Căn bệnh không của ít người

10:16 CH @ Thứ Năm - 21 Tháng Bảy, 2016

Có lúc ta bần thần chờ xem một chiếc lá lìa cành. Chiếc lá run run như nuối tiếc về tất cả. Sao nó không xanh mãi, mà lại vàng - rụng xuống? Rễ cây không nhìn thấy trong lòng đất kia, đã bao lần bật máu khi xuyên qua đá sỏi? và thân cây mỡ màng. vạm vỡ kia sẽ hanh hao, oằn mình già đi theo năm tháng. Ta buồn. Sẽ tự nói với mình: Lá phải rụng, thì mới có nhiều lá mới, chồi non mới. Cây già đi thì sẽ tạo nhiều tán xanh. Rễ bị tướp máu mới làm đất dưới chân ta sinh sôi được chứ.

Ta đã mất bao nhiêu thời gian vơ vẩn kể với một linh hồn sớm khuất ở thế giới bên kia và một điều bí mật. Điều đáng lẽ phải giấu kín, dẫu biết linh hồn kia sẽ không bao giờ nghe được ta nói? Nhưng lại... chia sẻ được với ta những khổ đau mà thế giới này đang trải! Và đã khi nào ta như kẻ điên, chẳng thể làm thật đúng những điều nhỏ nhặt. (Điều con ta, cháu ta sẽ hành sự tuyệt vời chỉ trong một thoáng tự nhiên). Đã mấy lần rồi, ta giận sôi. Trừng mắt, giơ tay muốn trừng phạt kẻ xấu xa vô hình. Than ôi! Bàn tay ta bị tóe máu vì kẻ vô hình đâu hiện diện. Trước mắt ta chỉ là bức tường đá lạnh... đang đổ bóng xuống đầu ta!

Chúng ta, ai cũng đều coi mình trải qua một phần năm tháng. Từng đọc nhiều cuốn sách. Bao nhiêu câu danh ngôn từ ngàn xưa cũng thuộc làu. Có nghĩa: Ta cho ta đã hiểu và tự chủ được hết thảy mọi quy luật trong đời. Thế sao:

Vẫn thơ thẩn ngồi xem... một chiếc lá rơi.
Biết làm gì, để áy náy về cái rễ non... tướp máu.

Và không thể bằng con ta, châu ta khi xứ sở một việc thông thường... cà chuyện nhằm bức tường đá lạnh để... trừng phạt kẻ xấu xa!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bảy bước tới tha hóa

    16/06/2020Vương Trí NhànKhi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết tự giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa. Quá trình tha hoá, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi thì vĩnh viễn không lấy lại được nữa...
  • Sự tha hóa của cái Tôi

    16/06/2019Nguyễn Trần BạtỞ một bộ phận lớn của thế giới là khu vực chậm phát triển, hiện tượng cái Tôi tha hóa xảy ra rất phổ biến. Vậy có mối liên quan nào giữa sự tha hóa này với trạng thiếu tự do không? Theo quan điểm của tôi, chính sự thiếu tự do đã khiến cho đời sống tinh thần của con người trở nên mất cân bằng và do đó tạo ra sự tha hóa của cái Tôi...
  • Mối quan hệ giữa sở hữu tư và tha hóa

    26/03/2018Ngụy Tiểu BìnhC.Mác đã không chỉ dùng khái niệm tha hoá để giải thích về sự đối tượng hoá (sự vật hoá) bản chất con người, mà còn dùng nó để chỉ rõ các quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như vạch trần sự bóc lột trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Song, C. Mác vẫn chưa có sự phân biệt rõ hai phương thức biểu thị khác nhau của sự đối tượng hoá bản chất chủ thể, đó là: sự tha hoá nội sinh (dị hoá) và tha hoá ngoại sinh (ngoại hoá)...
  • Cái tôi, thành công và thất bại

    07/01/2018Nguyễn Tất Thịnh- Cái Tôi hoà với cái Chúng ta làm cái Chúng ta mang bộ mặt người và cái Tôi trở nên có tầm vóc.
    - Đánh mất mình thì không giữ được Nhân – Không hiểu mình thì chẳng thấy được Thiên – Không bỏ công thì không dung được Địa...
  • Cái tôi to tướng và cái tập thể nhạt nhẽo

    10/04/2017Họa sỹ Phan Cẩm ThượngCái chủ nghĩa cá nhân vô lối này cũng đầy rẫy trong nghệ thuật, vì là một thứ không chết ai, nên cũng chẳng có một sự phê bình nào, và nhất là những cơ quan quản lý văn nghệ chỉ lo những gì sai đường lối. Thế là có vô số thứ nghệ thuật không sai đường lối nhưng tầm thường vô cùng trở thành thời thượng
  • Một chân lý đầy nghịch lý - về "cái tôi" của mỗi người...

    26/06/2016Trên đời, trong đời sống tâm linh cũng như trong đời sống chung với tha nhân, có một chân lý rất nghịch lý. Đó là càng tự đưa mình lên thì càng bị hạ xuống; và càng tự hạ mình xuống thì càng được đưa lên. Càng tự coi mình là nhỏ bé thì tâm hồn ta càng được bình an, càng dễ hạnh phúc, và ta càng trở nên vĩ đại trước Thiên Chúa và tha nhân; còn càng tự coi mình là vĩ đại thì ta dễ rơi vào bất an, đau khổ, và càng trở nên nhỏ bé trước Thiên Chúa và tha nhân.
  • "Cái tôi" của người Việt Nam qua một giai đoạn phát triển

    08/06/2016Những nghiên cứu về “cái tôi”, “tôi - không tôi”, “tôi - chúng ta”, “tôi - tôi”, cũng như tính cộng đồng và tính cá nhân đã được tiến hành trong lĩnh vực tâm lý học, nhưng đây mới chỉ là bước đi đầu tiên. Bằng phương pháp phân tích các cứ liệu ngôn ngữ(*), tác giả đã chỉ ra “cái tôi” - sự tự ý thức của mình trong quan hệ với người xung quanh. Qua đó, chúng ta cũng hiểu thêm về nhân cách người Việt...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: tha hóa tự nhiên, đáng chê cười

    20/04/2015Vương Trí NhànNước ta, đạo Khổng Mạnh dĩ đức báo oán là chữ nhãn, dĩ tiểu sự đại là chữ trí, ai chết mặc ai không học chữ kiêm ái, dở khôn dở dại cứ giữ đạo trung dung(1), trải mấy ngàn năm vua tôi cha con quan dân thầy trò từ trên chí dưới cứ ở trong phạm vi cái đạo đức ấy đã gây nên một nến văn hóa rất có đặc sắc cho đến ngày nay...
  • Tiền! đâu là ranh giới giữa sự tha hóa và sức bật?

    24/06/2014Mai LanMột khi cơ chế hoạt động kinh tế - tài chính của nền giáo dục (GD) không minh bạch và thiếu khoa học thì hậu quả nhận được sẽ khôn lường. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, tính công bằng xã hội trong GD bị triệt tiêu và trên hết nó sẽ làm chậm lại sự phát triển của nền GD, dù chúng ta có trong tay hàng núi tiền! – Đó là lời cảnh báo của nhiều nhà nghiên cứu GD...
  • xem toàn bộ