Buổi học thêm của cậu học trò Lôi Tĩnh

[email protected]
05:44 CH @ Chủ Nhật - 15 Tháng Năm, 2011

Sau khi các học trò đi về hết, ông thày Sa- rôn gọi riêng Lôi Tĩnh đến nói: “Vì em trước kia ngu lòi tĩ nên để theo kịp các bạn, thầy yêu cầu em ở lại học thêm với thầy. Nhưng em đừng lo, thày sẽ không lấy tiền học thêm của em đâu”.

Lôi Tĩnh khoanh tay cảm ơn thầy rồi chăm chú nghe giảng.
Thầy Sa – rôn nói: Hôm nay thầy đã có hai bài học quan trọng em còn nhớ chứ?

Lôi Tĩnh trả lời: Dạ em nhớ. Hai bài học ấy là:

1. Vì con người sống có xã hội nên không thể muốn làm gì thì làm!

2. Triết gia Hegel, ổng có nói: cái gì không phải phổ quát thì là cái cục bộ bỉ ổi và lố bịch.

Thầy Sa – rôn mỉm cười mãn nguyện tiếp tục hỏi: - Vậy em hiểu thế nào về ý nghĩa của hai bài học ấy?

Lôi Tĩnh trả lời: - Dạ, ý nghĩa của bài học thứ nhất là vì con người sống có xã hội nên không thể muốn làm gì thì làm, nghĩa là em không được tự làm những gì em thích mà em phải “bắt chước” người khác, cứ người khác làm cái gì thì em làm cái ấy. Ví dụ em đang học trong lớp của thầy, dù thầy không đánh em nhưng nguyên tắc là em không được cãi thầy. Cãi thầy tức là em không sống trong xã hội của thầy. Sau này nếu em có về nước Việt Nam, cái gì triết gia Nguyễn tiên sinh nói em phải tuyệt đối cúi đầu nghe theo, vì sao? Vì em không được phép nói cái mình muốn nói và làm cái mà mình muốn làm.

Ý nghĩa bài học thứ hai là bất cứ cái gì phổ quát là thiêng liêng thì em với tư cách cá nhân, một con người, một cục bộ trong một tổng thể lớn vì thế em bỉ ổi và lố bịch. Thầy cũng chỉ là cục bộ so với xã hội nên thầy cũng bỉ ổi và lố bịch. Và bắt đầu từ đây em cũng sẽ tập nhìn “thần tượng” triết gia Nguyễn tiên sinh của em là bỉ ổi và lố bịch vì thần tượng triết gia Nguyễn tiên sinh của em cũng chỉ là cá thể trong một tập thể xã hội. Chỉ có xã hội phổ quát là thiêng liêng còn tất cả những cá nhân, những con người cụ thể để tạo thành cái xã hội đó là bỉ ổi, lố bịch và đáng đem chôn sống hết.

Thầy Sa- rôn nói: Tốt. Vậy em hiểu thế nào là Quốc gia Cộng hòa?

Lôi Tĩnh ấp úng: dạ…. em hiểu Quốc gia Cộng hòa là ở đó không ai được phép làm cái mình muốn và chỉ có cái phổ quát, cái xã hội là thiêng liêng còn tất cả cái đơn lẻ, cái cá nhân là bỉ ổi và lố bịch. Nói đúng hơn, đặc điểm của Quốc gia Cộng hòa là không gia đình, không cá nhân, không ai là người cả, chỉ là cái máy được lập trình hết, nói đúng hơn nữa là mỗi người trong chúng ta đều chỉ là con ốc vít thôi, không hơn không kém.

Thầy Sa- rôn hỏi tiếp: - Vậy em nghĩ thế nào về trường của thầy Tứ Lư?

Lôi Tĩnh chề môi: - Ôi thầy quan tâm làm cái gì trường đó chứ, tất cả học sinh ở đó toàn là bọn Ngu Lòi Tĩ. Thầy cùng tất cả các bạn học ở đây đều thuộc về một đẳng cấp cao thượng, các bạn giành hết giải thưởng này đến giải thưởng khác còn cái bọn Ngu Lòi Tĩ… ui thầy ơi… quan tâm đến chúng làm gì cho ngứa mắt!

Thầy Sa – rôn rất hài lòng với sự sáng dạ và thông minh của học trò Lôi Tĩnh, ông nhẹ nhàng rút trong túi áo của mình ra một huy chương vàng lấp lánh trao cho Lôi Tĩnh.

Lôi Tĩnh mừng lắm, đang định chạy ngay về khoe với mẹ thì cậu chợt nghĩ: “Giải thưởng này chỉ là giải cấp trường thôi mà. Ta phải giành được giải thường cấp huyện thì mới nên khoe với mẹ”. Nhưng muốn giành giải cấp huyện, điều trớ trêu là Lôi Tĩnh lại phải sang thi với trường của thầy Tứ Lư và ngồi chung bàn với bọn Ngu Lòi Tĩ. Nhưng cậu thì chẳng thích thi với bọn Ngu Lòi Tĩ vì thi với chung, nếu thua thì thật mất mặt trường của thầy Sa – rôn mà thắng thì chẳng có gì gọi là vinh quang, vì đối thủ của mình chỉ là bọn Ngu Lòi Tĩ mà.

Khó xử quá!... Làm sao để giành giải thưởng cấp huyện mà không phải thi với bọn Ngu Lòi Tĩ của trường thầy Tứ Lư nhỉ?!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ngu lâu

    19/06/2011Trần Huy ThuậnNgu lâu là sự ngu tệ hại nhất trong các loại ngu – tệ hại nằm ngay trong hai cái từ nghe có vẻ vô hại và hơi du dương ấy! Người ngu lâu là người chủ quan nhất trong những người chủ quan: Ngu mà chả bao giờ cho mình là ngu…