Căn bệnh xuê xoa

08:07 SA @ Thứ Tư - 26 Tháng Mười, 2005

Chính phủ nhiều lần tỏ rõ chủ trương tăng cường thanh tra công vụ, cương quyết loại ra khỏi bộ máy những công chức nhũng nhiễu gây phiền hà cho công dân và doanh nghiệp, thoái hóa, biến chất... Đích thân Thủ tướng nhiều lần phát biểu kêu gọi cương quyết loại ra khỏi bộ máy những công chức thoái hóa, tham nhũng... Điều rất dễ thấy, muốn đạt chỉ tiêu tăng trưởng, hội nhập không có gì khác phải phát huy, huy động tất cả các nguồn lực đầu tư tất cả cho phát triển.

Tuy nhiên, một nỗ lực không kém phần quan trọng có ý nghĩa quyết định là phải tháo gỡ các rào cản, cản trở đối với sự phát triển. Một trong những rào cản kìm hãm sự phát triển lâu nay là những bất cập trong bộ máy hành chính nhà nước, mà "thủ phạm" trong bộ máy đó không ai khác là các công chức thoái hóa biến chất, gây phiền hà, nhũng nhiễu!

Chúng ta hy vọng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, toàn dân sẽ đẩy lùi tệ tham nhũng, loại ra khỏi bộ máy những công thức thoái hóa biến chất. Tuy nhiên, nếu những ai tâm huyết, theo dõi thường xuyên tình hình thời sự về công tác tổ chức không khỏi còn đôi điều băn khoăn.

Thứ nhất, phát động chống tham nhũng lâu nay đã nhiều mà tình hình thay đổi quá chậm, thậm chí có chiều hướng đáng lo ngại hơn. Hình như con bệnh tham nhũng đã quá lờn thuốc, có nguy cơ vi-rút tham nhũng đã biến chủng mà hình như chưa xuất hiện thuốc đặc trị.

Thứ hai, quyết tâm không chưa đủ, lâu nay chỗ yếu của chúng ta là chưa có kế hoạch tổng thể, biện pháp tổ chức thực hiện dài hơi, khoa học, căn cơ, để đủ sức đẩy lùi, ngăn chặn, xóa bỏ các tệ tham nhũng, quan liêu làm trong sạch bộ máy từ trung ương đến địa phương. Nếu không có kế hoạch, biện pháp triển khai từ trung ương đến địa phương thì cũng sẽ như mọi lần có hô hào kêu gọi nhưng dần dần mọi chuyện sẽ lãng quên, đâu sẽ vào đó, tình hình sẽ vẫn như cũ... Vấn đề là dù luật pháp hoàn chỉnh đến đâu đi chăng nữa, nhưng từng tổ chức trong hệ thống chính trị không nghiêm khắc xử lý những cá nhân vi phạm thì luật pháp có cũng như không.

Nếu hỏi bất kỳ một người có trách nhiệm nào đó rằng: Ở đơn vị của ông, bà, để loại ra khỏi cơ quan những công chức thoái hóa thì bắt đầu phải làm những việc gì, tiến hành ra sao, có hy vọng đạt kết quả được không?... Thì chắc chắn chúng ta sẽ nhận được câu trả lời rất chung chung và hàng loạt những lời kêu ca khó khăn như: cơ chế, hoàn cảnh, biện pháp, bước đi, quyền hạn trách nhiệm... được nêu ra! Cũng đúng thôi, rất dễ xây dựng chân dung một công chức thoái hóa, nhưng khó nhất là trong từng đơn vị, "áp chân dung" này cho ai, cho công thức A, B hay C?... Xuất hiện hàng loạt những khó khăn nan giải trong bối cảnh hiện nay. Công chức A là người trong quá khứ có công, công chức B có cha chú làm ở cấp cao hơn khó đụng đến, công chức C là cánh tay mặt của thủ trưởng... Có nhiều sự thật nghiệt ngã nhưng giản dị như vậy đó!

Còn rất nhiều nguyên nhân rằng, thì, là... nhưng chỉ xin đưa ra hai nguyên nhân trên, cũng chính là mong muốn từ Chính phủ, các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương cả hệ thống chính trị trên cương vị của mình, trong tổ chức mình sớm đề ra giải pháp khắc phục căn bệnh xuê xoa, không nghiêm khắc. Có như vậy mới mong quyết tâm làm trong sạch tổ chức trở thành khả thi.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Thể chế và Thành tích

    25/10/2014Nguyễn Trần BạtBất kỳ nhà nước hay hệ thống chính trị nào cũng phải trả lời câu hỏi làm thế nào để phát triển hay làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong tiến trình phát triển. Trong quá trình đi tìm lời giải cho câu hỏi này, càng ngày người ta càng nhận ra vai trò của thể chế đối với phát triển, nghĩa là, một thể chế tốt sẽ đẩy mạnh tốc độ phát triển và tăng cường chất lượng phát triển; ngược lại, một thể chế bất hợp lý sẽ kìm hãm tốc độ phát triển và làm suy thoái chất lượng phát triển...
  • Tính trễ của cải cách chính trị

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtTừ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sân khấu chính trị thế giới có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của thời đại, nhiều chính đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập dân tộc, thay thế chế độ thuộc địa hà khắc bằng những chính thể tiến bộ. Dân chúng thế giới thứ ba đói khổ mơ ước về một cuộc đổi đời vĩ đại, được sống trong một xã hội phồn vinh về vật chất và tươi đẹp về tinh thần, nhưng cho đến nay dường như tất cả vẫn ngoài tầm tay và thực tế vẫn là một thế giới thứ ba nghèo khổ và bất hạnh. Lý do trước hết là thế giới thứ ba bị lạc hướng trong vùng xoáy của Chiến tranh Lạnh, nhưng một nguyên nhân khác, chủ yếu hơn, là do không ý thức được sự cần thiết hoặc không tìm được giải pháp đúng cho đổi mới và cải cách xã hội....
  • Nghĩ về “bàn tay vô hình”

    21/10/2005Phan Tránh DưỡngRõ ràng là đã có một "bàn tay vô hình" làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một nguồn thu nhập khác ngoài lương của công chức nên họ mới thể sống được, sống khỏe, sống không phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối mặt...
  • Im lặng và hứa suông hai căn bệnh cần có thuốc đặc trị

    14/10/2005Hải YếnHiện nay, khi có việc phải đến chốn công đường, người dân nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đang ở vị thế "người đi xin", các công chức, quan chức Nhà nước ở vị thế "kẻ có quyền cho". Những "người chủ" là nhân dân đang bị các "công bộc, đầy tớ" sách nhiễu. Vì vậy, gọi là "cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân" là không hoàn toàn đúng...
  • Cá và Ao...

    30/09/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngMột nguyên tắc cơ bản của luật dân sự mách bảo cho chúng ta rằng: "Cá vào ao ai là cá của người đó". Theo nguyên tắc này, cây mọc trên đất của ai là cây của người đó; nhà xây trên đất của ai là nhà của người đó. Chuyện của cuộc sống là đơn giản và dễ hiểu như vậy. Tuy nhiên, mọi việc lại có vẻ không hoàn toàn đơn giản và không hoàn toàn dễ hiểu được như vậy trong thực tiễn pháp lý của chúng ta...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Xoá bỏ những lãnh địa riêng

    19/07/2005Luật gia Cao Bá KhoátTrước hết, cạnh tranh có ý nghĩa nhân văn vì cạnh tranh thì người tiêu dùng được lợi, doanh nghiệp phải điều tiết lợi ích, chia sẻ cho người tiêu dùng. Có cạnh tranh thì phải có biện pháp chống độc quyền. Vì độc quyền thì người tiêu dùng bị coi rẻ, cạnh tranh thì khách hàng là thượng đế, được doanh nghiệp chăm sóc tận tình.
  • Quyền hạn: cái gốc của "3 không"

    09/07/2005“Tham nhũng càng chống càng tăng”. Nhiều người đã nhận định bi quan và không đúng với thực tế như thế, vô tình phủ nhận sự cần thiết của cuộc chiến này. Nhận định đúng phải là “càng chống càng phát hiện nhiều vụ tham nhũng”, với qui mô càng lớn, chủ thể càng cao (đã có cả quan chức cấp tỉnh, cấp bộ).
  • xem toàn bộ