Mê tín và chuyện kinh doanh tâm linh

05:48 CH @ Thứ Hai - 05 Tháng Ba, 2018

Chưa bao giờ việc "phong thần" lại dễ dàng như hiện nay. Một con cá, rắn, cây cảnh, tảng đá,... đều có thể được thờ cúng, chiêm bái như những bậc thánh thần. Phải chăng chúng ta đang bị khủng hoảng niềm tin hay đó chỉ là chiêu trò của những người thích "kinh doanh tâm linh"?


Các loại vàng mã phong phú đủ loại: ô tô, nhà lầu, máy tính, quần áo...

.

Con cá sống dở chết dở do bị chích điện đến dị tật bỗng chốc được bái vọng, được thờ cúng như thần. Người ta mang đồ tế lễ, rải tiền bạc,... thờ con cá tội nghiệp để cầu mong danh lợi tiền tài. Khốn nỗi, ngay đến cái thân mình, con cá còn không thể lo nổi thì nói gì đến chuyện cứu nhân độ thế. Thế nên, việc chú "cá thần" được mang om dưa như cách để kết thúc một huyền thoại thêu dệt.

Gần đây nhất, hai con rắn xuất hiện trên một nấm mộ vô chủ cũng được hàng nghìn người mang lễ phẩm đến cúng bái lạy tạ. Thế mới biết, việc lựa chọn vị trí xuất hiện có ý nghĩa quan trọng. Nếu đôi rắn này xuất hiện không phải trên ngôi mộ này, rất có thể, nó đã phải trẫm mình trong một bình rượu nào đó.

Không chỉ vậy, một phiến đá, một gốc cây, một đám mối,... cũng có thể trở thành "thần thánh" trong sự thêu dệt của nhiều người.

Thực ra, "trào lưu rắn thần", "cá thần" đã có từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sự "tiếp sức" của mạng xã hội khiến cho trào lưu này lại được bùng phát và gây sự chú ý cho cộng đồng.

Vàng mã được bày bán ở khu vực gần các chùa. Ảnh: Huy Thanh/NLĐ

.

Ngoài việc "phong thần" cho những con vật tội nghiệp, rất nhiều người còn kéo đến các đình, miếu, chùa chiền nổi tiếng để cầu danh lợi tiền tài. Đi lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, việc chen chúc nhau ở đền Bà Chúa Kho, tranh cướp "ấn" ở Đền Trần với mong muốn tài lộc, vinh hiển lại là một hành động "phản văn hóa".

Dường như càng ngày càng có nhiều người tin vào sức mạnh của các thế lực siêu nhiên. Càng có nhiều người tin thì càng xuất hiện nhiều những rắn thần, cá thân hay... tảng đá thần ở khắp nơi.

Nhiều người cho đó là sự "khủng hoảng niềm tin". Tuy nhiên, nó chưa hẳn đã phải là khủng hoảng niềm tin mà xuất phát từ sự "mê tín", sự cả tin của nhiều người.

Mê tín ở đây được hiểu là việc quá tin tưởng vào một điều gì đó mà không cần biết đúng sai, phải trái. Thấy ai đó bảo có "rắn thần" ngay lập tức người ta tin đó là sự thật. Sự tiếp sức của mạng xã hội khiến cho bệnh mê tín càng trở nên nghiêm trọng. Chỉ cần ai đó đăng một câu chuyện lên mạng xã hội facebook mang tính tâm linh, thần kỳ, ngay lập tức có hàng ngàn lượt like, chia sẻ, bình luận,...

Trong số ấy, không ít người vì tò mò, vì tin tưởng mà sắm sanh lễ vật đến tận nơi để "bắt tận tay day tận mặt". Cũng chính những người tò mò ấy đã đẩy câu chuyện đi xa thêm. Nhiều người đến vô tình tạo nên niềm tin cho nhiều người khác.

Cứ như thế, từ một thông tin vu vơ, người ta thêu dệt, thêm thắt để thành một câu chuyện thần kỳ. Cũng cứ như thế, một con cá chép bị chích điện dở sống dở chết, một cặp rắn chọn ngôi mộ vô danh làm nơi ở trở thành... thần rắn, thần cá.

Sự cả tin và mê tín ấy đang được tận dụng một cách triệt để. Người ta lấy chuyện tâm linh, thánh thần để câu view, câu like. Nếu lướt qua trang cá nhân của các bà mẹ bỉm sữa bán hàng online, sẽ thấy có rất nhiều người biết "xem chỉ tay", xem tướng, nhiều người kể chuyện mình "gặp ma" hay những câu chuyện tương tự như vậy.

Nhiều ngôi đền, ngôi miếu, chùa chiền cũng đang trở thành nơi cung cấp "dịch vụ tâm linh". Dù chẳng phải đạo giáo nhưng nhiều ngôi chùa sẵn sàng tổ chức "dâng sao giải hạn" cho nhiều người. Ngôi chùa ở làng tôi là một ví dụ. Đầu năm, nhiều người mang tiền đến "đóng" để nhà sư làm lễ dâng sao giải hạn, đọc một loạt những người "đóng tiền" ấy để cầu mong họ "tai qua nạn khỏi" trong năm mới.

Cũng chính sự mệ tin ấy khiến cho chúng ta bỏ ra hàng nghìn tỉ đồng làm vàng mã để "đốt" hàng năm. Làm vãng mã trở thành một nghề "hái ra tiền" trong vài năm trở lại đây.

Việc "buôn thần bán thánh" đã trở thành "nghề" của không ít người. Chính vì vậy, rắn thần, cá thần hay những câu chuyện khác cũng chỉ giống như những chiêu trò nhằm gây sự chú ý để kéo người ta đến với những "dịch vụ tâm linh" mà thôi. Chừng nào những hoạt động "kinh doanh tâm linh" vẫn còn tồn tại thì những câu chuyện thêu dệt ấy vẫn còn đất sống.

Đương nhiên, những người đi vái lạy "thần rắn", "thần cá" cũng mang theo những lời khấn nguyện cho tiền tài, sự thăng tiến, mong muốn vinh thân phì gia. Họ bỏ tiền "đút lót" thánh thần để được mãn nguyện. Sẽ không quá nếu cho rằng việc lễ bái ấy thực chất chỉ là cuộc "mua bán". Người bỏ tiền ra để cầu cho được... nhiều tiền hơn. Việc làm ấy vô tình làm giàu cho những người cung cấp các "dịch vụ tâm linh". Như vậy, cả kẻ "bị lừa" và kẻ "đi lừa" đều cảm thấy thỏa mãn.

Chắc hẳn sẽ có nhiều người cảm thấy xấu hổ khi lỡ cúi đầu trước con cá chép sống dở chết dở đã bị om dưa. Bớt đi sự cuồng tín, tự tin vào chính bản thân mình, chúng ta sẽ không trở thành nạn nhân của những trò mê tín. Bởi trên thực tế, không có bất kỳ ai có thể đem đến hạnh phúc, may mắn và an nhiên cho chúng ta ngoài sự nỗ lực của chính bản thân mình.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm linh và Mê tín

    15/06/2020Đỗ Kiên CườngBài “Đất thiêng một giải nghiệm” trên Văn nghệ số 32, ngày 11-8-2007, khá điển hình cho một trào lưu mới tại nước ta hiện nay. Đó là sự lên ngôi của “khoa học tâm linh” hay các hoạt động mang tính tâm linh khác, tuy khái niệm tâm linh chưa bao giờ được làm rõ hay đạt sự đồng thuận. Đây là vấn đề quan trọng mà nếu không giải quyết, có thể gây nhiều hiểu lầm...
  • Đạo Công giáo với vấn đề mê tín và tệ nạn xã hội

    25/03/2019TS. Phạm Huy ThôngNgày nay nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không phải tôn giáo là đồng nhất với mê tín, lạc hậu mặc dù chúng đều tồn tại trên cơ sở niềm tin...
  • Chuyện mê tín của người thời nay

    30/10/2017Lê CẩnĐời sống tâm linh của con người đương đại vẫn có những góc khuất dành cho những điều không thể lý giải được bằng thực nghiệm hay khoa học. Mê tín là những niềm tin “truyền tử lưu tôn” từ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm trước. Không có cơ sở khoa học nào hết, nhưng chúng vẫn luôn chi phối sinh hoạt của con người một cách vô thức hay có ý thức
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Trọng mê tín- xem nhẹ trách nhiệm, ham hội hè, "thần mãn"

    21/12/2015Vương Trí NhànXét cái tục hội hè của ta, rước xách rất phiền phí, ăn uống rất lôi thôi, chơi bời rất chán chê, tiêu pha rất tốn kém, thực là hại của mà lại mua lấy cái khó nhọc vào mình...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tính toán thiển cận, mê tín gây lãng phí, không chuyên nhất, dễ dãi tiếp nhận

    05/08/2015Vương Trí NhànNgười An Nam vốn có cái thiên tính dễ đồng hóa, dễ am hiểu, dễ thu nạp lấy những cái khác lạ với mình, dễ đem những điều hay điều dở của người mà hóa làm của mình, nhưng cái tài đồng hóa đó thường thường chỉ là cái khóe tinh, biết xem xét và bắt chước của người, chỉ phảng phất ở bề ngoài chứ không thấu triệt được đến chỗ căn để cho tinh túy...
  • Tôi đọc bài: "Đạo Công giáo với vấn đề mê tín và tệ nạn xã hội" của TS Phạm Huy Thông

    26/03/2014Trần Chung NgọcTôi vừa đọc bài “Đạo Công Giáo Với Vấn Đề Mê Tín Và tệ nạn Xã Hội” của TS Phạm Huy Thông do một thân hữu gửi đến, lấy từ conggiaovietnam.net. Nội dung bài viết của TS Phạm Huy Thông không ngoài mục đích đề cao Công Giáo như là một tôn giáo rất tiến bộ và văn minh, chủ trương bài trừ mê tín và tệ nạn xã hội...
  • Chữa chứng bệnh "mê tín hủ tục"

    24/02/2012Phan Bội Châu (1927)Nước ta kể người có 25 triệu, kể đất có 70 vạn ngàn thước vuông tây, nếu làm một nước tự lập chắc không khó gì! Cớ sao mà hèn hạ suy đồi? Thuở xưa còn làm một nước phụ dung, tới bây giờ lại trụt xuống làm một nước nô lệ. Ôi! Nước ta không phải một nước hay sao? Người nước ta không phải là người hay sao?
  • Xin Ấn đền Trần – Văn hóa hay mê tín?

    18/02/2011TS. Lê Thị ChiêngTín ngưỡng Thánh Trần bắt đầu có từ bao giờ, cho đến nay chưa ai làm rõ được nhưng chắc chắn chỉ xuất hiện sau khi Trần Hưng Đạo qua đời. Một người đức độ tài ba như Trần Hưng Đạo ắt “sinh vi tướng, tử vi thần” là điều không phải ngạc nhiên, mà đã là thần thì nên thờ. Cho nên đền thờ trần Hưng Đạo (Kiếp Bạc) bao giờ cũng tấp nập người đến cầu con, cầu của, cầu an...
  • Vì sao mê tín dị đoan vẫn tồn tại và phát triển?

    23/11/2005B.N (theo Ca minteresse)Sự tiến triển của khoa học và những tri thức tiên tiến vẫn không đẩy lùi hoặc triệt bỏ được tệ mê tín dị đoan trong xã hội loài người. Năm 2005 này vẫn còn ghi đậm dấu ấn của điều khó lý giải đó...
  • Tử vi: Khoa học hay mê tín

    11/11/2005Hoàng Tùng (Tổng hợp từ các báo Trung Quốc)Tử vi là một dạng thức khoa học hay chỉ là một hình thức bói toán mang yếu tố mê tín và lừa đảo? Câu trả lời đó còn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, có thể nói, với tính chất khoa học thần bí của mình, Tử vi là một đối tượng nghiên cứu khá thú vị...
  • xem toàn bộ