Bí quyết trường thọ?

09:16 SA @ Thứ Sáu - 04 Tháng Năm, 2007

Bế tinh, dưỡngkhỉ, tồn thần Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.

(Tuệ Tĩnh)

Trường sinh là niềm mơ ước của hầu hết mọi con người đã được sinh ra trên thế giới này, không phân biệt sang hèn giàu nghèo giới tính, chỉ có một hệ quả hơi trái cựa là những ai bệnh tật nghèo khổ chỉ mong được sống bình yên hoặc chết sớm cho đỡ khổ, còn những người giàu có quyềnthế lại mong sống lâu hơn nữa, thậm chí đừng chết. Chung quy lại, chết vẫn có thể mau chóng và dễ dàng, còn sống khó hơn nhiều nên ai không quý trọng cuộc sống thì người đó không xứng đáng được sống.Vì thế, nên nâng niu cuộc sống của chính chúng ta như thế nào?

Tuỳ thuộc vào trình độ hiểu biết và khả năng ythuật từng thời kỳ lịch sử mà con người ta gắng sức xoay sở tìm cách trường sinh bất lão. Đầu tiên là hy vọng vào phép màu, thuốc tiên sau tìm cách luyện đan điều chế thuốc bổ giữ tráng dương cho các đấng minh quân và thanh xuân hoàn cho các nữ hoàng, công chúa. Ngoài ra vẫn còn những biện pháp lánh đời tu tiên, luyện khí như phương ngôn sống tiêu biểu của danh y Tuệ Tĩnh.Căn cứ vào những bí kíp truyền qua các câu thơ lục bát này thì quá đơn giản, chủ yếu nghĩa là: Không lạm sài sắc dục vô độ, rèn luyện hít thở để lấy khí tốt vào cơ thể, giữ gìn tinh thần điều tiết các cơ quan hoạt động điều hoà, không vấn vương lo nghĩ âu sầu đớn đau nhiều bởi lo bạc râu, sầu bạc tóc, biết cách ghìm nén mọi ham muốn trên đời, giữ mức độ hoạt động vừa phải tránh để cho cơ thể bị tổn thương, chống lại và đề phòng bệnh tật từ bên ngoài xâm nhập vào, cuối cùng là tăng cường rèn luyện thân thể nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất. Thời xưa thực hành bí kíp này vô cùng đơn giản, chỉ cần có chí và kiên trì mọi việc đều êm xuôi, ví dụ: Tránh xa cuộc sống nơi kinh thành hoặc tổng, xã, huyện tìm một nơi hang sâu núi cao không có nữ nhân ám ảnh, tha hồ đọc sách nghiền ngẫm hít thở khí trong lành, lòng không vướng víu bất kỳ ham muốn nào nơi trần tục nữa, rảnh rang thi triển hoặc võ hoặc văn để lại tiếng tăm cho muôn đời... nhân vật ấy chẳng là đạo sĩ cũng là ẩn sỹ, cư sỹ bằng cơm núi, rau rừng, hoa suối, thuốc hang đã tạo nênhình tượng những vị tiên thánh sống trên trần gian. Nhưng đấy là chuyện xưa cũ rồi, chuyện nay hoàn toàn khác vì xã hội rộng lớn hơn, tư duy sâu xa hơn, nhu cầu đòi hỏi cao hơn và cuộc sống vô cùng phức tạp, vì vậy ý định tránh lo nghĩ nhiều hoặc quẳng gánh lo đi để vui sống sẽ bị đẩy lùi vào xứ sở của huyền thoại và cổ tích! Nghịch lý ở chỗ ai cũng hiểu càng giảm bức bối lo nghĩ, càng sống được lâu mà chẳng mấy ai thực hiện được!

Vẫn biết tinh thần quyết định cho sự bình ổn điều hoà hoạt động của cơ thể nhưng thiếu gì nguyên nhân xui ta phải lo nghĩ khôn nguôi? Hãy thử liệt kê một số hiện tượng chủ yếu sau là đủ thấy: Tinh thần bất ổn bức bối, thường hoài nghi hành vi thái độ và động cơ làm việc của người khác (điều này cho thấy bản thân ta đã bế tắc trong suy nghĩ, lo lắng chồng chất và thậm chí vì một lần bị rắn cắn, mười năm vẫn sợ dây thừng). Có thái độ thù oán bất mãn trong cuộc sống hàng ngày (chứng tỏ đã chịu nhiều ân oán bất công hoặc ít khi gặp may). Không hề có hứng thú với những điều mới lạ bổ ích (khát vọng sống trong tận cùng tư duy đang cạn dần). Không có chính kiến và nguyên tắc riêng trong cuộc sống (ta trở thành kẻ cơ hội, gió chiều nào che chiều ấy bởi những lợi ích do khách quan và chủ quan đem tới). Luôn mong muốn mình trở thành trung tâm chú ý của mọi người, muốn mọi người đều phải theo mình (cái tôi bản ngã đã mọc cao quá, kết hợp với tham vọngchất chứa nên chỉ nhớ phần mình, quên phần người). Không hoà nhập vào cuộc sống được, bị người khác sai bảo (cuộc sống không có mục đích rõ ràng, lý trí nhu nhược). Không có thái độ nghiêm túc trong mọi chuyện (hoặc do không có bất kỳ khả năng nào nên luôn làm dở dang hoặc sống theo chủ nghĩa tự nhiên phù phiếm). Thường nói xấu người khác sau lưng, cốt sao tranh thủ sự ủng hộ, bất kể bản thân mình tốt xấu (đấy là thái độ sai trái, bạc bẽo với cộng đồng, sống cho riêng mình vì thế mà bất chấp mọi thủ đoạn, chà đạp nênnguyên tắc đạo đức tối thiểu). Chỉ cần một trong số những biểu hiện này xuất hiện thì tinh thần đã không còn trong sáng nữa, cái tâm đã vẩn đục và tối dần, lòng ngổn ngang tà ý, dục vọng bỗng trỗi dậy ầm ầm thử hỏi thần thái chân khí kéo dài được là bao, huống chi lại vướng vào tất cả những tâm bệnh này thì hỏng hẳn...

Bên cạnh lý do tinh thần, nguyên nhân vật chất của cuộc sống cũng ảnh hưởng rất lớn tới ước muốn trường sinh bất lão. Miếng cơm, manh áo, mái nhà là chuyện bắt buộc đã đành, nhưng nỗi lo việc làm, kiếm tiền, lo sự nghiệp của bản thân, gia đình, con cái đã khiến cho con người mòn mỏi vì lo âu, lao tâm khổ tứ sống không điều độ, thậm chí thời gian tập hít thở vươn vai cũng bị chi dùng vào tiệc tùng chiêu đãi, lên mạng, giải trí, du lịch hết cả và hễ sụt sùi đau nhức một tý là trăm sự nhờ thuốc ta, thuốc tàu, thuốc Tây nhồi nhét chăm bẵm quanh năm. Vô hình trung chúng ta tự biến mình thành một loại cây leo bịn rịn yếu đuối, sống được dài dài nhờ nhiều chất tẩm bổ, rời thuốc ra sức ta kiệt quệ chẳng còn tý nguyên khí nào nữa và không hiếm những trướng hợp lạm dụng thuốc gây biến chứng phụ, thậm chí tử vong vì uống nhầm thuốc, thuốc giả rồi đến lúc cho dù ta có béo khỏe thì vi trùng bệnh cũng đã nhờn thuốc càng khó điều trị hơn.

Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định tác dụng phụ hay mặt trái của nềnvăn minh cấp tiến đã phản lại chính chúng ta, khiến con người khó sống hơn quá khứ, tuy ý kiến này có vẻ cực đoan nhưng xem ra không hẳn đã là vô lý. Ví dụ câu châm ngôn họa phúc đến từ miệng sẽ thấy ngay.Thời buổi bây giờ người ta chú trọng vào nhanh - lạ - ngon là chính cho nênthức ăn thực phẩm của ta kém hẳn độ an toàn vốn có. Nào hoá chất làm cho hình thức rau quả đẹp đẽ bắt mắt, phụ gia tạo cho thịt cá tôm vẻ ngon lành sang trọng, rượu thuốc, biệt dược từ âm ty rởm lại làm cho ta yên tâm tin tưởng chữa bệnh... tất cả những nhân tố đó sẽ dẫn đến căn bệnh ung thư giết người mòn mỏi cho đến nay vẫn vô phương cứu chữa.

Nín thở nhìn lại mới thấy cuộc sống tốt đẹp, quan trọng đến nhướng nào và phải biết cách sống thật dài để tận hưởng thế giới này. Vì vậy, người sống nhiều hơn không phải là người cao tuổi hơn mà là người biết sử dụng cuộc sống của mình tết hơn, phụ thuộc vào chính những suy nghĩ và hành động của chúng ta, tuỳ bạn lựa chọn!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: