Bánh chưng vẫn là linh hồn của Tết

05:44 CH @ Chủ Nhật - 07 Tháng Hai, 2010

Là một nhà dân tộc học, một người làm công tác bảo tàng, tưởng rằng ông sẽ thích nói về truyền thống và “dị ứng” với những thay đổi. Nhưng ngược lại, những điều mà PGS. TS Nguyễn Văn Huy, nguyên giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trao đổi xung quanh cái Tết cổ truyền đáng cho nhiều người phải suy nghĩ.

Bản chất của ngày Tết là sự bày tỏ đạo hiếu

Thời gian gần đây, cứ nói đến Tết là người ta nhắc đến Tết xưa, hoài niệm về những cái đã qua.

Đúng là trên các phương tiện truyền thông người ta hay khai thác Tết xưa như những đề tài của ngày Tết. Đấy là cái nhìn có phần phiến diện, không phải toàn cảnh của xã hội. Còn trong cuộc sống người ta lại rất thực tế, bao giờ người ta cũng xử lý chuyện đó một cách hài hòa. Con người Việt Nam rất biện chứng, rất linh hoạt, rất uyển chuyển, dễ dàng chấp nhận sự thay đổi để phù hợp với cuộc sống đương đại. Từ lâu nay chúng ta đã phải xử lý uyển chuyển giữa cái cũ và cái mới, giữa cái gì mà ta gọi truyền thống và cái gì là đương đại với những cái sẽ đến trong tương lai.

Vậy ý nghĩa của Tết cũng thay đổi?

Đã nói đến Tết bao giờ cũng phải nói đến cái tâm linh của người Việt, dù già hay trẻ người ta cũng đều nhớ đến bố mẹ, ông bà, tổ tiên, quê hương, bản quán. Điều đó có lẽ đã đi vào tâm thức, cho nên gần Tết người ta phải đi chạp mộ, đấy là bước đầu tiên khởi động cho câu chuyện Tết. Điều chắc chắn thứ hai là việc cũng giỗ tổ tiên, mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết... Đó là những cái đã tồn tại và sẽ phải tồn tại và sẽ phải tồn tại, nó đã lặp lại và trở thành nếp sống, là cái đạo hiếu.

Là một nhà dân tộc học, ông nghĩ thế nào khi gần đây người ta có xu hướng thay đổi cách đón Tết cổ truyền, tức là không đón Tết ở nhà mà đi du lịch?

Điều kiện kinh tế xã hội thay đổi nhiều, đời sống khá lên. Trước đây việc đi ra nước ngoài cực kỳ khó, giờ đây người ta có thể dễ dàng đi du lịch châu Á, châu Âu, châu Mỹ... Từ đó, nó tạo nên những thay đổi và tất nhiên cách đón Tết cũng thay đổi theo. Người ta không chỉ dùng 3 ngày Tết để đi chúc Tết nhau như trước nữa mà có khi đi chúc Tết bố mẹ ông bà sớm rồi những ngày Tết người ta đi du lịch 3 ngày, 5 ngày, 1 tuần... Như vậy là bản chất ngày Tết là một sự bày tỏ đạo hiếu với bố mẹ vẫn được giữ. Tất nhiên, sự thay đổi đó không phải thích ứng ngay với toàn xã hội mà là sự thích ứng dần dần, bắt đầu từ các doanh nhân, những người khá giả, tuổi trẻ. Tuy nhiên, đi du ngoạn vẫn còn là ước mơ của đa số nhân dân.

Có nghĩa là ông ủng hộ sự thay đổi đó?

Tất cả những chuyện đấy là bình thường nên mình phải thích nghi để thích ứng. Thực sự đó là nhu cầu, đừng nghĩ đấy là nhu cầu người ta muốn rũ bỏ truyền thống, mà đó là nhu cầu mới, người ta cần đi để được nghỉ ngơi, để được mở mang trí tuệ, để sau đó trở về với tâm trạng vui vẻ, thoải mái hơn. Hơn nữa, đây cũng là dịp cả gia đình có thời gian cùng nghỉ ngơi, cùng hoạt động, cùng chia sẻ, gắn bó vì những ngày đi làm, vợ chồng, con cái đều hối hả với công việc, học tập của mình. Việc củng cố mối quan hệ xã hội qua ngày tết đã thay đổi, xưa là đi chúc Tết nhau, nay là cùng nhau đi du lịch. Tuy nhiên, cũng do điều kiện ấy, người ta có thể rũ bỏ được những tập quán xưa: vất vả chui vào bếp lo một bữa cơm cho cả nhà. Nếu có điều kiện chỉ ăn một bữa cơm tất niên, không cần quá rôm rả và quá mất thì giờ mà vẫn vui vẻ. Bây giờ người ta có nhiều cách để có một bữa cơm tất niên vui vẻ, nhưng vẫn trang trọng và rất tết cho mỗi gia đình.

Nhưng nhiều người già cảm thấy trẻ con thiệt thòi vì không được đón cái tết cổ truyền như xưa.

Tôi không nghĩ là nhiều người già nghĩ thế, người ta mừng vì con cháu được mở mang, được đi đây đi đó. Đi một ngày đàng học một sàng khôn mà. Trẻ con sớm được xuất ngoại, đó là những điều mà trước đây các ông bố, bà mẹ không dám ước mơ. Trước chỉ dám ước mơ cho con bộ quần áo mới, đôi giày mới, một món quà nho nhỏ trong ngày Tết. Bây giờ những cái mà trước kia không dám mơ nay đã trở thành điều bình thường của một tầng lớp xã hội và nó trở thành ước mơ gần của rất nhiều người.

Có mất mát, nhưng mất cái này sẽ được cái khác

Chúng ta vẫn nói, bánh chưng là linh hồn của ngày Tết, nhưng giờ đây bánh chưng có quanh năm, đối với trẻ con cũng không có gì thích thú nữa.

Bánh chưng về mặt tâm linh vẫn là linh hồn của ngày Tết, không thể không có trên bàn thờ tổ tiên. Giờ nhiều gia đình không tự gói bánh chưng mà vẫn có bánh chưng qua các dịch vụ... Đó là sự tiến bộ của xã hội chứ không phải sự thụt lùi, làm giảm nhự lao động phổ thông cho con người. Cũng có người tiếc nuối là không được ngồi cùng nhau gói bánh chưng, đây là dịp mọi người tụ họp với nhau, trao đổi, thắt mối dây liên hệ trong gia đình. Trẻ con không được cùng bố mẹ, ông bà gói bánh, để kế thừa những cái di sản đó, không được cái vui sướng của ngày Tết là được ngồi bên bếp lửa nấu bánh chưng và chờ bánh chín... Tất cả những cái đó là những hoài niệm chả bao giờ trở lại.

Vậy ông có thương cho trẻ con vì không được hưởng những cái đó không?

Việc gì phải thương. Có khi chúng nó thương mình thì có. Thấy tội nghiệp bố mẹ, vất vả vì những trò vớ vẩn, ai cần những cái đó (cười). Đó là cả vấn đề đấy. Cần phải hiểu rằng, có những cái mất mát, nhưng mất cái này thì nó lại được cái khác. Mất cái ngồi bên bếp lửa thì nó lại được mở rộng tầm mắt, mất chuyện ngồi gói bánh chưng cùng ông bà thì nó lại được ra ngoài thế giới để tận hưởng một nét mới của Tết. Đấy là những mối lợi của một thế hệ mới, của một tầng lớp mới. Đấy là điều phải mừng vì sự thay dổi, mừng vì sự tiến bộ.

Có nghĩa là ta chấp nhận mất đi, kể cả những cái tốt đẹp?

Tôi nghĩ, trẻ con sẽ không mất đi những kỹ năng cũng như những phong tục đấy nếu như xã hội biết tôn trọng, biết dạy dỗ những cái đó. Thí dụ, tôi làm về bảo tàng, trong những ngày Tết mình có thể tổ chức dạy cho trẻ em cách gói bánh chưng, nói về truyền thống, các câu chuyện về bánh chưng... có nhiều cách để trẻ học và trải nghiệm từ những câu chuyện ấy.

Thế ông có nghĩ là đến một lúc nào đó ông sẽ phải bảo tồn cả cái Tết cổ truyền không?

Không phải lúc nào đó mà điều đó Bảo tàng Dân tộc học đã làm rất nhiều, đã từng giới thiệu, trưng bày Tết ở bảo tàng và đưa sang Mỹ. 5 – 10 năm nay đã trở thành truyền thống, cứ đến mùng 4 Tết trẻ em cùng gia đình, thanh niên, người già đã tập trung hơi Tết ở Bảo tàng Dân tộc học để tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức ẩm thực truyền thống...

Cái Tết nào để lại cho ông nhiều kỷ niệm nhất?

Đó cũng là những cái tết đi xa, một cái tết xa nhà. Khoảng năm 1969 – 1970 tôi cùng GS Đặng Nghiêm Vạn, khi đó đang công tác tại Viện Dân tộc học, đi nghiên cứu điền dã ở Tây Bắc để ăn tết với đồng bào Kháng ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Đường sá đi lại thời đó vô cùng khó khăn, chúng tôi đi ô tô hàng, đi xe đạp, đi thuyền, đi bộ để đến được với bà con người Kháng. Chúng tôi sống với họ khoảng một tuần. Tết không có gì ăn. Sớm mùng Một Tết cả làng nghe tin tìm được một con lợn rừng chết ở trong rừng không biết từ bao giờ, thế là kéo nhau đi khiêng về, thịt được chia cho cả làng về nấu bữa sáng đó.

PGS. TS Nguyễn Văn Huy hiện là Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn Di sản tiền sĩ và các nhà khoa học Việt Nam, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển Văn hóa, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ông là người đã góp phần làm thay đổi quan niệm của mọi người về hoạt động bảo tàng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tản mạn về câu đối tết

    22/01/2020Trần Phỏng DiềuSáng tác câu đối là một thú chơi tao nhã của bậc trí thức nhiều thời, có nội hàm văn hóa rất cao, thể hiện luân lý của người Á Đông nói chung, tính nhân văn của dân tộc ta nói riêng. Mỗi độ xuân về, ngoài việc trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, nhà nào cũng dán câu đối.
  • Mạn đàm tập tục Tết

    22/01/2020Bùi Đức Anh TúNăm nào cũng vậy, sau lễ cúng ông công ông táo, mọi gia đình quét dọn nhà cửa, sắm lễ, treo câu đối, đoàn tụ ăn bữa cơm tất niên để đón năm mới. Tết đến, mọi người chúc nhau mạnh khỏe, may mắn, chúc bạn bè gần xa nhiều tài nhiều lộc.
  • Chăm chút bàn thờ ngày Tết

    22/01/2020Kim ThoaThờ phụng tổ tiên là một trách nhiệm có tính cách luân lý đối với người Việt Nam, nó thể hiện cho nhu cầu được phát lộ tình cảm và niềm tin huyết thống trong môi trường gia đình.
  • Tâm lý ngày Tết

    22/01/2020Phạm QuỳnhNhững dịp để cả một dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể, bao giờ cũng hiếm. Thường đấy phải là những sự kiện quan trọng, có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, mới có thể tạo nên sự đồng nhất như vậy về ý nghĩ và rung cảm của mọi người.
  • Giữ Tết cổ truyền - Tết xưa, tết nay….

    21/01/2017G.SLê Văn LanNgày xuân con én đưa thoi. Chỉ có 6 chữ thơ Xuân thôi mà thấy đủ sự vần vũ chuyển động của đất trời và lòng người. Có sự nhịp nhàng vui vẻ của con thoi và tiếng thoi. Cả những thoăn thoắt sinh động của cánh én trên lồng lộng mây trời… Tết xuân là như thế. Không hề và không thể “nhất thành bất biến”. Nhưng nếu biến động chuệnh choạng hoặc thậm chí đứt gẫy thì “ còn gì là xuân”?
  • Bóc tờ lịch cuối năm

    01/01/2014Chử Văn LongBóc tờ lịch cuối năm lòng tự nhủ - Thế là thời gian lại bắt đầu một chu kỳ mới! Nhưng Thời gian là gì nhỉ? Một cuộn chỉ vô hình, đời này qua đời khác thao mãi không ngừng, khúc lành lặn trơn tru, đoạn rối bòng bong không sao tháo gỡ, cuối cùng, nào ai đã nắm được cái lõi chỉ kia để biết cuộc sống là gì mà con người say mê làm vậy!
  • Tết xưa và nay

    25/01/2012Ngân HuyềnTết như cái bản lề, khép lại một năm này và mở ra một năm khác. Tết là thời điểm đặc biệt mà chỉ trừ những đứa nhỏ, bộ nhớ còn rất nhiều khoảng trống, còn lại phàm những người có ký ức đều bắt đầu hồi tưởng và so sánh: “Tết giờ sao nhạt, chẳng giống ngày xưa!”.
  • Màu của tết

    02/02/2010Nguyễn Việt HàGiờ đây ở những đô thị lớn kinh tế ồn ào phát triển, nhiều nơi no ấm đã tràn ra thành thừa mứa, và người ta liều lĩnh đem màu cao cả của những ngày tết dung tục pha phách vào ngày thường.
  • Mừng xuân Kỷ Sửu

    01/08/2009Người Việt Nam ta mỗi năm có may mắn được một dịp để cả dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể. Đó là ngày Tết - một ngày trọng đại có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, tạo nên sự đồng nhất về ý nghĩ và rung cảm của mọi người, trong một xúc cảm trang trọng, vừa mơ hồ, vừa thiêng liêng. Nhân dịp Tết Kỷ Sửu, Chungta.com xin trân trọng chia sẻ với độc giả những bài viết thể hiện chiêm nghiệm, suy tư, rung động của con người trước độ xuân về...
  • Tặng sách có trở thành nét văn hóa Tết?

    25/01/2009Lã Thu GiangNhững ngày giáp Tết, các con phố sách như khu Đinh Lễ - Nguyễn Xí ở Hà Nội vẫn tấp nập. Tưởng như năm hết Tết đến, người ta có thêm thu nhập nên mua sách về đọc. Nhưng không phải vậy, người ta không mua sách, mà mua lịch. Doanh thu từ lịch của các cửa hàng sách tăng vọt, còn doanh thu từ sách sụt nghiêm trọng.
  • Tết lại nhớ Tết

    25/01/2009Hồ Đình GiangSài Gòn cũ ăn Tết rất rộn rã. Tâm lý "hiện sinh" thấm nhuần cả chuyện ăn Tết. Chơi Tết cho đã đi vì quanh năm ngất ngư lo toan bao nhiêu chuyện. Nghe mấy bản nhạc ban QVT là đã thấy ra không khí tưng bừng
  • Nguyên Đán trong veo Mồng Một Tết…

    24/01/2009Minh Nguyễn"Nguyên đán" là từ Hán-Việt, mang nghĩa sớm tinh mơ mồng một Tết, ngày thứ nhất của năm lịch Âm Dương. Khởi nguyên của ngày đầu lại là buổi sớm mai. Với người Việt, đây là ban sớm của ngày thiêng nhất, cũng là ngày lành, ngày đẹp nhất của năm đồng áng cấy cày theo nhịp đi bốn mùa giời đất xuân hạ thu đông...
  • "Ăn" Tết

    23/01/2009Quế ViênĐầu thập niên 1970, nhiều người gốc Bắc sống ở Sài Gòn - được gọi chung là dân “Bắc Kỳ di cư” - tìm đọc Áo mơ phai của Nguyễn Đình Toàn và Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng để nhớ hoặc biết ít nhiều về quê nhà. Nếu Áo mơ phai là những hoài niệm buồn nhưng cũng đầy lãng mạn về Hà Nội, thì tác phẩm sau toàn chuyện… ẩm thực.
  • Đứa trẻ đời

    23/01/2009Nguyễn Thành TrungNgười lớn thỏa thuận: Cho chú đồ chơi đi, xong chú bế Tít đi chơi. Đứa trẻ lắc đầu. Người lớn thỏa thuận tiếp: Cho chú đồ chơi đi, xong chú hái khế cho Tít ăn. Đứa trẻ lắc đầu. Người lớn đành đưa cho đứa trẻ quả bóng nhựa. Đứa trẻ đưa cho người lớn đồ chơi của nó. Nó cầm quả bóng nhựa, vứt xuống vũng nước bẩn ngoài sân, cười vang.....
  • Mâm cỗ ngày tết

    23/01/2009Quang TâmTết nguyên đán được coi là Tết lớn nhất của người Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với một nước sống là nông nghiệp, đây là thời gian mà mùa màng đã hoàn tất, người rảnh rang, là lúc để nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng nhau.
  • Chuyện phong tục Tết

    19/01/2009Nguyễn Vinh PhúcLễ tết là thuộc về phong tục. Trong phong tục của cả nước có phong tục riêng của từng vùng. Mỗi vùng đóng góp những phong tục của mình vào phong tục chung. Hà Nội cũng vậy, từ xưa để hình thành một vùng “Văn hóa kinh kỳ” cũng có tục đón Tết riêng.
  • Xuân Nam Bắc - Tết Bắc Nam

    19/01/2009Nguyễn Trọng HuấnHơn bảy trăm năm trước, Điều Ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, một chiều, từ đỉnh cao non thiêng Yên Tử, phóng tuệ quang bát nhã nhìn về phương Nam, thấy chân trời nơi cuối đất, ...
  • Đánh thức đất trong Tết nguyên đán

    01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcNguyên đán là từ Hán – Việt. Như vậy từ “Tết” có tên gọi khi nước ta tiếp xúc với văn hóa Hán. Cái tên Tết mà các cụ xưa dùng để chỉ Tết Nguyên đán thì cũng là diễn nôm chữ “Nguyên”. Nguyên có nghĩa là bắt đầu, lớn, đứng đầu. Kinh Dịch cũng bắt đầu bằng quẻ Nguyên.
  • Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán

    15/01/2009Hồng Anh (st)Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc. Từ những thế kỷ trước, từ đời Lý - Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.
  • Về việc bẻ hoa lễ hội Tết Dương lịch

    02/01/2009Nguyễn Tất ThịnhĐiều này đã từng diễn ra ở Lễ hội Hoa anh đào tháng 4 Hà Nội cùng năm. Những người có văn hóa như bị nghẹn lại, bàng hoàng mà chỉ có thể tức giận run lên trong ý nghĩ:
  • Đầu xuân, sách theo người đi xa

    27/02/2007Tường VySáng mùng 4 tết, toàn bộ hơn 20 nhà sách của Công ty cổ phần Phát hành sách TPHCM (Fahasa) đồng loạt mở cửa. Tại nhà sách Nguyễn Huệ, sau màn chúc tết, lì xì cán bộ công nhân viên, ông Phạm Minh Thuận, Tổng Giám đốc Fahasa không quên dặn dò: “Chú ý khách Việt kiều”...
  • Tết đến

    19/02/2007Chử Văn LongNhắm mắt lại, giờ tôi như vẫn được nghe những tiếng xột xoạt của thứ vải “trúc bâu” hồ cứng nơi cánh tay mình ngày ấy vuốt ve nhìn ngắm. Tôi thấy mình bỗng thành đứa trẻ, hay đứa trẻ vừa biến thành tôi khi năm mới vừa sang...
  • Tết trong mỗi người

    16/02/2007Phan Triều HảiMùa xuân tuyết tan, cây đâm chồi nảy lộc. Chim hót líu lo. Mặt trời sáng bừng, và trời xanh. Câu này nghe quen, nhưng đó là mùa xuân ở đâu, chứ tôi nay thật sự đã được tận hưởng mùa xuân ở mọi miền đất nước rồi nên mới biết điều lẽ ra không cần đến gần bốn mươi năm để biết, rằng cả nước vào xuân nghĩa là miền Bắc đón những đợt rét tái tê người, miền Trung là những cơn mưa sụt sùi bất tận, còn miền Nam thì nắng như đổ lửa...
  • Lễ, Hội, và Tết

    16/02/2007Nguyễn Tiến VănLễ – Hội – Tết lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp cả với trời đất và con người. Và đương nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có những lễ-hội-tết bị làm cho phai mờ đi, và cũng có những lễ-hội-tết được làm cho đậm nét hơn...
  • Thời gian với giao thừa

    16/02/2007Băng SơnThời gian là cái gì đó, hoàn toàn vô hình nhưng lại hết sức hữu hình. Nó như một nguyên tố không màu, không mùi, không vị, không đặc, không loãng, cứ lặng lẽ trôi nhưng bất biến...
  • Ngày Tết nói chuyện về nguồn

    29/01/2006Vũ HạnhNếu nhiều loài sinh vật quay quắt về nguồn như một thôi thúc từ trong sâu thẳm bản năng, thì người về nguồn là biết đi quanh về nẻo tương lai, bởi với con người không chỉ có mỗi nhu cầu tìm về quá khứ như nhiều loài vật, mà quay về ấy là tìm những chất liệu bồi dưỡng cho những chặng đường dài đi tới.
  • xem toàn bộ