Cảm ơn Bộ GD&ĐT đã tăng lương GV gấp 2,1 lần!

04:10 CH @ Thứ Sáu - 18 Tháng Sáu, 2010

Bài viết của thầy Văn Như Cương về vấn đề lương giáo viên hiện nay, thể hiện quan điểm riêng của một nhà giáo lâu năm về vấn đề này.

Mấy năm trước, các nhà giáo chúng ta rất phấn khởi khi Bộ GD&ĐT tuyên bố “năm 2010 giáo viên có thể sống bằng lương của mình”. Tuy vậy, có người tin, có người không tin…

Bây giờ đã là giữa năm 2010. Vừa rồi đại biểu quốc hội đã chất vấn Bộ GD&ĐT về vấn đề này và Bộ đã trả lời: So với năm 2006 thì tiền lương giáo viên năm 2010 đã tăng lên gấp 2,1 lần. Ví dụ một Giáo viên tốt nghiệp Đại học ra trường năm 2010 có mức lương 2.306.000 đồng. Nếu có thâm niên 10 năm thì mức lương là 3.300.000 đồng.

Có giáo viên cho rằng với mức lương như thế cũng sống được, cũng có người cho rằng không sống được…

Thưa các thầy cô giáo mới ra trường!

Theo thiển ý của tôi thì các thầy cô hoàn toàn có thể sống bằng mức 2.306.000đ/tháng, nếu biết cách ăn tiêu cho khoa học, theo truyền thống thắt lưng buộc bụng... Sợ các thầy cô còn trẻ quá chưa có kinh nghiệm quản lí quỹ lương của mình, nên tôi muốn các thầy cô đọc mấy lời khuyên sau đây của tôi, một nhà giáo già có kinh nghiệm lâu năm trong việc sống bằng lương thầy giáo:

Trước hết, về nhu cầu ăn, chúng ta cần thấm nhuần câu cách ngôn tuyệt vời: “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”. Chúng ta có thể ăn ngày ba bữa: buổi sáng 5 ngàn, buổi trưa 15 ngàn, buổi tối 15 ngàn. Thế là một ngày chi cho việc ăn là 35 ngàn, một tháng vị chi là 1.050.000 đ. Như thế cũng là khá lắm rồi, nếu chúng ta biết rằng nhiều nhà máy cho công nhân ăn bữa trưa một bát mì giá chỉ 5 ngàn mà thôi.

Tuyệt đối không nên uống bia, uống rượu vì rất tốn tiền, rất có hại cho sức khỏe, và nhất là rượu vào lời ra ảnh hưởng đến tư thế tác phong của thầy giáo. Tốt nhất là uống nước đun sôi để nguội, mát mẻ và vệ sinh lắm.

Sau chuyện ăn uống là chuyện ở. Cũng nên nhớ là “ăn hết nhiều chứ ở thì hết bao nhiêu” để mà đừng chi quá nhiều cho chuyện ở. Nếu chưa có nhà ở thì cố nhiên tạm thời phải đi thuê, rồi ta sẽ góp tiền dần dần để mua nhà giá rẻ. Cố tìm mà thuê lấy một căn phòng bình dân với giá khoảng 1 triệu đồng một tháng, nhưng nên rủ thêm một thầy giáo cùng giới ở chung cho vui, cho có bạn cùng đàm đạo nhân tình thế sự. Vậy là ta chỉ tốn 500.000đ cho khoản ở.

Về phương tiện sinh hoạt và làm việc thì cũng nên mua lấy cái quạt, nhưng đừng cho nó chạy nhiều quá, phải chú ý đến tiền điện. Khoản tivi thì có thể xem nhờ nhà nào đó nếu người ta dễ tính và mến khách. Máy vi tính thì cố gắng chờ đợi, tôi tin chắc rằng đến một lúc nào đó, Bộ sẽ phát không cho thầy giáo mỗi người một cái (hôm nay đọc báo, thấy học sinh tiểu học ở Urugoay được phát không máy tính rồi). Còn khoản điều hòa nhiệt độ thì đừng nghĩ đến, đó là chuyện dành cho tương lai. Nên cố gắng chỉ chi khoảng 100.000 đ cho tiền điện, tiền nước, tiền bột giặt, xà phòng tắm, xà phòng đánh răng…

Vấn đề trang phục nên hết sức giản dị, không nên chạy theo thời trang; nhà giáo thì phải ăn mặc đứng đắn để làm gương cho học sinh. Nên mặc quần áo mầu sẫm để đỡ tốn bột giặt. Giầy dép, áo vét , áo da… nên mua hàng Tàu giá rất rẻ so với hàng Việt.

Nếu chưa có xe máy thì đừng mua vội. Xe đắt mà giá xăng tăng theo tốc độ lớn hơn lương tăng. Nên mua vé ô tô tháng để đi dạy, chỉ dăm chục ngàn một tháng là nhiều. Nếu không tiện thì nên mua một cái xe đạp Xuân Hòa, đi làm bằng xe đạp là cách tập thể dục tốt nhất.

Đừng mua sách, mua báo làm gì, đến trường tranh thủ vào thư viện mà đọc báo ngay ở đó, còn sách thì mượn về nhà mà đọc.

Đừng mua vé xem phim, xem kịch, mất thì giờ vào trò nhảm nhí, nhố nhăng… lại khổ vì nóng nực và đông người.

Có đám tang thì nên đi vì nghĩa tử là nghĩa tận, còn đám cưới thì cố mà trốn (lấy cớ là bận dạy, hoặc bận đi họp, hoặc phải về quê…). Một tháng mà đi dự vài ba tiệc cưới là tiêu đời rồi đó.

Một điều hết sức quan trọng là hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe bằng cách sống điều độ và thanh đạm. Cương quyết “nói không” với đau ốm, bệnh tật…, “nói không” với bệnh viện, với bác sĩ với thuốc men…. Nếu không “nói không” như thế thì khó mà sống bằng lương.

Với cách phân bổ quỹ lương như trên, tính toán lại tôi thấy mỗi tháng các thầy giáo mới ra trường sẽ phải chi không đến 2 triệu đồng, vẫn còn thừa ba đến bốn trăm ngàn đồng để gửi vào sổ tiết kiệm và mua vài cái vé sổ số…

Cố nhiên tính toán trên chỉ đúng đối với các thầy cô giáo chưa xây dựng gia đình, chưa có con cái, không phải nuôi bố mẹ già đau ốm, không phải giả tiền vay của nhà nước để học đại học, không phải đóng học phí cho em…

Đối với các trường hợp sau thì phải điều chỉnh cho phù hợp hoàn cảnh thực tế. Chẳng hạn ăn sáng thì có thể xơi vài củ khoai lang, bắp ngô luộc, hoặc cùng lắm là một gói mì ăn liền; hai bữa ăn trưa và ăn chiều có thể giảm từ 15 ngàn xuống 10 ngàn… có nghĩa là “liệu cơm mà gắp mắm”.

Dẫu sao cũng phải cám ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tăng lương cho chúng ta gấp 2,1 lần so với năm 2006. Thế là chúng ta có thể cố mà sống bằng đồng lương của chính mình, chứ không phải bằng lương của… ai khác.

Nhà giáo Văn Như Cương

Nguồn:Bee.net
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghề thầy

    19/11/2017Đỗ Chí NghĩaĐược cắp sách đến trường đã là hạnh phúc. Nhưng sẽ còn hạnh phúc bội phần khi có được những người thầy sẻ chia, nâng đỡ trên mỗi bước đường đời. Dù là cậu bé trường làng hay cô sinh viên trên giảng đường đại học, người thầy vẫn có một ảnh hưởng lớn lao không ai thay thế được...
  • Không nên chỉ loay hoay với chương trình và sách giáo khoa

    30/09/2009Tuệ Nguyễn (thực hiện)Giáo sư Văn Như Cương đã có cuộc trao đổi với PV Thanh Niên xung quanh những biểu hiện quá tải và lệch lạc của chương trình - sách giáo khoa (SGK) THPT.
  • Chất lượng giáo dục = người lãnh đạo + cơ chế

    17/04/2009GS Văn Như Cương - (Nguyên Nhung ghi)Công thức “Người lãnh đạo + cơ chế quản lý” cho ra kết quả chất lượng giáo dục có vẻ là chuyện “xưa như trái đất’, nhưng lại vẫn “nóng hổi tính thời sự”, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng GD hiện nay, ngành GD đang tìm kiếm những giải pháp chiến lược. GS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường phổ thông dân lập Lương Thế Vinh nghĩ về giải pháp này, từ thực tiễn nhà trường.
  • Chọn người lãnh đạo giáo dục như thế nào?

    02/04/2009Văn Như CươngMột chức vụ thứ trưởng cho ngành giáo dục có lẽ quan trọng hơn nhiều so với chức Chủ tịch ĐH Harvard, vì cho dù Harvard có to mấy đi nữa thì số sinh viên của họ làm sao so được với số sinh viên của cả nước ta? Vậy thì để có thể chọn ra những người lãnh đạo xứng đáng nhất, ngành cũng nên có cách làm công phu, thận trọng, minh bạch.
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Tôi rất lo lắng cho giáo dục của ta

    23/10/2008Trần NguyễnGiáo sư Hoàng Tụy là cháu nội người em ruột của cụ Hoàng Diệu. Ông sinh năm 1927 tại Quang Nam. Lĩnh vực nghiên cứu: hàm thực, giải tích lồi, lý thuyết tối ưu. Vừa là người mở đường vừa đi đầu trong việc xây dựng lý thuyết, phương pháp và thuật toán cho các bài toán tối ưu toàn cục. Tác giả một phương pháp cắt nổi tiếng mang tên ông. Viện trưởng Viện toán học Việt Nam từ 1980 - 1990.
  • Bệnh thành tích và thi đua: Thâm căn!

    14/11/2006Lê Văn TứKhi nói tới nguyên nhân những khuyết tật của nền giáo dục nước ta hiện nay, ý kiến hầu như thống nhất cho là do bệnh thành tích, hệ qủa của thi đua. Vì vậy nhiều người, trong đó có cả những nhân vật có uy tín trong ngành giáo dục như Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Văn Như Cương, đã đề nghị bãi bỏ việc thi đua trong các trường.
  • Cần một hội nghị “Diên Hồng” trong giáo dục

    16/06/2006Hạ AnhNgày 12/7/2004 là một ngày rất có ý nghĩa với ngành diáo dục, khi diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Phan Văn Khải. Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về giáo dục nhằm nghe các nhà giáo hiến kế đế canh tân nền giáo dục nước nhà đang có nhiều bức xúc- Một ngày không đủ thờigian cho những cánh tay giơ lên liên liếp đề nghị đăng đàn...
  • Trung thực: nền móng của cải cách giáo dục Việt Nam

    30/12/2005Phạm Xuân Anh"Trung thực nền giáo dục" chính là nền móng của CCGD nước ta hiện nay. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì CCGD mà chúng ta đang tiến hành tựa như “xây nhà từ nóc” vậy. Chính vì vậy, những giải pháp chấn hưng giáo dục đều thất bại hoặc không mấy thành công. Tôi có cảm giác rằng nhiều ý kiến, biện pháp CCGD của nhiều tập thể, cá nhân đưa ra vừa qua khi họ đang ở trên… mây để quan sát nền giáo dục nước nhà vậy...
  • Xã hội hoá giáo dục

    15/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupGiáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp được đặt ra sôi nổi nhất. Phải khẳng định, xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục?
  • Hãy "thực dụng" hơn với tri thức

    06/02/2004SV dùng Internet để làm gì, nếu không phải đến 90% chỉ để chat? Nếu ở KTX có 2 TV, một phát thời sự, một chiếu phim chưởng dài tập, chưa biết TV nào "ăn khách" hơn... Thế mà đến đâu cũng thấy SV kêu "đói" thông tin, "khát" tivi. Quả thực, tình trạng này cũng nhìn rộng, hoá ra không phải thế...
  • Thêm một tiếng chuông cảnh báo

    23/12/2003Chủ đề cuộc hội thảo do Báo Nhân Dân và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 23.12 là một câu hỏi rất lớn và bức xúc hiện nay: "Làm thế nào để nâng cao chất lượng GDĐT?"...
  • Nếu thực lòng muốn thay đổi

    10/11/2003Trong bài CCGD - phải làm lại từ đầu đăng trên KH&ĐS số 16, ra ngày 3/3/2003 tác giả mới trình bày sự cần thiết phải thay đổi một số giải pháp giáo dục cơ bản để các giải pháp đó không chống lại mục tiêu giáo dục - đào tạo như hiện nay. Trong bài này, tác giả trình bày tiếp sự cần thiết phải thay đổi phương pháp đó không triệt tiêu mục tiêu giáo dục - đào tạo như chúng ta đang thấy.
  • Bộ trưởng giáo dục lại hứa ''sẽ...''

    31/10/2003Tùng DuyChiều 30/10, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển đã trao đổi với các phóng viên về một số vấn đề bức xúc trong hệ thống giáo dục nước ta hiện nay. Và cũng như không ít dịp trao đổi tại các kỳ họp Quốc hội trước, Bộ trưởng lại tiếp tục khẳng định ''sẽ xử lý nghiêm các sai phạm đã và đang diễn ra trong ngành''.
  • Giáo sư Hoàng Tụy và Giải pháp cứu ngành giáo dục.

    17/10/2003“Thực trạng giáo dục nước ta hiện nay có thể nói là đang rất nguy kịch. Trước thực trạng này, hầu hết mọi người đều nghĩ đến việc phải quy trách nhiệm chính cho ông Bộ trưởng Bộ giáo dục và cách chức ông ta. Riêng tôi lại nghĩ khác ” – trả lời phỏng vấn Tạp chí Ngày Nay, giáo sư toán học Hoàng Tụy, nguyên là Viện trưởng Viện Tóan học, người từng được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đã phát biểu như vậy 
  • Chất lượng giáo dục thấp: "vị đắng" bắt đầu từ đâu?

    03/10/2003Viện Chiến lược và chương trình giáo dục vừa cho biết, chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của nước ta chỉ đạt 3,79/10, thua kém nhiều so với các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực và châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc... Điều này chẳng mấy bất ngờ, nhưng vị đắng này bắt đầu từ đâu?
  • Sự lãng phí trí tuệ

    16/06/2003Trần Quốc TuấnCó thể khẳng định mà không sợ quá đáng chút nào rằng, trong số những vấn đề cơ bản và cũng là cấp bách nhất hiện nay ở nước ta, vấn đề giáo dục nổi cộm nhất, đụng tới đời sống hôm nay và cả tương lai của hàng chục triệu người (trên thực tế là tất cả). Không phải chúng ta không làm được gì. Làm được không ít. Nhưng sao chúng ta vẫn thấy nền giáo dục nước ta dường như giẫm chân tại chỗ?
  • Tiền học đang là một vấn đề gay gắt

    11/02/2003Trong khi trao đổi, nhìn nhận những tiêu cực của ngành giáo dục hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, việc tùy tiện "làm" phụ thu của các trường sở là một khâu đáng kể, góp phần tạo nên cái bè trầm của bản bi ca về giáo dục lúc này, riêng tôi, có một vài nhìn nhận khác nữa, xin thẳng thắn nêu trong dịp trao đổi này, về cả những cái gọi là "chính thu" xem những gai gợn của nó có đáng được uốn nắn lại hay không.
  • Chuyện ''thâm cung'' trong ngành giáo dục

    11/02/2003Người nói ra những sự thật này là ông Nguyễn Gia Phong nguyên chuyên viên cao cấp của Vụ Trung học phổ thông (1969 - 1980), Viện Khoa học giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo (1981 - 1997). Ông Phong đã từng có hàng chục năm tham gia hội đồng ra đề thi tốt nghiệp và cũng từng không ít lần phải ấm ức...
  • Mở rộng năng lực sáng tạo của những người thầy

    10/02/2003hãy mở rộng không gian sáng tạo của các nhà giáo Việt Nam, cho các thầy giáo Việt Nam để họ có điều kiện phát huy nội lực của mình, trở thành các nhà trí thức ưu tú, xuất sắc của dân tộc, những bậc thầy không những của thế hệ trẻ mà còn của đất nước, xứng đáng là những sứ giả về tư tưởng, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam và của trí tuệ thời đại, trong thế kỷ 21.
  • xem toàn bộ