Bát chánh đạo vận dụng vào cuộc sống

06:47 CH @ Thứ Ba - 29 Tháng Năm, 2018

Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế). Bát chánh đạo là con đường chân chính giúp chúng sanh hướng đến một đời sống cao thượng, hạnh phúc...

.

1. CHÍNH KIẾN (Quan điểm sống, nhận thức)
Chính là ngay thẳng, đúng đắn; Kiến là thấy, nhận biết. Nghĩa là sự nhận thức sáng suốt và hợp lý trên căn bản của trí tuệ, không còn vướng bụi của tà kiến, mê lầm vọng chấp.
- Nhận ra sống yêu thương lẫn nhau dẫn đến hạnh phúc
- Nhận ra sống xấu ác với nhau dẫn đến đau khổ.
- Có tấm lòng nhân ái, yêu thương
- Yêu điều thiện lành hơn điều xấu ác.
- Yêu người sống vì cộng đồng hơn người sống cá nhân
- Yêu Pháp cao thượng hơn Pháp thấp hèn
- Nhận ra "Tứ diệu đế"
.
2. CHÍNH TƯ DUY (Suy nghĩ, suy luận)
Tư duy là suy nghĩ. Chính tư duy là suy nghĩ chân chánh, là suy nghĩ không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người.
- Hiểu nhân quả, mọi sự không ngẫu nhiên xảy ra, mà do có nguyên nhân từ trước tạo thành
- Mọi kết quả mình nhận được đều có nguyên nhân
- Hiểu rõ gieo nhân lành nhận quả lành, gieo nhân xấu nhận quả xấu
- Nhìn nguyên nhân biết kết quả, nhìn kết quả biết nguyên nhân.
- Hiểu rõ quá trình gồm: nguyên nhân cộng với các điều kiện tạo thành kết quả
- Hiểu biết rõ thiện ác, đúng sai
- Biết bỏ nguyên nhân gây khổ, tạo khổ.
.
3. CHÍNH NGỮ (Lời nói, trao đổi thông tin)
Ngữ là lời nói. Chính ngữ là lời nói chân thật không hư dối, có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý. Lời nói không làm tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người khác.
- Chỉ nói thật những gì mình đã trải qua, đã biết. Không nói dối, nói láo, nói phét.
- Nói điều thiện có ích cho người nghe, với mục đích giúp đỡ.
- Không nói sai sự thật, nói điều gian dối. Không nói ác gây đau khổ cho người khác.
- Nói đúng, nói đầy đủ các nguyên nhân sự kiện.
- Không nói cao siêu, khó hiểu, sai trình độ của người nghe.
.
4. CHÍNH NGHIỆP (Công việc làm, nghề nghiệp)
Nghiệp gốc từ chữ Phạn được Trung hoa dịch ra, có nghĩa là hành động có tác ý. Chính nghiệp nghĩa là hành động tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chính.
- Công việc lành: là những việc có lợi cho mình, mà không gây hại cho người khác và môi trường
- Công việc thiện tốt: là những việc ích lợi cho người khác, cho tập thể, cho cộng đồng.
- Không làm công việc xấu ác: hại người khác, hại môi trường, mặc dù có lợi cho mình.
- Ngăn chặn việc xấu ác: dùng lời nói hay hành động để ngăn chặn khi thấy việc hại người, hại môi trường
.
5. CHÍNH MỆNH (Thân thể)
Mệnh là sự sống, đời sống. Đời sống chân chính nghĩa là sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện, chính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác.
- Giữ gìn thân thể khỏe mạnh sạch sẽ, bằng các phương pháp:
* Ăn uống điều độ, đầy đủ, lành mạnh, đúng giới hạn, hợp vệ sinh
* Ăn các món lành không dính đến sát sinh trên sự đau khổ của loài khác
* Tránh ăn các chất kích thích gây nghiện hại thân thể, trí tuệ, tâm tính
* Chỉ ăn các món lành giúp thân khỏe, trí tuệ sáng, tâm bình an
* Ngủ nghỉ nơi trong sạch thiên nhiên thoáng đãng, nhiều năng lượng tốt để phục hồi sức khỏe
* Tránh nằm nơi ồn ào, bẩn, độc hại
.
6. CHÍNH TINH TẤN (Nỗ lực cố gắng)
Tinh tấn là siêng năng, chuyên cần. Siêng năng chuyên cần chân chính thẳng tiến đến mục đích và lý tưởng mà Phật đã dạy. Hăng say làm những việc chính đáng mang lợi ích cho mình và cho người.
- Phải có cho mình đức tính chăm chỉ, không lười nhác
- Chăm chỉ thực hiện 8 điều chính thường xuyên, càng nhiều thời gian càng tốt
- Giúp Điều thiện, điều cao thượng tăng trưởng trong gia đình mình và xã hội
- Xóa bỏ dần Điều xấu ác thấp kém cho gia đình mình và xã hội
.
7. CHÍNH NIỆM (Tỉnh táo, nhạy bén)
Niệm là ghi nhớ, nhớ nghĩ. Nhớ nghĩ chân chính. Chính niệm có 2: Chính ức niệm và chính quán niệm. Ức niệm là nhớ nghĩ đến quá khứ, những chuyện đã qua. Quán niệm là quán sát cảnh hiện tại và bắt đầu của tương lai.
- Nhận biết khi nóng giận biết mình giận, không nói, không quyết định khi nóng giận
- Nhận biết khi tham lam biết mình tham lam, không nói, không quyết định khi tham lam
- Tâm bình tĩnh, an lành, trí sáng suốt mới nói, mới
quyết định, mới làm
- Quán thân, thọ, tâm, pháp.
.
8. CHÍNH ĐỊNH (Bình tĩnh, tự chủ)
Định trong Phật học hiểu là Thiền định. Định nghĩa là tập trung tư tưởng tu tập thiền định. Chính định là tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người.
- Tự chủ, làm chủ được cơn nóng giận
- Tự chủ làm chủ được lòng tham lam
- Tự chủ được lời nói, làm chủ được hành động
- Giữ được bình thản, bình tĩnh, bình an trong mọi tình huống, xử trí sự việc
- Tâm an lạc hạnh phúc, trí tuệ thông suốt
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm sao để có cuộc sống bình an

    18/04/2020Lily Trần biên soạnBình an là sự quan tâm của mỗi người, cho dù họ sống ở phương Tây, phương Đông, miền Nam hay miền Bắc. Dù giàu hay nghèo, mọi người đều có sự quan tâm thật sự, đó là làm sao có được sự an lạc và đời sống hạnh phúc. Vậy, làm thế nào để có cuộc sống bình an?
  • Lý thuyết nhân quả trong triết học Phật giáo và trong học thuyết siêu nghiệm của Kant

    10/08/2018Thái Kim LanBài viết vừa được hoàn tất khi tin trận động đất và sóng thần tại vùng Fukushima Nhật Bản cùng với những thảm hoạ liên quan đến lò nguyên tử Fukushima được loan báo trên thế giới. Cảnh tàn phá và nỗi lo sợ mồn một xót xa trên màn hình. Liên cảm về khổ nạn làm nhói tim bởi kinh hoàng và bàng hoàng...
  • Làm thế nào vực dậy phẩm hạnh cộng đồng?

    13/05/2018Nguyên CẩnCó bao giờ chúng ta tự hỏi: Vì sao sau hơn ba mươi năm vắng bóng chiến tranh, vẫn thấy trên đất nước ta hôm nay, hầu như bất kỳ ngày nào, ở bất kỳ nơi nào cũng có những tranh chấp, xung đột; thậm chí án mạng, chẳng những trong gia đình, ngoài đường phố, mà còn tại trường học, hoặc ngay cả giữa chốn uy nghiêm như nơi công đường….?
  • Mười một cách để phát sanh tinh tấn

    05/03/2018Nguyen AnChú giải có ghi rõ mười một cách để phát sanh tinh tấn...
  • Tôn giáo: Bát Chính Đạo

    25/02/2018Nguyễn Tất ThịnhNên trong bài viết này, tôi không mô tả quan điểm của các Giáo Phái đó, mà chỉ là sự nhận thức của chính mình khi tìm hiểu bấy lâu rồi được giác ngộ bởi Tôn Giáo Chính Thống! Tôi cho rằng khởi huyền và vĩnh hằng Tôn Giáo là Chính Đạo...
  • Siêu việt thiện - ác

    11/06/2016Trịnh Nguyên PhướcNếu không phân biệt thiện-ác, thì làm sao mà hành thiện? Nhưng nếu phân biệt thiện-ác, thì còn vướng mắc vào cái nhìn thiển cận, méo mó, sai lạc của nhị biên, còn chưa thấy được cái Không của sự vật…
  • Nguyên nhân của đau khổ

    06/04/2016Cuộc đời là khổ đau hay không khổ? Câu trả lời tùy thuộc vào thái độ tâm lý, cảm thọ và nhận thức của mỗi người. Nguyên nhân của đau khổ - có cái phát sinh từ vật chất hay hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ có nguồn gốc sâu xa trong tâm tưởng của con người.
  • Tu Bụi: Cuộc hành trình tìm lại chính mình

    28/02/2016Nghiêm Xuân CườngNgười đọc có cảm tưởng đang xem một cuốn phim chầm chậm quay đưa mình đến những khung trời xa lạ. Điều khác thường ở đây là cái “khung trời xa lạ” ấy tuy xa mà thật là gần. Nó là cái tâm của chính ta. Sống với nó mỗi ngày mấy chục năm trời mà bấy lâu nay vì mải mê theo đuổi hết giấc mơ này đến cuộc phiêu lưu khác mấy khi ta được dịp tiếp cận với chính lòng mình...
  • Tứ diệu đế - từ góc độ phương pháp luận khoa học

    28/01/2015PGS. TS. Hà Vĩnh TânKhi còn nhỏ, những câu chuyện cổ tích mà bà và mẹ kể về Bụt đã để lại trong lòng tôi hình ảnh một ông cụ râu tóc bạc phơ đầy từ bi, luôn hiện ra đúng lúc, đúng chỗ, dùng phép lạ cứu giúp muôn chúng sinh qua mọi cảnh khổ nạn...
  • Sống và Chết

    05/02/2014Võ Văn Lân“Sinh tự hà lai, tử tùng hà khứ?” Sinh từ đâu đến, chết theo đâu về? Đó chính là câu hỏi đã làm cho con người băn khoăn từ muôn thuở, cũng là một trong những lý do chính khiến tôn giáo và triết học có mặt, một trong những mục tiêu tìm kiếm của khoa học. Xã hội loài người ngày càng phát triển với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại thực ra vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi trên mà chỉ khiến con người ngày càng phải đối mặt với cái chết luôn cận kề...
  • Phật giáo và những Dòng chảy Tư tưởng Hiện đại

    13/08/2010Quán Như Phạm văn MinhSau thế kỷ ánh sáng, thái độ trịch thượng và độc tài của khoa học không phải chỉ đối với tôn giáo mà còn đối với các khoa học ‘nhân văn’ khác. Những môn học nào không dùng lý trí và phương pháp thực nghiệm đều bị chê là ‘thiếu khoa học” hay khoa học ‘nửa vời’. Các nhà khoa học đắc thắng biến phương pháp khoa học thành ‘chủ nghĩa’ duy vật khoa học.
  • Phương pháp giải quyết vấn đề và Tứ Diệu Đế (phần 1)

    29/06/2010Nguyễn Cung Thông (Gửi từ ÔXTRÂYLIA)Loạt bài này tóm tắt các suy nghĩ về phương pháp giải quyết vấn đề (viết tắt là ppgq, problem solving) và Tứ Diệu Đế – nói cách khác hơn là suy nghĩ về tư duy (think of thinking). Nội dung các phần sau dựa nhiều vào kinh nghiệm kỹ thuật, ngôn ngữ, giáo dục (sư phạm) và nhất là từ sự quan sát và suy nghĩ cá nhân qua những hoạt động hàng ngày...
  • xem toàn bộ