Bệnh ngộ nhận!

01:43 CH @ Thứ Năm - 24 Tháng Năm, 2007

Một chủ đề gặp nhiều câu hỏi lý thuyết mà chưa thể tự giải đáp được. Tại sao con người ta bị bệnh ngộ nhận? Biểu hiện của sự ngộ nhận là gì? Trong những hoàn cảnh khách quan và chủ quan nào người ta dễ ngộ nhận?Và ngộ nhậnrồi thì làm sao? Nói một cách gần sát với y học, căn bệnh này có thể coi như một biến thể của hoang tưởng, với mức độ nhẹ thì khó chấn đoán và phân biệt lợi hại, chỉ khi kết thúc bệnh án mới biết ai là aiđược. Căn bệnh này không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nam nữ đều mắc, tuy nhiên mức độ và diễn biến khác nhau.

Ví dụ, đa số nữ giới quan tâm đến sắc đẹp, sự duyên dáng, khéo léo, thông minh và một người chồng đúng lý tưởng. Nếu một ai đó nhận xét người phụ nữ đẹp hay chưa đẹp cũng không quan trọng, họ vẫn yên tâm vì trên đờikhông có người phụ nữ xấu - chỉ có người phụnữ không biết làm đẹp.Nếu ai đó cần đo về trí tuệ, sự duyên dáng của người phụ nữ điều đó cũng không quan trọng vì họ biết họ vẫn còn người chồng làm chỗ dựa. Với đàn ông lại khác, phần lớn họ chú trọng đến công danh sự nghiệp, tài năng thao lược, quyền chức địa vị giàu sang và cũng thích... chinh phục phụ nữ. Chính áp lực của mục đích muốn vươn lên, tự khẳng định mình ấy khiến căn bệnh ngộ nhận phát tác ở những người không thực tài nhưng lại muốn đánh bóng bản thản, tạo ảnh hưởng gặp lúc có cơ hội chủ quan và khách quan thuận lợi là lập tức họ ngộ nhận!

Ngộnhận là cách hiểu sai, nhận thức sai dẫn đến việc làm cũng sai. Lệ thường hai sai thành một đúng, khổ nỗi ba sai gộp lại thì sai hẳn. Ngộ nhận cũng có thế coi là một căn bệnh tự kỷ ám thị, huyễn hoặc bản thân một cách thiếu sáng suốt bằng những tài năng ảo, rồi ngất ngây sung sướng với những vinh quang tưởng tượng. Người đời thường ngộ nhận về nhiều vấn đề, vật chất lẫntinh thần, nhưng ngộ nhận về khả năng thực lực xảy ra phổ biến trên quan lộ (liên quan đến đường công danh sự nghiệp), bởi chẳng ai ngộ nhận về khả năng vật chất, tiền bạc của mình (trừ người điên thật, cầm trong tay vài trăm ngàn cứ tưởng vài triệu USD chẳng bàn làm gì).Virus bệnh này ấp ủ thường trực trong mỗi suy nghĩ con người, với những ai tỉnh táo, sáng suốt, mạnh khỏe tinh thần thì nó khống có điều kiện chuyển thành bệnh, với bất kỳ ai mụ mẫm, háo danh, mờ mắt chỉ cần có điều kiện là mắc bệnh ngay. Cán bộ viên chức nào cũng mong muốn có bảng thành tích cá nhân vàng chóe để khẳng định khả năng sáng tạo, sự thông minh nhạy bén, khiếu diễn thuyết, tài viết lách, cuốn từ điển sống của tri thức, trình độ thuyết phục dẻo đến kiến trong lỗ cũng phải bò ra...

Muốn kết luận được tài năng của bản thân lại cần đến những người xung quanh nhận xét về mình, mà thái độ của thiên hạ vô cùng đa dạng: người dĩ hòa vi quý lúc nào chẳng gật gù, nắm tay lắc lắc, người giữ xã giao mỉm cười, nhìn xa ngẫm nghĩ, người không muốn biểu lộ thái độ thì quay đi chăm chú làm việc khác, chỉ một thiểu số người vì lý do sâu xa nào đó sẽ tán thưởng nồng nhiệt khen ngợi hết lời, tấm tắc lắc lư thế là cơn bệnh ngộ nhận bắt đầu phát tự nhiên hơn ruồi. Những người ngộ nhận thấy tự tin hơn, khi gặp gỡ đồng nghiệp và cấp trên rất đon đả, chững chạc, trong đầu họ lăm lăm một số ý tưởng, chủ đề thu phát được qua các tầnsố tán gẫu côngcộng, chỉ đợi dịp là thao thao bất tuyệt. Vậy mà nhiều sếp cứ ngỡ rất tình cờ tìm ra nhân tài bèn tin cậy giao việc cho mặc sức thể hiện và ung dung đợi kết quả như ý trong khi những tài năngnày lo toát mồ hôi hột chạy vạy nhờ vả anh em, bạn bè giúp đỡ làm hộ, viết thuê để cốt sao thành quả thật hoành tráng tương xứng với năng lực mà bản thân và cấp trên cùng ngộ nhận.

Không ít trường hợp đã biết rõ mình nhưng cố tình hình tượng hóa bản thân cao lồng lộng bằng cách lo lót bằng cấp này nọ, thuê làm luận văn để đại từ nhân xưng có thêm mấy tiền tố đáng nể hơn. Một số người khác còn bàochế những tuyệt chiêu bằng cách quảng cáo, khuếch trương những quan hệ ảo. Họ thường đưa ra vài đại từ nhân xưng thân mật hoặc đanh từ riêng kiểu: cái tay Văn X này, ông anh Minh Zấy, sếp Trần Y chứ gì...với giọng điệu người nhà, thậm chí còn lấy điện thoại di động ra bấm số gọi ngay, sau một lúc lại thanh minh tiếc rẻ anh ấy, sếp nọ chắc đang bận họp nên tắt máy (thực ra đọc được mấy cái tên này trên báo chí hoặc nghe ai đó kể chuyện có quen biết, thế là coi như bạn người cũng là bạn mình, thế giới đại đồng mà!). Qua kịch bản biểu diễn của bệnh nhân ngộ nhận ấy mà khối người lác mắt, cung kính nhờ cậy việc này việc nọ...

Những chuyện như thế hoặc na ná vậy rất nhiều trong cuộc sống, tất nhiên cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra vì nói dốimột người sẽ được nhiều lần, cònnói dối nhiều người chỉđược một lần.Xét trên khía cạnh nhân văn, người nào ngộ nhận về bản thân thì bất lợi trên đường sự nghiệp. Lý do là mình tự kỷ ám thị đến mức theo chủ trương duy ngã độc tôn, coi thiên hạ yếu kém, mãi đến lúc sực tỉnh mới ngấm sự chán ngán, suy sụp. Hơn nữa, để người khác ngộ nhận về mình thì hậu quả xấu cho cả hai bên: người được ngộ nhận càng đắc ý uống thuốc mê quá liều khó tỉnh, người ngộ nhận thì thất vọng bởi không chọn đúng mặt gửi vàng, lại còn hoang mang vì trình độ bản thân không phân biệt được thật giả, hay dở.

Có những người chưa từng hiểu lầm về bản chất và năng lực của mình nhưng do vài lần được khen thành tích nhỏ như ong mậtthành con chim công, thế là vênh váo tự hào coi mình bắt đầu gia nhập thế hệ thiên tài mới. Tất nhiên không phải ai cũng cả tin với lời khen như vậy nhưng do được nhiều lời khen lấy lòng quá đâm ra sung sướng, tự thấy mỹ mãn với mình. Có thể kết luận rằng: khen ngợi không trung thực chính là nguyên nhân khiên cho bệnhngộ nhận phát tác. Tăng bốc phỉnh nịnh là liều thuốcđộc cựcmạnh giết chết nhận thức chân chính.Ngỡ rằng đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh sẽ có thuốc chữa trị, nhưng giời ạ, khó lắm! Làm gì có loại cân đo vi chính xác để xác định lời khen nào thật, giả? Có ai thừa nhận rằng những lời mình vừa nói là tâng bốc? Cho nên danh ngôn mới chua rằng: lời nóinhư tên, đã cắm vào tai ai, không tài nào rút ra được.Tất nhiên, cần có ngoại lệ cho những câu nói khiến cho người ta ngộ nhận,đó là những mũi tên vô hình tẩm mật ong rừng! Ngọt ngào lắm ai ơi!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: