Các dạng thức về sở hữu

10:07 SA @ Thứ Tư - 03 Tháng Năm, 2017

'Sở hữu' là hạt nhân quan trọng bậc nhất trong nhận thức để hành động, mưu cầu... trong cuộc sống đấu tranh sinh tồn của con người trong xã hội vừa mang tính tự nhiên và tính kinh tế. Dạng thức sở hữu được diễn ra như thế nào sẽ quy định các tương tác giữa con người về lợi ích, quyền lực. Hiểu điều đó giúp chúng ta sáng tỏ, lý giải được rất nhiều điều bản chất xảy ra trong xã hội con người... Nên tôi đúc kết bằng bài ngắn này:


.


. NGUYÊN THUỶ: Khái niệm sở hữu chưa rõ nét là gì, nhưng mầm mống đã có trong tiềm thức sâu thẳm của mỗi cộng đồng người sơ khai (lãnh thổ, số lượng bầy đàn, sức mạnh thể chất, công cụ... )... hội thành năng lực lựa chọn được gì, đến đâu trong sinh tồn và tụ trong biểu ý của tộc trưởng.

. TÔN GIÁO: Của anh là của anh, của tôi là của anh . Ai cũng có thể có gì đó nhờ tình thương yêu! Nước Trời là của mọi người, không có chiếm hữu gì cả ! Mỗi người chỉ nên sở hữu một thứ duy nhất là Đức Tin Phúc Lành về sự Công bình và Bác ái.

. NGƯỜI DO THÁI: Của anh là của anh, của tôi là của tôi! Không ai tự nhiên có cái mình không đáng có, không ai giữ được lâu cái không phải của mình. Ai cũng cần và nên sở hữu một khả năng để có cái mà mình cần. Bản thân còn hành động được dù một chút gì , cũng là có cơ hội, có thể 'đổi đời'.

. PHONG KIẾN: Anh là một phần thuộc về Thiên hạ, Thiên hạ là của Vua! Nên của anh nếu có được là bởi Vua ban , và cũng không mang đi đâu được, chỉ được trong Thiên hạ của Vua mà thôi. Toàn bộ những gì anh đang mang không phải là điều tất yếu của anh, mà là nghĩa vụ với Vua. Sở hữu quan trọng nhất là lòng trung thành với Vua.

. TƯ BẢN: Mọi thứ đều có thể mua bán và quy ra tiền! Của anh và của tôi là những gì được định đoạt bởi khả năng có bao nhiêu tiền. Mà tiền thành dòng chảy, nên mọi thứ không vận động theo là tự chết. Sở hữu quan trọng nhất là : năng lực kiếm tiền, sử dụng tiền và quản trị dòng tiền. Kẻ không có năng lực đó mà có nhiều tiền cũng gặp tai hoạ như không biết bơi rơi vào xoáy lũ.

.
. CỔ PHẦN: Của anh , của tôi, của mọi người là sở hữu ảo - con số trên giấy sau khi phải đổi bằng tiền thực - là một phần của Công ty , mà đa số chúng ta không thực hiểu, không thực yêu lắm , buộc phải uỷ cho một Ban Giám đốc nào đó không thực tin lắm. Thứ này thực ảo biến hoá, càng phù phiếm, mây khói, như ma trơi khi trong vương quốc dối lừa...

. CỘNG SẢN: Của anh là của chung, của chung do Nhà nước quản lý, nhưng do Đảng lãnh đạo tuyệt đối toàn diện, trong đó một bộ phận tối cao được quyểt định cao nhất và cuối cùng. Nếu còn có sở hữu, thì duy nhất đó là chế độ chung với tình yêu vô bờ bến, vô điều kiện để tình nguyện triệt để 'không sở hữu gì nữa'.

. GIA ĐÌNH: Vợ vốn là của ai, chồng vốn là của ai... vợ hay chồng vốn có gì... sau khi kết hôn là của nhau : sở hữu hôn nhân ! Mỗi người từ đó phải sở hữu thêm hơn một cuộc đời khác sau khi sinh con cái . Thứ sở hữu này có thể là hạnh phúc hay bi kịch... Nó là thứ sở hữu đặc biệt khiến người ta phải gắng tồn tại và chạy theo những mưu cầu, thậm chí không cho mình. Tinh thần của những dạng thức sở hữu nêu trên đều có ít nhiều trong mỗi gia đình. Điều có thể tốt là : càng ngày càng nên giảm sở hữu về nhau trong gia đình, thay vào đó là chia sẻ nhiều hơn được mọi điều.


. CUỐI CÙNG LUẬT CỦA TRỜI:

Không có ai được sinh ra trong đời mà bị 'trắng tay' : không có gì ! Ai ai cũng có ' vốn ban đầu' để khởi sự, dù thế nào. Trời luôn reo cơ hội chung cho muôn người, với tính chất 'đến rồi đi như thời gian không bao giờ quay trở lại và mọi điều chẳng thể như trước, luôn trong trạng thái vô hình và hữu hạn mọi thứ' . Bởi vậy mỗi người nên sở hữu được năng lực 'đón bắt cơ hội của Trời' nhờ : thấu tỏ biểu hiện của Trời, hành động theo ý Trời... Hãy nhớ : Trời không tự nhiên lấy đi của ai điều gì, không vô lý giáng hoạ vào ai... mà chỉ để Luật Nhân Quả Tuyệt Đối điều chỉnh dòng chảy 'thuỷ chung' của tất thảy ! Không ai có thể chiếm dụng được bất cứ điều gì thuộc về Trời. Phải trả lại bằng hết : thân xác, tinh thần, kết quả...mà thực ra phải nhận trách nhiệm về bản thân trong uỷ thác của Trời 'đã sinh ra anh' . Sau khi hết đời sống của họ... Nếu ai có 'được gì' thì đó chẳng thể sở hữu, mà chỉ là có tạm thời, thậm chí phù du.

Trời phán: Nếu định luật, tác phẩm, công trình ...do ai phát kiến ... nếu có hay không người đó, thì mọi sự vẫn thuộc về Trời, hoàn vào luân vũ của Trời mà thôi! Nên đừng có tham có tiếc có hận làm chi... Không buông bỏ cũng chẳng giữ nổi! Ai bất quá cũng chỉ là hạt bụi cực ngắn ngủi trong 'tinh thần vô vi, ngẫu ý của Tạo Hoá'.

...
Nên ngẫm lại ý Chúa: ... của ta là của con! Nước Trời của chúng ta... Thật chí lý và thăng hoa ...

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Về sở hữu, vị thế và xã hội hóa

    26/02/2019Nguyễn Tất ThịnhĐây là ba khái niệm lớn nhất trong đời sống Con người và luôn mang tính Cá thể, tính Thời đại, tính Cộng đồng. Ngày nay những khái niệm đó càng rõ ràng và càng là điều thôi thúc với mọi người hơn cả…
  • Mối quan hệ giữa sở hữu tư và tha hóa

    26/03/2018Ngụy Tiểu BìnhC.Mác đã không chỉ dùng khái niệm tha hoá để giải thích về sự đối tượng hoá (sự vật hoá) bản chất con người, mà còn dùng nó để chỉ rõ các quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như vạch trần sự bóc lột trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Song, C. Mác vẫn chưa có sự phân biệt rõ hai phương thức biểu thị khác nhau của sự đối tượng hoá bản chất chủ thể, đó là: sự tha hoá nội sinh (dị hoá) và tha hoá ngoại sinh (ngoại hoá)...
  • Sở hữu Lẽ Phải

    07/12/2016Nguyễn Tất ThịnhTôi có chút suy nghĩ để viết về SỞ HỮU LẼ PHẢI sẽ hướng dẫn hành vi Đúng xuyên suốt, trong mọi tình huống...
  • Cuộc cải cách sở hữu ngập ngừng

    12/02/2016PGS. TS. Phạm Duy NghĩaRào cản ngăn nước ta phát triển dưới mức tiềm năng chính là những cuộc cải cách sở hữu ngập ngừng, không triệt để...
  • Lạc sở hữu

    05/08/2015Tạ Thị Ngọc ThảoKhi doanh gia đọc sách Phật là cốt tìm một chút lắng đọng trong tâm hồn. Nhưng không ngờ từ những giờ phút bình yên nay lai nhận biết thêm nhiều điều mới mẻ sâu sắc... Quả, triết lý nhà Phật có sức hấp dẫn dù lòng người, kể cả những người quanh năm bận rộn mua và bán...
  • Những vấn đề từ “sở hữu toàn dân”

    18/02/2012Vũ Quang ViệtTôi rất đồng ý với GS. Võ Tòng Xuân về việc đặt lại quan điểm sở hữu toàn dân về đất đai, tài nguyên, và rừng biển (bài Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào vấn đề đất đai – TBKTSG số ra ngày 9-2-2012). Đây là điều tôi cũng suy nghĩ từ lâu nay nhân dịp này xin trao đổi những suy nghĩ sơ lược dưới đây...
  • Về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

    14/05/2007Đoàn Quang ThọQuan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa, cũng như quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu lý luận, song ở đây, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.
  • Sở hữu trí tuệ cho ai?

    28/04/2007Thạc sĩ Lê Xuân Lộc...ngày 26.4 hàng năm - Ngày sở hữu trí tuệ, một ngày mà những ai không thật sự dính dáng đến lĩnh vực này hầu như rất ít quan tâm. Cũng phải thôi, Ngày sở hữu trí tuệ không liên quan đến một sự kiện đặc biệt hay một quyền lợi thiết thực nào đó. Thế nhưng, ngày này lại nhắc nhở chúng ta về những vấn đề rất lớn liên quan đến sự phát triển của cả một quốc gia...
  • Quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm

    05/12/2006Đào Minh ĐứcQuyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân (liên quan chủ yếu đến các chuyên viên phân tích hệ thống và lập trình viên của PM) bao gồm các quyền: đặt tên cho tác phẩm, đứng tên trên tác phẩm, được nêu tên khi tác phẩm được công bố, sử dụng, công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm...
  • xem toàn bộ