Cách phân biệt người chính, kẻ tà

07:34 SA @ Thứ Ba - 20 Tháng Chín, 2016

Phân biệt thiện ác dĩ nhiên là điều không phải dễ dàng. Đối với những người khéo che giấu hay giỏi ngụy trang sự thật của bản thân thì lại càng khó phân biệt hơn.


Cuộc sống luôn luôn bao gồm hai mặt thiện ác và chính tà lẫn lộn. Kỳ vọng về một mô hình hay đoàn thể lý tưởng, thuần thiện ở thế gian là điều không thể. Nên phải quan sát cuộc sống thật kỹ càng để phân biệt rõ người nào là thiện, kẻ nào là ác; việc gì là chính, việc gì là tà để rồi từ đó có ứng xử thích hợp.

Để phân biệt thiện ác, chính tà dĩ nhiên là điều không phải dễ dàng. Đối với những người khéo che giấu hay giỏi ngụy trang sự thật của bản thân thì lại càng khó phân biệt hơn. Dù vậy, nếu ta chịu khó quan sát các “tướng trạng” của họ thì cũng có thể nhận ra những dấu hiệu của chính tà. Bởi “tướng tự tâm sinh”, ngôn ngữ và hành vi của cá nhân luôn phản ánh bản chất thiện ác và chính tà của họ.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếu có người ở trong nhóm tà thì có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Như Lai là vua của các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Lành thay Thế Tôn! Nên thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo. Chúng con nghe rồi sẽ vâng làm.

Thế Tôn dạy:
- Các Thầy khéo suy nghĩ. Ta sẽ vì các Thầy phân biệt nghĩa này.

Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn!

Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn dạy:
- Người ở nhóm tà sẽ do năm việc mà biết. Đã thấy năm việc thì biết người này ở nhóm tà. Năm việc này là gì? Đáng cười mà không cười, lúc đáng hoan hỷ mà không hoan hỷ, đáng khởi tâm từ mà không khởi tâm từ, làm ác mà không xấu hổ, nghe lời lành mà không để ý. Nên biết người này ở nhóm tà. Nếu có chúng sinh ở nhóm tà, nên dùng năm việc này mà nhận biết.

Lại nữa, có chúng sinh ở trong nhóm chính, có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Như Lai là vua các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Cúi mong Thế Tôn hãy thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo. Chúng con nghe xong sẽ vâng làm.

Thế Tôn dạy:
- Các Thầy khéo suy nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt nghĩa này.

Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn!

Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:
- Người ở nhóm chính, sẽ do năm việc mà biết. Đã thấy năm việc thì biết người này trụ ở nhóm chính. Năm việc này là gì? Đáng cười thì cười, đáng hoan hỷ thì hoan hỷ, đáng khởi tâm từ thì khởi tâm từ, đáng xấu hổ thì xấu hổ, nghe lời lành thì để ý. Nên biết người này đã ở nhóm chính, trụ ở nhóm chính. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Tà tư, VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.357)
Lời bàn:
Lời Phật chỉ dạy thật rõ ràng: “Đáng cười mà không cười, lúc đáng hoan hỷ mà không hoan hỷ, đáng khởi tâm từ mà không khởi tâm từ, làm ác mà không xấu hổ, nghe lời lành mà không để ý. Nên biết người này ở nhóm tà”. Đây là năm tiêu chuẩn quan trọng để chúng ta thẩm định về một người là chính hay tà. Đó cũng là năm tiêu chuẩn để tự mình thẩm định chính mình.

Cuộc sống luôn biến động, thân tâm luôn vô thường, ranh giới giữa chính tà đôi khi lại rất nhạy cảm và mong manh. Dù lúc nào ta cũng nhân danh (hoặc tự nghĩ) mình là người của chính phái, là đại sứ của thiện lành nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Nên điều cần thiết là luôn lấy năm tiêu chuẩn của Thế Tôn để kiểm tra chính mình nhằm tự điều chỉnh và hoàn thiện lấy bản thân mình.

Ta là ai, chính hay tà, tự mình biết và chắc chắn mọi người đều biết. Nên cải tà quy chính, bỏ ác làm lành là việc cần thực thi trong đời sống của những người con Phật.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nội bệnh, gót Ashin và mũ Kim cô

    12/10/2016Nguyễn Tất ThịnhCó thể nói, gần như mọi người đều có ba điều này, nhưng nói rộng ra là cả mỗi Cộng đồng, Quốc gia cũng có, ở mức độ khác nhau. Vấn đề là có sự phản tỉnh quản trị, huy động được nội năng , kiến tạo được cải cách hay không để thay đổi và chế ngự chúng?
  • Chí Phèo - Thị Nở là biểu tượng văn hóa?

    15/09/2016Võ Thị HàXung quanh vấn đề chọn một biểu tượng duy nhất đại diện cho nền văn hoá Việt Nam, lâu nay vẫn được coi là đậm đà bản sắc dân tộc, có không ít những ý kiến đưa ra. Đó có thể là Quốc Tử Giám, mặt trống đồng, là chim hạc, là bông sen nở, bông sen búp, hoa đào, là chiếc áo dài, nón lá, là cái cổng làng, là con trâu, thậm chí là phở. Xét về bản chất, đó chỉ là những khía cạnh của văn hoá.
  • Hãy bay với hai cánh vào hiện đại

    10/03/2016Trong suốt bài nói chuyện của tôi, và nhất là trong phần kết luận, các bạn sẽ nhận ra rằng tôi nói chuyện phương Tây mà thật ra là tôi nói chuyện Việt Nam. Mở cửa nhìn ra thế giới, chính là để biết mình là gì và biết mình phải làm gì...
  • Cái kiêu của nhà Nho

    23/06/2009Hoài TrânNho giáo, với tư cách là một học thuyết đạo đức thường nhấn mạnh sự đòi hỏi về đức khiêm cung ở người quân tử. "Mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích" - cái đầy gọi cái vơi, võng xuống thì được làm cho đầy trở lại - có thể nói, đây chính là một "lí do triết học" dẫn đến đòi hỏi đạo đức nói trên trong Nho giáo.
  • Con đường tới chế độ nông nô

    23/01/2009F. A. HayekCuốn sách được F. A. Hayek viết hơn 60 năm trước, trong thời kì đầu của Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, và được xuất bản đầu tiên tháng 3 năm 1944. Chủ đề muôn thủa của cuốn sách là quan hệ giữa tự do cá nhân và vai trò kinh tế của nhà nước, giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể, giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa chuyên chế...
  • Uốn theo chiều gió

    01/01/1900Linh LinhNgười xưa vẫn dạy: bậc thánh hiền phải biết xử với người đời không có giây phút nào là không ôn hòa trung hậu, muốn như vậy thì phải Hòa nhi bấtđồng (cư xử với người hòa hợp mà không dựa theo quá trớn), Hòa nhi bất lưu(cư xử với người hòanhã mà không a dua), Quần nhi bất phát(liên hợp với mọi người chan hòa mà không vào bè kết phái với ai) nhưng nay làmtheo không dễ dàng bởi số lượng người có thính giác và vị giác nhanh nhạy rất nhiều, mỗi khi gió nổi lên, khả năng xuất hiện phong nhânlà bất khả kháng, lúc ấy thì biết nghe ai? Sư bảo sư phải, vãi bảo vãi hay!
  • xem toàn bộ