mình một cách thô bạo (mình là người cấp trên, người tài giỏi…). Người cấp trên, người tài giỏi tỏ ra khiêm tốnvới người chung quanh, với người cấp dưới, chủ động chào hỏi, chuyện trò với họ, chứng tỏ mình đánh giá cao đối tác có giáo dục.

Kính trọng ai là thể hiện sự hiểu biết,sự kính trọngvà nhìn nhận những điềuhọ được hưởng:kính trọng người có tuổi kính nể địa vị xã hội của họ… Kính trọng ai là giúp đỡ người ấy được giới thiệu theo một hình ảnh tốt và đầy đủ về bản thân họ. Ví dụ giới thiệu người có lòng nhân ái hay giúp đỡ người nghèo, người thương binh đã hy sinh thân mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, tỏ lòng kính trọng giới thiệu một nhân viên cấp dưới đã hết lòng tận tuỵ với công việc...

Kính trọng một người là kính trọng những gì thuộc vềhọ: không xâm phạm vào đời tư của họ, không sử dụng những đồ vật thuộc về họ mà không được họ cho phép... Những hình thức của sự tôn trọng này thể hiện sự tế nhịvà sự dè dặt.Mỗi người chú ý đến trật tự xã hộivà tự giới thiệu một hình ảnh đúng đắn về bản thân.

Chúng ta hiện nay đang đau đầu, khó chịuvề những cử chỉ bất lịch sự diễn ra chung quanh ta, đặc biệt ở lớp trẻ mới lớn lên, ít được giáo dục: gặp người già đến nhà, con cái không chào, lên xe buýt, thanh niên tranh chỗ ngồi - chỗ ngồi tốt, không nhường chỗ người già, phụ nữ có con nhỏ, ra đường chúng xô đẩy người khác không xin lỗi,nói năng thì thô lỗ, luôn mồm chửi tục, chửi đổng, ăn mặc thì lôi thôi, tự động nhận xét bừa bãi về người khác ở nơi công cộng ... Những kẻ bất lịch sự không chỉ thể hiện họ không tôn trọng người khác mà chính họ thiếu lòng tự trọng,đã nêu ra một hình ảnh xấu về bản thântrước mặt người khác.

Về nhữngmục tiêuvà nguyên tắc chỉđạo cách xử thế và phép lịch sự.

Cuộc sống xã hội diễn ra vô cùng phức tạp, đa dạng, những lời khuyên cho hành động của chúng ta có vẻ như độc đoán, khó nhớ. Thực tế chúng hợp thành một tổng thểđược xây dựng trong sự gắnbó chặt chẽvới nhau.

Những nguyên tắc chỉđạo cách xử thế, cũng như phép lịch sự, đồng thời là những mục tiêunhằm đạt tới là:

Trước hết là thực hiệntốt việc xã hội hoá.Mỗi cá nhân thừa nhậnvà tôn trọngnhững quy tắc và giá trị chung của các mối giao tiếp và liên hệ xã hội. Mỗi cá nhân tham gia, hoàđồng vào xã hội và thích ứngđược với cuộc sống cộng đồng.

Mỗi người thừa nhận mình là một thành viêncủa một tập thể, một cộng đồng nhất định, mà không phải là một cá nhân duy nhấtvượt trội, sống tách biệtvới người khác. Ở đây tính xã hộivượt lên tính cá nhân.Cá nhân hoà đồngvào xã hội.

Biết thích ứng,đó là yêu cầu cơ bản đảm bảo cho cá nhân tham gia và hoà đồng vào xã hội. Để có thể sống với người khác và sống thoải mái với họ, cần thiết phải thích ứng với những luật tục thông thườngđang diễn ra chung quanh mình. Ví dụ đến dự một cuộc họp, một buổi kỷ niệm cần ăn mặc chỉnh tề, nói năng lịch sự, trong khi đến gia đình gặp người quen có thể chuyện trò vui vẻ, gọi nhau anh chị, mày tao ... Đến dự đám tang, không ăn mặc loè loẹt, không nói chuyện ồn ào, cần nói khẽ, nói ít, tỏ thái độ kính trọng, thương tiếc người đã mất...

Thứ hai là sự cân bằng,nguyên tắc điều chỉnh trật tự xã hội. Các quan hệ giao tiếp diễn ra trong sự traođổi, có đi có lại.Ví dụ phải đáp lại lời chào, trả lời cảm ơn việc bạn bê mời ăn...thể hiện sự quan tâm đến nhau(người trẻ giúp đỡ người già đi lại, người già chú ý hướng dẫn người trẻ những điều chưa biết...).

Sự cân bằng đặt sựđồng ýtrên sự đốilập, cho phép giải toả những xu hướng đối lập, cũng như đáp ứng nhu cầu bình đẳngvà tôn trọng lẫn nhautrong thực tiễn xã hội: ví dụ người dưới kính nể người trên, nhưng người trên phải thể hiện sự tôn trọng người dưới, đối xử bình đẳng, không hách dịch.

Vai trò của sự cân bằng là đảm bảo một sự công bằng nhất định, một giới hạnnhất định, một sự dè dặtnhất định trong trật tự xã hội. Mọi người dù cương vị xã hội thế nào thì chỗ đứngcủa họ phải được thừa nhận. Các quyền lợi cũng như nghĩa vụ của người đó, các thành viên của cộng đồng phải thừa nhận,dù họ ở địa vị xã hội cao hay thấp.

Như vậy có sự traođổi và sự quan tâm lẫn nhautrong đối xử xã hội. Người ta không nhậngì hết nếu không cho lại cáigì, dùlà tượng trưng(thái độ kính nể, trò chuyện bình đẳng ...).Người ta cảm ơn cô bán hàng đã tiếp đón mình, trả lời thư khi nhận được...

Sự cân bằng đem lại cho người ta cảm giác về sự công bằng,sự bền vữngvà sự thoải máitrong giao tiếp xã hội. Trái lại những mối quan hệ không cân bằng đem lại sự khó chịuvà cảm giác danh dự, tình cảm của mình bị vi phạm (chào một người mà họ không thèm chào lại, mời một người đến nhà chơi, họ không đến lại không cho biết lý do trả lời...).

Sự hài hoàgiúp cho việc thực hiện được sự cân bằng và thích ứng. Ví dụ như thích ứng với một môitrường mới, đến nơi ở mới và thiết lập được những quan hệ láng giềng tết. Chú ý tạo sự cân bằng trong quan hệ với người khác (người ta giúp mình, mình quan tâm giúp đỡ họ lại ...) đó là sông hài hoàvới họ.

Sự hài hoà trong việc tự thể hiện bản thânvề mặt hình thể nhu màu sắc, chất liệu quần áo, dáng vẻ đi đứng phải phù hợp với lứa tuổi, địa vị xã hội và hoàn cảnh cụ thể cũng có ý nghĩa quan trọng. Tránh việc người già ăn mặc lòe loẹt con gái ăn mặc hở hang, thanh niên cởi trần, mặc quần lót đi ngoài phố. Đó là những nguyên tắc về thẩm mỹtối thiểu.

Sự hài hoà cũng đòi hỏi chú ý việc quảnlý thời gian(gặp nhau nói chuyện ngắn hay dài tuỳ tình hình), địa điểmvà cách xử sụ phù hợp với mồi trường chung quanh(ví dụ không nên đứng giữa đường, giữa hai xe máy, nói chuyện với nhau rông dài, nói to, cười to…).

Thứba là sự kính trọng:kính trọng người khác và tôn trọng mình, gắn bó chặt chẽ với nhau. Kính trọng người khác, là thể hiện sự coi trọngvà quý mếnhọ. Kính trọng người khác còn thể hiện ở chỗ không làmgì mất mặthọ. Ví dụ nói xấu họ một cách bóng gió...không làm cho họ lúng túnghay trở nên lo lắng. Ví dụ không hỏi ông bố ngay ở nơi công cộng về cậu con trai nghiện hút, bỏ học, khiến người khác chú ý nghe và ông ta lúng túng, xấu hổ. Hãy làm ra vẻ không biết sai sót, vụng về của một người nào đó ở nơi công cộng. Ví dụ họ đang ăn cơm đánh rơi đũa, thìa ...không nên để ý đến sự vụng về ấy của họ.

Sự tôn trọng người khác gắn với việc tôn trọng bản thân,thể hiện việc bảo vệ danh dự cá nhânvà ý thức tự trọng.Cần chú ý từ dáng vẻ bề ngoàicủa mình (vẻ mặt, cách đi đứng chững chạc, ăn mặc theo tuổi tác không lố lăng, kỳ dị) đến nơi giao tiếpcủa mình.

Tự trọng cũng là giúp người khác khi tiếp xúc với mình khỏi lúng túng (ví dụ họ phải tiếp xúc với người ăn mặc quá nhếch nhác, nói năng thô lỗ...). Mỗi người phải tôn trọng nếp sống chung. Ví dụ phải xếp hàng, không được vứt giấy ra đường, không vào một địa điểm tư nhân mà không được phép...

Một thể hiện khác của sự kính trọng là sự kín đáotrong giao tiếp xã hội. Sự kín đáo là nguồn gốc của cách khéocư xửđi đôi với sựđè dặtcần thiết. Đó là nghệ thuật biết giữ gìn chỗ đứng của mìnhvà quên đi những cái không cần thiết.

Khéo xử, tế nhị là không làm phiền người khác, khôngđi sâu vào đời tư của người ta,đồng thời lại chú ý đáp ứng những mong muôncủa họ. Ví dụ họ muốn tìm chỗ ngồi, muốn lấy một tách cà phê ở cuộc họp...

Dè dặtlà biết cách giữ gìn một khoảng cáchgiữa mình và người khác, đặc biệt khi ta ít quen biết họ, không kể chuyện đời tư của mình một cách dễ đãi, không mời đến nhà những người ít quen biết, hạn chế việc nam nữ ôm nhau nơi công cộng...

Việc nêu lên 3 nguyên tắc cơ bản nói trên cho thấy cách xử thế và phép lịch sự không phải là những công thức giả tạo và có phần lỗi thời như người ta nghĩ. Đó là những phương thức cơ bảnđể điều chỉnh các quan hệ xã hội.Người ta đã ví các quan hệ xã hội mà không có phép lịch sự thì như một ngôn ngữ khôngcó văn phạm.Nếu ngôn ngữ cho phép có những câu nói vô cùng đa dạng thì phép lịch sự đem lại cho cách cư xử của mỗi cá nhân một sự phản ứng cơđộng và sự sáng tạophong phú.

Từ cách xử thế đúng đắn, lịch sự trong giao tiếp xã hội mà người ta có nhận thức đúng đắn về bản thân và về người khác.Điều này giúp họ ngày càng trưởng thànhlên và có kinh nghiệm sôngngày càng phong phú. Cách xử thế thể.hiện vôn sốngcủa mỗi cá nhân, sự hiểu biết của mỗi người về các quan hệ xã hội.

Nó được tíchluỹ đầnđần, qua kinh nghiệm sống, qua được học tập, giáodục, theo tuổi tác, theo côngviệc xã hộiđang tiến hành và hoàn cảnh riêng tư.

Tóm lại, cách xử thế giúp con người đạt được những yêu cầu mong muốn trong quan hệ giao tiếp, giúp xây dựng những quan hệ tốt trong gia đình, ngoài xã hội, họ làm việc có kết quả và sống thoải mái.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa ứng xử của giới trẻ

    26/05/2016Sương LamBên cạnh những cái "được" dễ thấy của người Việt trẻ như kiến thức rộng, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư duy nhạy bén... thì cũng có những điều trái khoáy: các bạn "thiếu văn hóa" một cách trầm trọng trong ứng xử. Chúng ta vẫn thường nghe "Thanh niên là rường cột của nước nhà", là "hy vọng của quốc gia"... Vậy thì Việt Nam ta rồi sẽ về đâu?
  • Ứng xử với thông tin

    12/11/2015Phan ĐăngKhái niệm “công dân IT” (Information Technology) gợi mở nhiều suy nghĩ về vấn đề kiểm soát thông tin và sở hữu thông tin trong một bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ hóa, vi tính hóa hôm nay...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: tùy tiện giao tiếp, thạo sử người, chẳng học ai cả

    24/09/2015Vương Trí NhànNgười nước mình từ xưa đến nay, cái tâm lý đối với việc học là học mà đi thi, đi học cũng như đi buôn bán hay làm nghề, cái mục đích chỉ là cầu lợi mà thôi...
  • Hai cách giao tiếp khi học

    20/09/2014Nguyễn Ngọc BíchKhi một người thầy dạy dỗ học trò thì có ba quá trình diễn ra: (1) thầy giảng cho trò hiểu những kiến thức nào đó; (2) học sinh hiểu và biết áp dụng để sau này đỗ đạt và khấm khá; (3) khi thành đạt, trò sẽ nhớ ơn thầy và đền đáp bằng một cách nào đó. Đó là cách giao tiếp trong giáo dục và ta có thể diễn tả ba quá trình kia bằng một hình một tam giác...
  • Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam

    06/06/2006Nguyễn Tất ThịnhTôi viết cuốn sách này với cách nhìn xuyên suốt của văn hóa xã hội. Để trở thành gì thì vấn đề cốt lõi là đẳng cấp văn hóa, để hội nhập vấn đề xuyên suốt cũng là văn hóa. Cuối cùng là mong muốn sự phản tỉnh văn hóa, như luống đất đã được lật luống, trồng trên đó cây gì tùy thuộc vào mỗi người. Có nhiều thứ để trồng lắm, nhưng đó phải là những thứ tốt lành nuôi dưỡng chúng ta và thúc đẩy chúng ta phát triển...
  • Ứng xử với thiên nhiên

    05/06/2006Phan QuangThật chưa đủ khi chỉ gọi rừng và thiên nhiên là những người bạn tốt của Chúng ta. Còn hơn thế, đó là những người bạn nhẫn nại. Họ sẽ chẳng phàn nàn với ai. Họ chỉ thầm lặng ra đi, thầm lặng biến mất nếu bị chúng ta coi thường những nhu cầu của họ...
  • Văn hóa ứng xử và tiến bộ xã hội

    25/05/2006Nguyễn Văn TrọngThời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trưởng tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại...
  • Tổ chức giao tiếp như một phương thức kích thích lao động trong các doanh nghiệp

    02/05/2006Nguyễn Đông...kích thích lao động sáng tạo vẫn là vấn đề bức xúc cần đầu tư giải quyết thích đáng để doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung có thể phát triển nhanh và có hiệu quả.
  • Kỹ năng giao tiếp trong phối hợp nhóm

    12/04/2006Nguyễn Vĩnh GiangNhững hiểu biết về kỹ năng phối hợp các cá nhân trong nhóm có rất nhiều, đó là các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tạo được quyền lực và gây ảnh hưởng, kỹ năng khuyến khích người khác nỗ lực làm việc, kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm và với các nhóm khác...
  • Văn minh giao tiếp thời hội nhập

    04/08/2005Diệu TrangVăn hoá thấm từng giọt, còn tiền thì có thể đến một cách ào ạt chẳng hạn như ngày mai anh trúng số độc đắc bỗng nhiên trở thành người giàu có. Đánh giá một con người văn minh, văn hoá, người ta không nhìn theo kiểu cứ là quan chức thì phải bút Monblank, ví Cartier, giày Christian Dior... Cái đó không quan trọng vì họ cũng rất biết về Việt Nam và không phải là mong đợi sự sang trọng đập vào mắt họ mà là người này tầm nhận thức thế nào, hiểu bên ngoài ra sao và mục đích anh đi ra thế giới để làm gì? Vậy nên "văn minh" ở đây là nắm bắt xu thế của thế giới đồng thời khẳng định được đặc thù của bản thân.
  • Văn hóa ứng xử = sức mạnh doanh nghiệp

    09/07/2005“Người giỏi hay đi, làm sao giữ chân được họ? Chỉ có họ mới tự giữ được nhau. Và sự ràng buộc này không phải bằng tiền lương, chức vụ, vì những thứ này thường không có nhiều, mà phải tạo được sự liên kết bằng văn hóa doanh nghiệp”.
  • Bản chất quá trình giao tiếp

    07/07/2005Mục đích của giao tiếp là truyển tải được những thông điệp. Đây là quá trình liên quan đến cả người gửi và người nhận thông điệp. Quá trình này có khả năng bị mắc lỗi do thông điệp thường được hiểu hoặc dịch sai đi bởi 1 hay nhiều hơn những thành phần khác tham gia vào quá trình này. Điều này tạo nên những rối loạn không cần thiết và giảm hiệu quả. Thực tế thì một thông điệp chỉ thật sự thành công khi cả người gửi và người nhận điều lĩnh hội nó theo cùng một cách.
  • Trau dồi kỹ năng giao tiếp

    28/01/2004Một nghiên cứu mới được tiến hành ở Mỹ đối với 20.000 người phỏng vấn cho thấy: lý do số 1 làm cho người ta rời bỏ công việc chính là "cách đối xử không tốt của ông chủ". Nói cách khác, đó là vì họ đã gặp phải những ông chủ tồi...
  • Giao tiếp - phẩm chất của người kinh doanh

    11/11/2003Trong một bữa tiệc hay một sự kiện có đông người, bạn sẽ thấy có những người nổi lên giữa đám đông với một phong cách hòa đồng bên cạnh những người có vẻ kín đáo hơn. Họ thường chủ động bắt chuyện với mọi người, niềm nở và có thể bắt chuyện với bất cứ ai. Đó là một kỹ năng rất cần thiết cho người kinh doanh, nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có phẩm chất này.
  • xem toàn bộ