Biết tự lo lấy

10:58 SA @ Thứ Bảy - 04 Tháng Hai, 2006
VN8X.com là diễn đàn của các bạn trẻ VN thế hệ 8X về lĩnh vực kinh doanh. Thienvanvietnam.com là diễn đàn của những người Việt trẻ tuổi ham hiểu biết về thiên văn học.

Handheldvn.com là diễn đàn về các thiết bị tin học xách tay (như pocket PC, điện thoại di động...). 3DVN.com là diễn đàn về công nghệ 3D (công nghệ để thiết kế hình ảnh không gian ba chiều). Trên đây là một số trong hàng loạt các diễn đàn đang mọc lên như nấm sau mưa trong không gian thực tế ảo của đất nước ta. (Thật ra, của đất nước ta trong trường hợp này chỉ là một cách nói tương đối. Trong không gian thực tế ảo thì không có biên giới quốc gia, vì vậy của đất nước ta cũng có nghĩa là của cả địa cầu).

Không cần phải ai chỉ bảo, các bạn trẻ VN đang tập hợp nhau lại để sáng tạo, chia sẻ kiến thức, sự hiểu biết và cơ hội thành đạt bằng cách sử dụng môi trường Internet và công nghệ số. Không gian thực tế ảo đang giúp việc tập hợp nói trên của các bạn trẻ diễn ra một cách rất nhanh chóng và dễ dàng. Cho dù không phải tất cả mọi diễn đàn và mọi sự tập hợp đều sẽ lớn mạnh và tồn tại lâu dài thì đây vẫn là một hiện tượng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với đất nước ta.

Hiện tượng này cho thấy xã hội ta (ít nhất là lớp trẻ) đang tự tổ chức lại để có thể đón nhận cơ hội và vượt qua thách thức của thời đại mới. Và một cộng đồng người hành xử theo cách thức như vậy được các nước trên thế giới gọi là một xã hội dân sự. Xã hội dân sự là một xã hội mà ở đó người dân biết tự lo lấy cho mình rất nhiều chuyện, biết tự tổ chức lại để phát huy năng lực sáng tạo, hiện thực hóa các ý tưởng và để tương tác với nhà nước nhằm đạt tới một nền quản trị quốc gia minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm.

Những diễn đàn nói trên của lớp trẻ VN chính là những tế bào mới mẻ, nhưng tràn đầy sức sống của một xã hội dân sự đang hình thành lên ngày càng rõ nét hơn trên đất nước ta. Và đây chính là một thành tựu nữa của công cuộc đổi mới, một thành tựu to lớn không thua kém gì so với những thành tựu về kinh tế mà dân tộc ta đã đạt được trong quá trình tự giải phóng mình khỏi cơ chế bao cấp.

Sự hình thành một xã hội dân sự đang khẳng định mức sẵn sàng cao hơn của dân tộc ta cho việc đối mặt với toàn cầu hóa. Vì rằng trong một thế giới đang biến đổi nhanh chóng, trong một thế giới mà các mối quan hệ về kinh tế, tài chính, thương mại đan kết chằng chịt với nhau, trong một thế giới mà các qui luật của tương lai chỉ đang hình thành và chưa thật sáng rõ cho bất kỳ ai, thì “một tập hợp mềm” mới có thể phản ứng lại được với thế giới đó một cách hiệu quả. Mọi sự cứng nhắc, mọi sự cồng kềnh, mọi sự tập trung quan liêu đều đồng nghĩa với tình trạng tụt hậu và khả năng thua cuộc.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sách và Internet ai thông thái hơn

    01/10/2015Cuối tháng 10/2002, Hội thảo “Đọc sách và xuất bản sách ở các nước Đông Á ngày nay” do tạp chí The books and the Computer tổ chức đã diễn ra ở Yonago và Tokyo (Nhật bản), với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản ở các nước Đông Á (Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc). Một trong các câu hỏi được đặt ra tại hội thảo này là: Phải chăng ngày nay giới trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách? Câu trả lời của các đại biểu về trường hợp của đất nước mình có thể khiến chúng ta liên tưởng đến Việt Nam.
  • Nghe tiếng dân trên không gian ảo

    04/08/2014Diêm SơnInternet ngày càng phát triển và trở thành không gian rất thuận lợi cho việc phát biểu ý kiến cá nhân. Trước thực tế đó, các nhà lãnh đạo phản ứng như thế nào? E ngại, hạn chế hay lắng nghe và tương tác?
  • Sinh viên Việt đang đứng ngoài cuộc với Internet?

    12/01/2006“Sinh viên là tầng lớp được đánh giá cao trong việc sử dụng Internet nhưng có đến 70% chưa biết khai thác, sử dụng Internet hiệu quả”.
  • Cách mạng thông tin – công nghệ và nền văn minh

    12/12/2005PGS, TS. Phạm Thị Ngọc TrầmKết quả của quá trình biến đổi vật chất, năng lượng, thông tin do trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí tuệ đó của con người đã tạo nên các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ và cùng với chúng là sự thay đổi của nền văn minh nhân loại...
  • Tuổi trẻ buồn

    02/12/2005Nguyễn VinhEm bảo em buồn. Tôi hỏi sao buồn. Em bảo không biết, tự nhiên thấy buồn. Buồn một cách lạ lùng, dã man và… bí mật lắm. Đến nỗi, chính em cũng không hiểu buồn từ đâu về và buồn vì cái sự gì nữa. Chà, thế thì “căng” quá…
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • Văn hóa Internet

    15/10/2005Phạm Kim HưngHãy bắt đầu bằng việc tưởng tượng ra một cuộc sống không có điện thoại...
  • Kinh tế tri thức cần Ý tưởng sáng tạo

    06/10/2005Hiện nay, nhiều nhà chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật nước ta đang sôi nổi luận bàn về kinh tế tri thức và hiện cũng có một xu hướng xem kinh tế tri thức là một mục tiêu vươn tới, là chiếc đũa thần đưa con thuyền kinh tế ốm yếu Việt Nam vượt lên. Trong khái niệm "vươn tới" người ta dễ dàng hình dung đến một tiến trình học tập, chiếm lĩnh kho tri thức quý báu của nhân loại tiên tiến làm vốn tri thức cho mình, cho nền kinh tế tri thức của mình. Thật đơn giản. Nhưng nếu sự việc đơn giản như vậy, trong bối cảnh cả thế giới cũng chen tay nhau rướn lên, xây dựng nền kinh tế tri thức cho quốc gia mình, thì vị trí Việt Nam có gì khác so với cuộc chạy đua khoa học, công nghệ hiện đại?
  • 12 quy luật của nền kinh tế số

    30/09/2005TS. Lê Trường TùngCác chuyên gia dự kiến nền kinh tế số sẽ kéo dài không quá một hoặc hai thế hệ. Khi mạng số lấp đầy mọi lĩnh vực trong đời sống của chúng ta thì sẽ xuất hiện nền kinh tế khác, với những quy luật hoàn toàn mới. Những quy luật mô tả sau đây nên xem như quy luật thời kỳ quá độ...
  • Giá trị đích thực của lẽ sống tuổi trẻ VN

    07/09/2005Nguyên Tổng bí thư Lê Khả PhiêuNguyên Tổng bí thư LÊ KHẢ PHIÊU cho biết: "Khi trên báo Tuổi Trẻ trích đăng nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, tôi đã đọc, cắt và đóng lại theo tập. Sau đó, tôi chuyển cho vợ, các con và các cháu tôi cùng đọc. Vợ tôi nói “hay quá, cảm động quá”. Chuẩn bị chuyến đi công tác miền Trung khá dài ngày, tôi cứ Io sẽ không được đọc tiếp.Nhưng trước khi đi, tôi được tin nhà xuất bản đã cho in cả hai tập nhật ký của hai liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc...
  • Internet trong trường đại học - quá lãng phí

    17/10/2003Internet, phòng máy tính, môn tin học, website... giờ đây không còn xa lạ đối với mỗi trường đại học, cao đẳng, mỗi sinh viên. Tuy vậy, có một thực tế là SV vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận với Internet. Do nhiều nguyên nhân như kinh phí eo hẹp, số lượng sinh viên quá đông, công tác quản lý còn nhiều bất cập, nhận thức của nhiều lãnh đạo các trường về Internet cũng chưa đầy đủ... nên hệ thống Internet trong các trường chưa phát huy được tác dụng với SV...
  • xem toàn bộ