Cải thiện mối quan hệ giữa công nghệ và kinh doanh

11:14 SA @ Thứ Bảy - 22 Tháng Mười, 2005

CNTT: Chiến lược hay chiến thuật? Dường như đã có hai thái cực đối lập hoàn toàn với nhau hình thành trong quan điểm của các vị lãnh đạo kinh doanh và công nghệ về các vấn đề liên quan đến CNTT.

Ví dụ như rất ít nhà quản trị kinh doanh cấp cao tin rằng CNTT có thể bắt kịp được với hoạt động thương mại, lý do chính là nhiều người nghĩ CNTT chỉ tập trung vào chiến thuật trong ngắn hạn, và tất cả những thành tựu đổi mới trong CNTT là từ thương mại mà có. Sự lệch lạc trong nhận thức này là một mối đe doạ lớn đối với vai trò chiến lược của CNTT trong doanh nghiệp.
Rõ ràng, điều cấp bách đặt ra là việc nghiên cứu và ứng dụng CNTT cần phải được đổi mới để đóng góp nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh chung, nếu không, người ta sẽ cho rằng đổ tiền vào CNTT chẳng mang lại lợi ích gì. Có vẻ như giới điều hành kinh doanh chỉ tin vào giá trị của CNTT chứ không tin vào năng lực và hiệu quả làm việc của những người quản lý lĩnh vực này.

Vậy lối thoát cho các giám đốc CNTT là gì?

Cho đến lúc này, mối quan tâm lớn của nhiều công ty vẫn còn là cắt giảm chi phí, chứ không phải là đổi mới toàn bộ doanh nghiệp. Do vậy, mặc dù nhiều giám đốc kinh doanh nhận thấy tầm quan trọng của việc áp dụng tiến bộ của công nghệ, nhưng thiếu một cái nền thì việc xây đắp đó sẽ không thể có hiệu quả.

Một trong những bất đồng quan điểm lớn liên quan đến việc những ý tưởng sáng tạo cho công nghệ nảy sinh từ đâu. Phía kinh doanh cho rằng những người làm CNTT chẳng có một ý tưởng nào hết, còn tất nhiên phía CNTT phản bác hoàn toàn. Không chỉ vậy, hai phe này còn mâu thuẫn trong thời điểm áp dụng CNTT. Điều đáng ngạc nhiên là các giám đốc kinh doanh muốn áp dụng thật sớm, trước khi công nghệ đó được hoàn thiện, nhưng chỉ có 1/3 số giám đốc CNTT đồng tình với ý kiến đó. Phát hiện này đã đập vỡ quan điểm xưa nay rằng những giám đốc kinh doanh làm trì trệ sự phát triển và ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, mà có vẻ như chính CNTT đang cản trở họ thực hiện các chiến lược và kế hoạch trong kinh doanh. Không còn cách nào khác, lãnh đạo CNTT cần phải tìm cách rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu của kinh doanh và khả năng đáp ứng và hỗ trợ của CNTT.

Để chiếm được ưu thế trên thương trường, doanh nghiệp cần liên tục đổi mới sản phẩm, mà việc này rất cần có sự hỗ trợ của CNTT. Vì thế doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động CNTT của mình đủ sức đáp ứng được những yêu cầu của công việc kinh doanh bằng cách chọn lọc những mảng trong lĩnh vực CNTT có liên quan mật thiết đến chiến lược kinh doanh của mình để đầu tư có hiệu quả.

Hướng đến tương lai

Quả thật, việc dành ra được thời gian và nhân lực để hoạch định cho tương lai không hề đơn giản, khi mà cả núi công việc thường nhật đã "ngốn" hết thời gian của những người điều hành CNTT. Họ chỉ còn cách dành thời gian vào chiến lược ngắn hạn và nâng cấp cấu trúc, các chương trình CNTT và kết hợp nó với kinh doanh trong doanh nghiệp.

Tất nhiên họ biết điều đó có ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp, và nhiệm vụ của họ là phải hướng đến chiến lược lâu dài. Nhưng tiếc thay, dường như mọi chuyện lại đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi. So với năm 2002, khả năng và thực trạng phối hợp giữa CNTT và hoạt động kinh doanh đã giảm xuống rõ rệt. Phát hiện này báo động đỏ về tình trạng chia rẽ trong hai lĩnh vực then chốt đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.

Một thực tế khác là khoản đầu tư cho CNTT đang ngày càng thu hẹp lại, báo hiệu CNTT đang bị đẩy ra khỏi các mối quan tâm trực tiếp của doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp cần phải biết đầu tư vào đâu là có lợi nhất. Trong nội bộ công ty, thì đó là khả năng điều hành cao và những sáng tạo trong CNTT.

Khi đầu tư hợp lý vào CNTT, doanh nghiệp có thể xác định được thông tin nào có thể đưa ra rộng rãi, thông tin nào chỉ được tiết lộ cho những phòng ban nhất định, và thông tin nào có ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp.

Mâu thuẫn thứ ba giữa các nhà quản lý kinh doanh và CNTT là về đóng góp của CNTT vào doanh nghiệp. Cả hai bên cùng thừa nhận rằng CNTT đóng góp đáng kể cho hiệu quả hoạt động kinh doanh, nhưng thực tế lượng đóng góp đó lại đang được bàn cãi. Khi được hỏi, 51% số giám đốc CNTT cho rằng trong vòng 5 năm vừa qua, lĩnh vực này đã giúp tăng năng suất lên ít nhất 20%, nhưng chỉ có 36% giám đốc kinh doanh chấp nhận con số đó, thậm chí 24% số họ nói CNTT chẳng làm được gì mấy trong việc phát triển doanh nghiệp.

Tiếp nữa, hầu hết các nhà quản trị kinh doanh cho rằng CNTT góp phần giảm chi phí, nhưng tất cả chỉ có vậy, nó không tác động gì mấy đến đổi mới sản phẩm trong khi lẽ ra CNTT phải là trung tâm tạo ra giá trị mới trong hầu hết các lĩnh vực. Vì vậy mà 36% số nhà quản trị doanh nghiệp cấp cao xếp CNTT vào top 10 mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, và 75% xếp CNTT vào top 15, nhưng điều đáng nói là chỉ có 28% số giám đốc CNTT coi lĩnh vực chuyên môn của mình đáng nằm trong top 10, còn 70% cho CNTT vào top 15.

Thế hệ mới

Điều cần thiết nhất mà các giám đốc CNTT cần quan tâm là giá trị của tiềm năng kinh doanh và điều chỉnh nghiên cứu công nghệ theo hướng đó. Để chuẩn bị tốt cho tương lai, cần phải học tập từ quá khứ và biết thay đổi. CNTT truyền thống thường chỉ coi trọng các vấn đề cơ bản ngắn hạn, như cơ sở hạ tầng, tiêu chuẩn hoá dữ liệu và tự động hoá, nhưng để có thể tự hoàn thiện và tiến bộ thì lĩnh vực này cần đặt trọng tâm vào thông tin và các chuẩn mực cốt lõi.

Muốn thoát ra khỏi sự bế tắc này, cần phân chia lại đầu tư cho CNTT vào các yếu tố mang lại giá trị chủ yếu (như nghiên cứu sản phẩm, các khâu tạo ra giá trị mới như bán hàng, hệ thống phân phối, chi phí hành chính) và công cuộc đổi mới, đồng thời phân bổ nhân sự và nguồn lực hợp lý. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể phục vụ được khách hàng hiệu quả hơn với chi phí tối thiểu, đồng thời xây dựng cơ sở để phát triển hơn nữa sau này. Công nghệ mới sẽ giúp doanh nghiệp chuyển hướng từ lấy sản phẩm sang lấy khách hàng làm trung tâm. Với những công cụ phân tích kinh doanh hiệu quả, cấu trúc CNTT hiện đại và quy trình tiên tiến, doanh nghiệp chắc chắn sẽ dẫn đầu trong cắt giảm chi phí và chất lượng sản phẩm.

Hiệu quả của nghiên cứu CNTT phải được đánh giá dựa trên những đóng góp tổng thể của nó đối với doanh nghiệp, chứ không chỉ là việc cắt giảm chi phí của bản thân hoạt động này. Đồng thời, giá trị trong việc tạo ra lợi thế khác biệt của CNTT nằm ở khả năng tạo ra được sự cách tân trong doanh nghiệp của nó. Việc này cần có nền tảng thông tin thật vững, chi phí thấp và sự phối hợp ăn ý chặt chẽ giữa kế hoạch hoạt động CNTT và kế hoạch kinh doanh. Một lưu ý quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là không phải doanh nghiệp nào và lĩnh vực nào cũng cần CNTT hiện đại, mà phải đánh giá kỹ lưỡng tác động, vị trí của CNTT với từng trường hợp cụ thể. Nếu tác động đó là to lớn, thì điều quan trọng nhất là phải tạo được mối quan hệ bền vững và tốt đẹp giữa CNTT và hoạt động kinh doanh để có thể tạo ra giá trị tiềm tàng và chọn lựa được chiến lược đổi mới trọng tâm.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những sai lầm “chết người” trong xây dựng chiến lược khách hàng

    03/10/2005Nga LiêuĐể thành công thì người kinh doanh nào cũng cần khách hàng và mọi công ty đều tuyên bố rằng họ luôn tận tâm với khách hàng. Thường các công ty có cả một danh sách dài các sáng kiến để chứng tỏ sự tận tâm này. Vậy tại sao nhiều công ty vẫn thất bại trong nhiệm vụ quan trọng nhất của họ: thu hút và giữ khách hàng? Lior Arussy, một chuyên gia về chiến lược khách hàng cho rằng có nhiều lý do, mà ông gọi là “những sai lầm chết người”...
  • Năm bài học củng cố thương hiệu

    02/07/2005Trong khi nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới đang lâm vào tình thế khó khăn vì doanh thu giảm sút thì một số thương hiệu khác lại gặt hái thành công vì biết cách xây dựng tên tuổi...
  • 22 quy luật bất biến trong Marketing

    30/06/2005Trần Quốc Hùng giới thiệu22 nguyên tắc Marketing được Alries và Jack Trout giới thiệu...
  • 5 công cụ để xây dựng thương hiệu

    16/12/2003Nguyễn Trần QuangXây dựng một thuơng hiệu mạnh, ngoài việc xây dựng và thực hiện một chiến luợc quảng bá hiệu quả, bạn đừng quên sử dụng tối đa 5 công cụ khác là: logo, hình tuợng, khẩu hiệu, nhạc hiệu, bao bì.
  • 8 sai lầm nghiêm trọng trong kinh doanh

    29/10/20038 sai lầm nghiêm trọng trong kinh doanh Nhiều công ty cố gắng lấy khách hàng làm trung tâm, tuân theo các tiêu chí kinh doanh mà họ cho là hợp lý nhưng cố gắng của họ không mang lại hiệu quả. Nguyên nhân là họ đã mắc phải sai lầm. Nếu bạn dự định kinh doanh lâu dài, hãy chú ý tránh mắc phải một số sai lầm mà có thể phá hỏng toàn bộ kế hoạch đã định...