Riêng và Chung

05:22 CH @ Thứ Sáu - 09 Tháng Mười, 2009

Thời trẻ, khi còn là sinh viên ở bên Liên Xô cũ, tôi có thói quen mỗi khi đọc sách tiếng Nga, gặp câu gì hay thì lại mày mò tự dịch và chép lại vào từng chủ đề. Và thường là quên không đề nguồn đã trích những câu hay đó ra.

Giờ biết làm thế là thất lễ với tiền nhân và có thể bị buộc tội vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, khi đọc lại những lời đã chép được đó, ngày hôm nay tôi vẫn thấy thấm thía dù không nhớ là những ai đã nói nên những câu đó nữa. Xin giới thiệu cùng bạn đọc một số câu nói về cá nhân và tập thể, về cái riêng và cái chung. Cũng có thể, ai đó nói rằng, đó chỉ là những tia sáng tỏa ra từ những cơn mơ trí tuệ những ngày tôi còn trẻ.

- Không thể sống trong xã hội và tự do khỏi xã hội.
- Không thể có con người ngoài xã hội.
- Con người cần cho con người mọi lúc, mọi nơi.
- Con người có thể sống thiếu nhiều thứ, chỉ trừ thiếu con người.
- Hai người có thể cứu nhau ở nơi sống một mình sẽ chết.
- Con người sinh ra để sống trong xã hội; hãy thử tách con người ra khỏi nó, hãy thử cách ly con người đi, các ý nghĩ của con người sẽ trở nên nổi loạn, tính cách dữ dằn hơn ngay, trăm ngàn dục vọng thèm muốn vô nghĩa lý sẽ sinh ra trong đầu anh ta, những tư tưởng điên khùng sẽ đâm chồi nảy lộc trong óc anh ta như mận gai dại giữa sa mạc.
- Con người sinh ra để sống trong xã hội. Anh ta không có khả năng và không có đủ can đảm sống một mình.
- Ngay cả khi người muốn, người cũng không thể tách đời mình khỏi nhân loại. Người sống trong nhân loại và vì nhân loại. Tất cả chúng ta sinh ra đều để cùng nhau hoạt động, như chân, như tay, như mắt.
- Theo bản tính của mình, con người là sinh vật có ý nghĩa xã hội.
- Nếu con người theo bản tính của mình là một sinh vật có ý nghĩa xã hội, hiển nhiên nó chỉ có thể phát triển bản tính chân chính của mình trong xã hội.
- Thiên nhiên sinh ra con người nhưng xã hội phát triển và biến chuyển nó.
- Trong suốt rộng dài lịch sử, ở đâu và thể nào cũng thế, nhân dân luôn sáng tạo nên con người.
- Con người chỉ có thể nhận biết mình qua người khác.
- Con người chỉ trở thành người ở giữa
đồng loại của mình.
- Hãy học
cách làm việc trong tập thể. Biết làm việc trong tập thể - điều đó trước tiên là biết tiếp nhận đúng sự phê bình và không ngại phê bình sai lầm của người khác.
- Con người bị khốn khổ không sao chịu nổi nếu phải sống một mình và chỉ được nghĩ về mình thôi.
- Thiếu xã hội không thể có hạnh phúc cá nhân cũng như cây không thể sống được nếu bị nhổ khỏi đất và nằm lăn lóc trên mặt cát sa mạc.
- Bạn chỉ thực sự sống khi nhận được sự thông cảm của người khác.
- Nếu con người khiến bạn thấy phiền, bạn chẳng nên sống làm gì.
- Tách khỏi đồng lại đó là sự tự sát.
- Bất hạnh thay những ai tách mình khỏi tập thể, tự cho mình là siêu thiên tài hay tài năng không được công nhận. Tập thể luôn nâng đỡ con người và giúp con người đứng chắc trên đôi chân của mình.
- Chủ nghĩa cá nhân là vỏ bọc của cái yếu.
- Sẽ nghĩ mình có thể sống không cần người khác, đã phạm một sai lầm cực lớn, nhưng sẽ nghĩ rằng thiếu anh là mọi người không thể sống được lại phạm phải một sai lầm lớn hơn.
- Con người dù tài năng đến mấy cũng không thể anh minh và mạnh mẽ bằng tập thể.
- Sự cô đơn có ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu bình thường luôn cần tới một cơ thể rộng lớn hơn. Hãy biết hòa mình vào tập thể mà vẫn giữ trọn vẹn bản chất của mình.
- Tập thể không phải là một đám đông vô sắc. Tập thể tồn tại như một kho báu các cá tính.
- Hòa cùng tập thể, cá nhân không đánh mất mình. Ngược lại, trong tập thể, cá nhân đạt tới đỉnh cao của ý thức và sự hoàn thiện.
- Kho báu xã hội được tạo ra từ sự đa dạng của các cá thể tập hợp nên nó, vì vậy mục tiêu cao cả nhất của giáo dục chính là con người.
- Cùng tập thể - qua tập thể - vì tập thể.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Cái tôi" dưới sự nhào nặn của truyền thông đại chúng

    04/08/2019Nguyễn Thu GiangTheo quan sát của tôi, hiện nay, hễ đã nói về “cá tính riêng” của giới trẻ thì y như rằng, người ta lại kèm theo một tiếng thở dài - như thể thời cuộc đã xoay vần đến độ chúng ta buộc phải chấp nhận giới trẻ, dẫu biết rằng họ thật là nông cạn. Treen đà ấy, nhận định “cái tôi” (dù để phê phán hay ngợi khen) thường nhanh chóng rơi vào lĩnh vực đạo đức học, vì hầu hết đều đặt “cái tôi” trong thế đối lập với Cái Tập thể hoặc Cái chung.
  • Sự tha hóa của cái Tôi

    16/06/2019Nguyễn Trần BạtỞ một bộ phận lớn của thế giới là khu vực chậm phát triển, hiện tượng cái Tôi tha hóa xảy ra rất phổ biến. Vậy có mối liên quan nào giữa sự tha hóa này với trạng thiếu tự do không? Theo quan điểm của tôi, chính sự thiếu tự do đã khiến cho đời sống tinh thần của con người trở nên mất cân bằng và do đó tạo ra sự tha hóa của cái Tôi...
  • Khoa học, Lý trí và Nhân tình thế thái

    14/10/2018Hà YênTự nhiên được chi phối bởi các qui luật phổ biến mà trí tuệ loài ngưới có thể lĩnh hội được. Niềm tin vào tính hợp lý của Thế giới, đã vượt cả ra ngoài lĩnh vực Vật lý và xâm nhập vào mọi địa hạt hoạt động của con người trong suốt nhiều Thế kỷ, bởi tin rằng, đó chính là hiện thực, là vĩnh cửu...
  • Cái tôi, thành công và thất bại

    07/01/2018Nguyễn Tất Thịnh- Cái Tôi hoà với cái Chúng ta làm cái Chúng ta mang bộ mặt người và cái Tôi trở nên có tầm vóc.
    - Đánh mất mình thì không giữ được Nhân – Không hiểu mình thì chẳng thấy được Thiên – Không bỏ công thì không dung được Địa...
  • Phương pháp vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết các vấn đề phức tạp trong công việc

    19/12/2017Chu Thị ThủyPhương pháp này được sử dụng rộng rãi nhất nhằm mục đích thúc đẩy những ý nghĩ có tính sáng tạo. Được phát triển vào năm 1940 bởi ông Alex Osborn. Ông cho rằng bất cứ ai cũng có thể học được cách đưa ra các giải pháp có tính sáng tạo cho những vấn đề phức tạp khác nhau.
  • Vài suy nghĩ về cái Tôi trong thơ từ cách nhìn Phật Giáo

    16/11/2017Nguyễn Điệp HoaTưởng rằng có cái TÔI tuyệt đối, cái tôi đích thực, đó là một trong những ảo tưởng lớn nhất của loài người. Nhưng xem ra, căn bệnh này ở những người làm nghệ thuật và các nhà thơ còn nặng hơn nhiều so với những người khác...
  • Cái tôi to tướng và cái tập thể nhạt nhẽo

    10/04/2017Họa sỹ Phan Cẩm ThượngCái chủ nghĩa cá nhân vô lối này cũng đầy rẫy trong nghệ thuật, vì là một thứ không chết ai, nên cũng chẳng có một sự phê bình nào, và nhất là những cơ quan quản lý văn nghệ chỉ lo những gì sai đường lối. Thế là có vô số thứ nghệ thuật không sai đường lối nhưng tầm thường vô cùng trở thành thời thượng
  • Egoism = Chủ Nghĩa Cái Tôi

    25/11/2016Cuộc đời có giới hạn, vậy thì tại sao chúng ta phải mang vác "cái tôi" nặng nề mà không cởi bỏ nó, để làm một người tự do, ung dung, tự tại và được là chính mình trong cuộc đời này?
  • Một chân lý đầy nghịch lý - về "cái tôi" của mỗi người...

    26/06/2016Trên đời, trong đời sống tâm linh cũng như trong đời sống chung với tha nhân, có một chân lý rất nghịch lý. Đó là càng tự đưa mình lên thì càng bị hạ xuống; và càng tự hạ mình xuống thì càng được đưa lên. Càng tự coi mình là nhỏ bé thì tâm hồn ta càng được bình an, càng dễ hạnh phúc, và ta càng trở nên vĩ đại trước Thiên Chúa và tha nhân; còn càng tự coi mình là vĩ đại thì ta dễ rơi vào bất an, đau khổ, và càng trở nên nhỏ bé trước Thiên Chúa và tha nhân.
  • "Cái tôi" của người Việt Nam qua một giai đoạn phát triển

    08/06/2016Những nghiên cứu về “cái tôi”, “tôi - không tôi”, “tôi - chúng ta”, “tôi - tôi”, cũng như tính cộng đồng và tính cá nhân đã được tiến hành trong lĩnh vực tâm lý học, nhưng đây mới chỉ là bước đi đầu tiên. Bằng phương pháp phân tích các cứ liệu ngôn ngữ(*), tác giả đã chỉ ra “cái tôi” - sự tự ý thức của mình trong quan hệ với người xung quanh. Qua đó, chúng ta cũng hiểu thêm về nhân cách người Việt...
  • Thế thái nhân tình

    14/11/2009Tam Dương (soạn theo tài liệu nước ngoài)Bữa tiệc đã bắt đầu, nhưng họ vẫn chưa tới. Nói chung họ không bao giờ đến đúng giờ, vì họ bận và còn vì họ quan trọng. Chủ tiệc đã mấy lần gọi điện thoại, họ đều trả lời sắp đến, sắp đến và cuối cùng thì họ cũng đến.
  • Đi tìm cái tôi đã mất

    26/09/2007Tuỳ bút chính trị Nguyễn Khải, 27/5/2006Sang tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém, riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa, vẫn viết rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn. Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • Chiếc La Bàn mang tên cái Tôi

    19/04/2005Kim DungStephen R. Covey đã cho ra đời cuốn sách First Things First (Chiếc La bàn mang tên cái Tôi). Để giải quyết tận gốc rễ căn nguyên của căn bệnh trầm kha stress, ông nhấn mạnh chúng ta phải bắt đầu hành động theo định hướng của chiếc la bàn, cái giúp ta đi tới những giá trị thực thụ trong mỗi cá nhân thay vì chiếc đồng hồ quản thúc.
  • Hòa đồng với tập thể: Bí quyết thành công thời hiện đại

    27/01/2004Các nhà tâm lý luôn khẳng định rằng để làm việc tốt, cần phải biết cách đối xử với các đồng nghiệp. Nhà tâm lý người Nga Sergei Iagolovski đã đưa ra những lời khuyên sau đây...
  • xem toàn bộ