Bảo tồn và phát triển: để hai bên cùng thắng

12:45 SA @ Thứ Ba - 18 Tháng Năm, 2010

Hiện nay ở nước ta khá phổ biến tình trạng di tích khảo cổ học bị huỷ hoại do xây dựng tự phát của cư dân, do tiến trình xây dựng theo quy hoạch của nhà nước.

Công trình nút giao thông Hoàng Hoa Thám – Văn Cao – Hồ Tây phải tạm dừng thi công thì không còn gì phải biện-minh-bàn-cãi, khi mới đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số hiện vật được cho là từ thời Lý, Trần, Lê, và được xác định đây là một đoạn tường thành – La thành thời Lý, Trần (văn bản số 3229/UBND-VHKG ngày 10.5 tạm dừng thi công nút giao thông này để xem xét, nghiên cứu việc bảo tồn, bảo vệ và khai quật khảo cổ các di vật, di tích mới phát lộ).

Thế nhưng chiều ngày 13.5, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội lại có văn bản số 3363/UBND-GT về việc tiếp tục thi công dự án đường Văn Cao – Hồ Tây. Theo đó, các nhà thầu sẽ tiếp tục hoàn thành nút giao thông, ngoại trừ một phạm vi nhỏ để các nhà khoa học nghiên cứu, thu thập hiện vật. Cũng trong văn bản này, thành phố Hà Nội giao sở Văn hoá – thể thao và du lịch chủ trì, phối hợp với viện Khảo cổ học, sở Giao thông vận tải tiến hành nghiên cứu thu thập hiện vật trong phạm vi đã phát lộ. Công việc này phải xong trước ngày 20.5, tạo điều kiện cho nhà thầu tiếp tục hoàn thành các hạng mục theo đúng tiến độ.

Nút giao thông nói trên là điển hình của tình trạng việc bảo tồn hay di dời giải tỏa di tích để phát triển tại các thành phố và những vùng đô thị hóa đang bị đặt trên bàn cân mà trọng lượng thường nghiêng về phía phát triển. Vì vậy bảo tồn các di tích khảo cổ học đô thị như thế nào, để vừa xây dựng những đô thị có hạ tầng cơ sở hiện đại phục vụ dân sinh tốt, vừa bảo tồn di tích lịch sử – văn hoá và lưu giữ được giá trị di sản văn hóa đô thị, thực sự là một vấn đề nan giải.

Nhưng sự “va chạm” giữa bảo tồn và phát triển không phải là không thể đạt được giải pháp cả hai bên cùng có lợi.

Bảo tồn các di tích khảo cổ học đô thị thường có hai giai đoạn:

– Đầu tiên là tiến hành thu thập thông tin dữ liệu từ nguồn sử liệu chữ viết và các dấu vết vật chất, qua đó những di tích và khu vực liên quan sẽ được nhận biết và kịp thời đưa vào bản đồ khảo cổ học của khu vực. Trên cơ sở đó lập kế hoạch nghiên cứu, ưu tiên khai quật trước những di tích đã bị xâm hại hay có nguy cơ bị xâm hại, như những di tích nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng phát triển như những dự án mở đường giao thông hay các công trình công nghiệp lớn, kể cả khu vực mở rộng của các thành phố, các đô thị. Mục tiêu của giai đoạn này là nhằm thông tin đến chính quyền đồng thời có những biện pháp tác động đến những ngành liên quan nhằm thiết lập sự hợp tác, thực hiện đồng bộ các kế hoạch.

– Khi lập dự án xây dựng tại những khu vực nói trên cần có sự tham gia của các nhà khảo cổ và bảo tồn di tích để họ tiến hành điều tra thám sát khu vực chuẩn bị xây dựng. Qua điều tra thám sát nếu phát hiện về di tích khảo cổ học có giá trị thì khẩn trương lập kế hoạch khai quật cứu hộ (salvage excavation) trước khi xây dựng công trình để hạn chế tối đa việc phá huỷ di vật và di tích trong quá trình xây dựng. Các cuộc khai quật cứu hộ và quá trình nghiên cứu tiếp theo, nhằm phát hiện, thu thập, nghiên cứu giá trị của di tích, đồng thời đề xuất biện pháp bảo tồn, bảo vệ di tích và di vật phát lộ từ cuộc khai quật.

Đây là điều kiện nghiên cứu lý tưởng đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ trên cơ sở cùng mục đích cho một đô thị phát triển bền vững: các nhà quản lý, nhà đầu tư xây dựng không lâm vào tình trạng phá hoại di tích hay vi phạm luật Bảo vệ di sản văn hóa, các nhà khảo cổ học cũng có điều kiện thuận lợi để khai quật nghiên cứu, không gây trở ngại cho quá trình xây dựng. Hai bên cùng chủ động về thời gian kinh phí và tiến độ công việc, mang kết quả tốt cho việc bảo vệ di sản văn hoá.

Hiện nay ở nước ta khá phổ biến tình trạng di tích khảo cổ học bị huỷ hoại do xây dựng tự phát của cư dân, do tiến trình xây dựng theo quy hoạch của Nhà nước. Các công trình trong các thành phố hầu như không được điều tra thám sát khảo cổ học trước khi xây dựng. Do đó bên cạnh khai quật cứu hộ (hay còn gọi là khai quật giải toả) các nhà khảo cổ thường phải tiến hành các cuộc “khai quật chữa cháy”, tức là khai quật khi di tích đã xuất lộ hay bị phá huỷ, nhằm cứu lấy những di tích di vật còn lại. Công việc này rất phức tạp, vì bản chất khai quật khảo cổ học không chỉ là tìm kiếm cổ vật mà còn là nghiên cứu di tích. Khi di tích đã bị phá huỷ thì việc khai quật càng cần cẩn trọng hơn để có thể mang lại thông tin và nhận định khoa học chính xác. “Khai quật chữa cháy” càng khó khăn hơn đối với những công trình dân sinh vì nó có ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của dân cư. Câu hỏi của ngày hôm nay di tích hay dân sinh là sức ép rất lớn đối với các nhà khảo cổ, nhưng câu hỏi “giá trị, ý nghĩa di tích di vật thế nào, vì sao không bảo tồn/ bảo vệ di tích đó?” mà các nhà khảo cổ học phải trả lời cho mai sau cũng đang đè nặng lên vai họ.

Theo cách giải quyết của UBND thành phố Hà Nội đối với sự vụ nêu trên thì có lẽ vấn đề “dân sinh” đã là ưu tiên để giải quyết (?). Trong tình thế như vậy các nhà khảo cổ học cũng không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận nghiên cứu một phần nhỏ di tích vừa được “khoanh vùng” – nếu các thủ tục kịp hoàn tất trước khi đoạn thành này tiếp tục bị giải toả. Bảo tồn – một lần nữa, lại chịu thiệt thòi để nhường cho phát triển.

Những di tích của “1.000 năm Thăng Long – Hà Nội” đang biến mất, do bị phá huỷ, do trùng tu xây dựng lại làm biến dạng… Mai này Hà Nội có còn gì là lịch sử?

Xưa hay nay?

Mai Kỳ thực hiện

Đã có bao nhiêu công trình giao thông phải dừng hoặc tạm dừng khi vướng phải di tích, rồi chờ đợi các cơ quan chức năng, thẩm định, phê duyệt... chưa thể thống kê đầy đủ.

Nhưng công trình nút giao thông Hoàng Hoa Thám - Văn Cao - Hồ Tây (Hà Nội) phải tạm dừng là điều chắc chắn, khi mới đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số hiện vật được cho là từ thời Lý, Trần, Lê, và được xác định đây là đoạn tường thành (La Thành thời Lý, Trần).

Trong khi các nhà đầu tư "tím tái mặt mày", các nhà khảo cổ "điếng người" kêu đau thì cũng có hàng nghìn người dân vài năm nay sống gần công trường này, đã "kêu rách cổ" khi hàng ngày hàng giờ phải chịu đựng trực tiếp những tiếng ồn, khói, bụi, kẹt xe... Chưa kể công ăn việc làm của họ cũng bị ảnh hưởng từ công trường này.

Bảo tồn di sản của cha ông để lại là việc đương nhiên phải làm và cần làm triệt để. Nhưng quyền lợi trực tiếp "sát sưòn" của người dân cũng không thể xem nhẹ hay dễ dãi bỏ qua. Tiếp tục thi công để đảm bảo giao thông, hoặc mở rộng khai quật hay bảo tồn một phần hiện trạng, thì các nhà chức trách cũng nên khẩn trương tiến hành và đi đến thống nhất sớm.

Một góc công trình nút giao thông Hoàng Hoa Thám – Văn Cao – Hồ Tây nhìn từ trên cao

…chẳng khác nào những dãy phố Hà Nội sau trận mưa bom B52 Mỹ

Công trường vốn đã ngổn ngang, gặp phải di tích những người lao động rơi vào tình trạng "nghỉ" mà chẳng biết bao giờ có việc để làm.

Và nếu không đi đúng theo bảng chỉ dẫn, có thể chết người vì điện giật.

Cửa hàng, quán xá thì đóng cửa vô thời hạn...

…chỉ còn lác đác vài người, vì cái nóng hầm hập trong nhà mà dũng cảm” đưa con dạo phố

Đường xá đi lại khó khăn và luôn trong tình trạng kẹt cứng bất cứ lúc nào.

Để vào được nhà, người dân ở đây phải leo lên một cái dốc thẳng đứng cao gần chục mét như thế này

…hay cũng run rẩy dọ từng bước chân trên những chiếc cầu bằng gỗ tự chế/ cho dù già hay trẻ

...chân trái hay chân phải đều phải cân nhắc từng centimet…chỉ cần sơ sểnh là có thể cắm đầu xuống hố

Còn thanh niên rảnh rỗi thì ngồi ngắm cảnh kẹt xe diễn ra hàng ngày.

Lũ chim vẫn tíu tit, nhảy múa, hót ca... trong khi Hà Nội 1.000 năm đã cận kề...

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sức sống Việt

    28/01/2015Nguyễn Bỉnh QuânTa có năm đặc điểm văn hóa Việt để đi sâu nghiên cứu có thể thấy những nét bản sắc văn hóa Việt Nam. Đó chính là sức sống Việt, sức sống của dân tộc, quốc gia. Bản sắc ấy, sức sống ấy sẽ chuyển hóa như thế nào, đưa chúng ta tới đâu, giúp chúng ta tới đâu trong cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa trong tình cảnh toàn cầu hóa... câu trả lời sẽ trở thành sức sống Việt thời mới.
  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Cũng là một cách “đi tắt đón đầu”

    18/08/2015Nguyễn Tất ThịnhĐất nước Nhật Bản đã trả giá đắt, đã nỗ lực hết mình trở thành cường quốc trên thế giới trong suốt nửa thế kỉ. Còn mấy người đang cố sửa lịch sử của mình bằng việc đốt tiền trong những quán bia, cho phù hợp với những phép lạ qua một đêm của họ. Lớp trẻ không mông lung sao được khi thấy xứ mình sao lắm người giàu thế mà đất nước lại nghèo?
  • Hà Nội, di sản nghìn năm và tốc độ của đời sống hiện đại

    09/02/2015Nguyễn Trương QuýBắt đầu câu chuyện về Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến kho "di sản gạch ngói" hay là những thứ "văn vật", thời thượng hơn thì dùng từ "văn hoá vật thể" để chỉ những cấu trúc xây dựng của đô thị, trong đó chủ đề phố cổ luôn nóng hổi và dù nghe đã nhàm tai, đã biết quá rõ những gì gọi là đẹp đẽ, những gì trầm kha của một khu phố luôn được nhắc đến hằng đầu trong những nghị quyết về văn hoá xã hội thủ đô hay những hội thảo chuyên đề về Hà Nội, nhưng hình như vẫn chưa ra được đáp số.
  • Nghĩ thêm về bản sắc

    21/12/2009Nguyên NgọcBây giờ thường nghe nói nhiều đến toàn cầu hóa và hội nhập, và mỗi khi nói đến hội nhập hầu như bao giờ cũng nghe kèm theo một chữ “nhưng” chặt chẽ và thận trọng: Hội nhập, đúng rồi, không thể không hội nhập trong thời đại ngày nay, nhưng phải luôn tâm niệm không được để mất bản sắc (cũng như hễ nói đến tiên tiến thì, nhưng, phải đậm đà bản sắc dân tộc).
  • Hà Nội phố, Hà Nội quê

    10/10/2009Trần TuấnBa mươi mấy năm rồi, Hà Nội với tôi chỉ còn là những chuyến đi, về. Bởi chừng ấy tháng năm, giã từ tuổi thơ bắt ve trèo sấu, giã từ tuổi niên thiếu bắt đầu chớm biết xao lòng buổi cắp cặp đi học ở ngõ Quỳnh, tôi về phố biển miền Trung...
  • Hàng quà ở Hà Nội ngày xưa

    29/07/2009Văn NgọcMỗi lần nhớ lại những hàng quà ngày xưa ở Hà Nội, là tôi lại nhớ lại cả một quãng đời thơ ấu. Nhớ lại những tiếng rao, tiếng động phố phường, mới ngày nào còn gần gũi ... Những tiếng xe cộ lúc sớm mai trên đường phố, những tiếng rao quà trong trưa nắng, những tiếng hát của người xẩm loà lúc phố xá lên đèn, tất cả những âm thanh đó, những hình ảnh đó, đã ghi khắc vào tâm hồn tôi.
  • Tỏa sáng văn hóa Việt

    02/03/2009GS.TS Phùng Hữu PhúĐặc điểm của thăng Long - Hà Nội là một đô thị lâu đời một thành phố sông hồ, một vùng đất có hệ sinh thái đa dạng phong phú nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến tự nhiên. Lợi thế hàng đầu của thăng Long - Hà Nội là nguồn nhân lực chất lượng cao, tiềm năng trí tuệ dồi dào, tài nguyên văn hóa vô cùng phong phú. Tất cả những yếu tố đó đều phải được tính đến một cách khoa học trong quy hoạch phát triển đô thị, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là xác định hướng phát triển ưu tiên và những lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm mũi nhọn.
  • Những di sản sống của đất Thăng Long

    20/01/2009Lê Thị TrangQuả thực, có nhiều lúc người ta như không còn tìm thấy những vẻ đẹp của cảnh và người của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến nữa. Đô thị hóa và đời sống hiện đại hầu như đã xóa đi tất cả.
  • Thắt nút cổ chai…

    18/01/2009Kiều Phương MinhỞ ngay gần phố tôi ở, hồi làm đường Thái Hà, có một nút cổ chai, phải đến xấp xỉ 10 năm mới giải phóng được. Bây giờ trên đường tôi đến cơ quan hay trên nhiều con đường mở rộng của Hà Nội vẫn thấy một vài nút cổ chai, chắc cũng phải mất xấp xỉ thời gian như thế mới giải phóng được...
  • Tự nhiên như người Hà Nội

    08/01/2009Nguyễn Trương QuýChẳng rõ có phải vì mang thân là thủ đô tập quyền về đủ mọi mặt từ xưa đến nay (những đứt quãng không nhiều so với toàn cục) mà Hà Nội mặc nhiên được coi như là khuôn vàng thước ngọc cho các giá trị, nhất là văn hoá của đất nước. Cô gái đẹp thì ai cũng đồng ý là đẹp, nhưng được bầu làm hoa hậu thì khốn khổ, sẽ có ngay ý kiến bình luận liệu cô ấy có xứng đáng chưa, hoa hậu thì phải trả lời ứng xử tốt nữa...
  • Chuyện dài đô thị và nông thôn

    21/10/2008GS. Tương LaiLiệu có người dân thành phố nào không có một gốc gác nông thôn? Người Hà Nội cũng vậy thôi. Chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đã có nhiều công trình nghiên cứu Hà Nội miêu tả và phân tích kỹ về những dấu ấn của làng quê trên gương mặt phố phường Hà Nội, tưởng chẳng phải nói thêm...
  • Mở rộng Hà Nội: Nỗi lo giữ gìn văn hóa thủ đô

    13/05/2008Đan TâmViệc mở rộng Hà Nội cần được tính toán rất kỹ về nhiều mặt và có bước đi thích hợp nhằm thể hiện được thủ đô là tiêu biểu nhất cho chính trị và văn hóa của đất nước
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • xem toàn bộ