Cần có anh hùng?

02:20 CH @ Thứ Sáu - 10 Tháng Sáu, 2016

“Đối với người hoạt động tinh thần, lòng say mê chân lý là lòng say mê mạnh mẽ nhất (…) Thế nhưng, hãy thử hình dung cảnh tượng một vị lão trượng đáng kính, lừng danh vì suốt đời đã hiến mình cho việc duy nhất là nghiên cứu tự nhiên, phải quỳ gối thề bỏ những bằng chứng của chính lương tâm mình về chân lý mà mình đã chứng minh một cách thuyết phục”.

Đó là mấy câu của nhà thiên văn học Laplace trong tường thuật của ông (1796) về thảm kịch của Galileo Galilei (1564 – 1642): sự xung đột trường kỳ giữa cường quyền và tự do học thuật.

Không muốn làm “anh hùng”


Đó là năm 1634, khi Galilei buộc phải “quỳ gối” tuyên bố từ bỏ thuyết nhật tâm (trái đất quay quanh mặt trời) để tránh số phận của Giordano Bruno (1548 – 1600) bị đưa lên giàn hoả trước đó không lâu. Bertolt Brecht, trong vở kịch nổi tiếng Cuộc đời Galilei, dựng nên mẫu đối thoại bất hủ: Andrea, môn đệ, đau đớn và thất vọng trước thầy mình, đã phẫn uất kêu lên: “Bất hạnh thay đất nước không có anh hùng!” Galilei mệt mỏi trả lời: “Bất hạnh thay đất nước cần có anh hùng!”

Nhà khoa học trong tay không tấc sắt chắc chẳng muốn trở thành “anh hùng” làm gì mà chỉ muốn người ta để yên cho mình với cây bút và… chiếc kính viễn vọng. Nhưng, từ thảm cảnh “đốt sách, chôn nho” thời Tần Thuỷ Hoàng, sự bức tử Socrates đến bi kịch Bruno, Galilei và còn nhiều nữa, lịch sử văn hoá đầy những trang huyết lệ.

Lịch sử khoa học nói chung, nền khoa học và đại học hiện đại nói riêng, là một thiên tráng ca, vừa đồng hành, vừa phải vượt lên hoàn cảnh và tâm thức của mỗi thời đại.

“Universitas”

Phương Tây bắt đầu chuyển từ nền văn hoá phong kiến sang văn hoá đô thị từ thế kỷ 13, 14. Những đại học đầu tiên được thành lập: ý tưởng và sự tồn tại của chúng là một bộ phận then chốt của nền văn hoá này. Chữ “đại học” (universitas) (theo hiến chương thành lập đại học Vienna năm 1365) bao gồm hai bộ phận: nghiên cứu và giảng dạy tri thức trong tính phổ quát của nó; và hình thành một cộng đồng khoa học giữa thầy và trò, vì tri thức chỉ có thể có thông qua trao đổi, đối thoại. Việc xác lập hai ý tưởng nguyên thuỷ này về đại học là một thành tựu lịch sử, nhưng nó gặp phải hai trở lực: một trở lực không bất ngờ, đó là các thế lực thần quyền và thế quyền (mà Galilei là trường hợp tiêu biểu); và một trở lực bất ngờ, đó là sự ra đời của xã hội công nghiệp hoá.

Từ thời khai minh (thế kỷ 17 – 18), con người hiện đại được hiểu như “con người lao động và chủ sở hữu” (homo faber). Lao động và sở hữu trở thành cốt lõi của con người, đồng thời sẽ bảo vệ sự tự do của con người. Trong bối cảnh ấy, mục đích hàng đầu của khoa học là phải phục vụ cho sản xuất bằng những phát minh kỹ thuật. Các ngành khoa học tự nhiên, trong chừng mực góp phần vào “sự giàu có của các quốc gia” – vì làm cơ sở cho kỹ thuật và sự thịnh vượng kinh tế, chứ không phải do tính phổ quát của chúng – giữ vị trí thống trị tuyệt đối. Cách tiếp cận thực dụng này đã dẫn đến một sự khủng hoảng trầm trọng cho hệ thống đại học vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Trong thời gian từ 1790 đến 1820, nhiều đại học trong khu vực nói tiếng Đức bị đóng cửa, nhường chỗ cho các trường kỹ thuật, trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất và lao động.

Nhưng, đã bắt đầu có những tiếng nói chống lại xu hướng công cụ hoá khoa học này. Chính Adam Smith, cha đẻ kinh tế học hiện đại, sớm nhận ra rằng sự phân công lao động đơn điệu và phiến diện trong xã hội công nghiệp sẽ dẫn đến sự tha hoá và phi nhân hoá người lao động, “biến họ trở thành những người càng ngu xuẩn, càng dốt nát càng tốt, làm cho tình cảm của họ bị què quặt và không còn năng lực phán đoán phải trái nữa” (Sự giàu có của các quốc gia).

Wilhelm Von Humboldt và “lý tưởng đại học”

“Mọi tôn giáo, nghệ thuật và khoa học đều là cành nhánh của một thâncây. Tất cả những khát vọng ấy đều nhằm hướng con người đến cuộc sốngcao quý và tự do, vượt lên khỏi sự tồn tại vật chất”.

Albert Einstein

W.v. Humboldt (1767 – 1835) lãnh sứ mạng canh tân đại học, mang lại thành công vang dội cho nền khoa học Đức suốt thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20. Đại học Berlin trở thành mô hình đại học chuẩn mực cho các nước Âu – Mỹ và các nước phát triển khác. Ông kết hợp ý tưởng “Universitas” nguyên thuỷ với tư tưởng tiến bộ của thời khai minh và yêu cầu của xã hội hiện đại. “Lý tưởng đại học” của Humboldt xoay quanh hai tư tưởng chủ đạo và hai điều kiện cần:

Hai tư tưởng chủ đạo: cá nhân tự trị và tinh thần công dân thế giới. Đại học phải là nơi đào tạo những cá nhân tự trị và con người công dân thế giới, hay, nói đúng hơn, là nơi con người ấy tự hình thành. Cá nhân tự trị là người biết tự quyết và biết sử dụng lý trí của mình một cách trưởng thành trên cơ sở tri thức phổ quát và toàn diện mà linh hồn của nó là tư tưởng triết học nhân bản. Công dân thế giới là mối dây liên kết mọi cá nhân tự trị, độc lập với nguồn gốc và trình độ văn hoá, xã hội. Trở thành “công dân thế giới” là biết quan tâm đến những vấn đề toàn nhân loại: nỗ lực cho hoà bình, công lý, sự đối thoại văn hoá, sự bình đẳng giới và bảo vệ thiên nhiên. Giáo dục đại học, vì thế, còn là dạy làm người, độc lập với những lợi ích kinh tế trước mắt.

Hai điều kiện cần: sự tự do học thuật (độc lập kinh tế, độc lập quản trị, tự do chọn lựa và tổ chức việc học, việc nghiên cứu…); kết hợp nghiên cứu và giảng dạy, hướng đến sự thống nhất của tri thức.

“Tự do tuyệt đối” trong học thuật được hiểu theo nghĩa ấy, mặc dù mọi việc trên đời đều… tương đối!

Tất cả phát xuất từ tiền đề: khoa học tự nó có những phương tiện riêng để lớn mạnh; mỗi nghiên cứu mới dẫn đến tri thức mới và đến cái chưa biết. Tự do khoa học là sự phát triển tự thân; nó loại trừ mọi sự can thiệp từ bên ngoài. Quyết định chân lý khoa học bằng những gì bên ngoài nó (tôn giáo, đạo đức, chính trị, chủng tộc…) sẽ dẫn đến cái chết của khoa học. Lý do: tất cả các thế lực ấy đều chỉ tin vào một khẳng quyết duy nhất, trong khi khoa học sẵn sàng làm việc với nhiều giả thuyết khác nhau và không bao giờ tự mãn.

“Universitas” và xã hội tri thức

Thế giới đang chia tay với “xã hội công nghiệp” cổ điển để bước vào “xã hội tri thức”. Ngay cả việc cung ứng nguồn nhân lực cho nền kinh tế cũng đã khác trước: nền đại học hiện đại không chỉ nhằm trang bị một khối lượng thông tin (Einstein: “thông tin không phải là tri thức”) mà chủ yếu là giúp người học tái cấu trúc thông tin để có thể sử dụng và giao lưu với người khác một cách sáng tạo và khác biệt. Bất chấp mọi sức ép, “lý tưởng đại học Humboldt” (tính phổ quát và tính tự do đối thoại của tri thức) không phải đã lỗi thời! Nó tỏ ra còn cần thiết hơn so với thời kỳ công nghiệp hoá.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Hiện đại thứ hai” và nền văn hóa công luận

    26/11/2018Bùi Văn Nam SơnThế giới kết thúc thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 bằng một sự kiện đặc biệt: hội nghị Copenhagen về biến đổi khí hậu được tổ chức rầm rộ chưa từng có với kết quả... đáng thất vọng! Cái “Realpolitik” (“chính trị thực tế”') vì lợi ích trước mắt của các quốc gia dường như vẫn còn thắng thế trước các mối hiểm họa toàn cầu.
  • “Trà dư tửu hậu” và triết học

    05/05/2015Võ Trần Bình PhươngQuanh năm quay cuồng với chuyện làm ăn, bàn chuyện kinh tế, chính trị, thời sự; cuối năm có lẽ là dịp để mỗi chúng ta chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời... Thử một lần không bàn về chuyện kinh tế, TBKTSG đã “trà dư tửu hậu” với nhà nghiên cứu triết học phương Tây Bùi Văn Nam Sơn...
  • Kẻ đại náo cũng cần một trật tự

    12/09/2014Bùi Văn Nam SơnMột nắm cát, một đoá hoa và… một nồi nước khác nhau chỗ nào? Nắm cát vẫn chỉ là nắm cát rời, dù ta xáo trộn hay thêm bớt. Trái lại, đoá hoa là một hệ thống, vì nó gồm nhiều bộ phận. Vậy, bát cơm cũng là một hệ thống? Thưa không, vì nó thiếu đặc điểm thứ hai của đoá hoa: các bộ phận phải được kết nối thành một mạng lưới, theo một cấu trúc nhất định nào đó.
  • Aristoteles và sự quản trị tri thức

    04/08/2010Bùi Văn Nam SơnTrong lịch sử cổ kim, không có ai tích luỹ nhiều tri thức trong thời đại mình bằng Aristoteles (384-322 tr. CN). Không chỉ tích luỹ, ông còn góp phần quyết định trong việc khai sinh ra chúng. Tri thức nhiều quá dẫn tới việc làm sao quản trị nó. Ngày nay, việc quản trị tri thức càng quan trọng và không chỉ đặt ra cho các công ty, xí nghiệp mà cho từng cá nhân và cả xã hội.
  • Hãy dám biết! (hay tư duy nguyên tắc)

    02/08/2010Bùi Văn Nam Sơn“Khẩu hiệu” của sự khai minh là gì? Immanuel Kant (1724 – 1804) hô lên bằng… tiếng Latinh: “Sapere aude!”, “Hãy dám biết!” Phải có gan như thế mới thoát ra được vòng tù hãm của đời thường. Phải “dám” như thế mới thoát ra khỏi sự không trưởng thành vì lười và nhát. Lười vì ngại nhức đầu và nhát vì e sợ quyền uy của người khác, của người đi trước. Trẻ con đương nhiên là chưa trưởng thành, nhưng chính trẻ con là kẻ… dám biết hơn ai hết.
  • Protagoras và khai minh Hy Lạp

    01/01/1900Bùi Văn Nam SơnProtagoras (490 – 420 trước Công nguyên) – sinh trước Socrates 20 năm – ký hợp đồng… thương mại hoá giáo dục với cậu học trò Euathlus: trả trước một nửa học phí, nửa còn lại sau khi cậu cãi thành công trước toà. Euathlus rút cục thất bại, nên không chịu… thanh lý hợp đồng.
  • Khung cửa hẹp hay con đường vương giả?

    08/07/2010Bùi Văn Nam SơnTriết học có thể là một sự mạo hiểm, nhưng óc mạo hiểm không thôi chưa phải là động lực chủ yếu. Người xưa bảo rằng triết học bắt đầu với sự kinh ngạc. Triết học hiện đại lại cho rằng nó bắt đầu với những kinh nghiệm khổ đau, nghi ngờ, tuyệt vọng, sợ hãi.
  • Platon và việc thực hiện ý tưởng

    04/07/2010Bùi Văn Nam SơnVới Platon, ý niệm mạnh hơn thực tại, vì nó định hình thực tại. Phẩm chất đích thực và viễn kiến có căn cứ là bảo bối cho mọi sự ứng xử. Đó là thông điệp then chốt nhất mà ông dành cho hậu thế.
  • Cần biết và cần nghĩ

    24/06/2010Bùi Văn Nam SơnMôn gì cũng cần giải lao huống hồ triết học! Xin bạn đọc tham dự giờ ra chơi của “người kể chuyện” Bùi Văn Nam Sơn, nhân tiện ông sẽ có đôi lời trao đổi cùng “người hâm mộ” về những ý kiến đã nhận được.
  • Gai nhọn hay hoa hồng?

    21/06/2010Bùi Văn Nam SơnTa đã thử làm quen với một trong nhiều khái niệm cơ bản của triết học: bản chất và bản thể, nhưng chưa chi đã thấy… rối mù! Mỗi người trả lời một phách, mà toàn là những đầu óc thượng đẳng cả! Ta kinh ngạc tự hỏi: triết học bàn những chuyện gì thế và tại sao bàn mãi không xong? Triết học không thể bỏ qua thắc mắc này được để cứ ung dung tiếp tục… xốc tới.
  • Chỉ bán phở mới là quán phở?

    15/06/2010Bùi Văn Nam SơnHai cha con ông chủ một quán phở gia truyền nổi tiếng không đồng ý với nhau: người cha muốn chỉ tiếp tục bán phở thôi; người con, có óc năng động, muốn bổ sung thêm mấy món điểm tâm nữa. Nhưng, “bổ sung” tới mức độ nào thì quán phở vẫn còn là quán phở?
  • Socrates và nghệ thuật đối thoại

    10/06/2010Bùi Văn Nam SơnÔng là người thầy của phương pháp làm triết học và khoa học. Hơn thế, ông là tượng đài lẫm liệt của nhân cách: nhân cách của người trí thức đích thực. Vậy là, ngay từ buổi bình minh của triết học, phương Tây đã được thừa hưởng hai bảo vật vô giá: cách làm triết học và cách sống triết học
  • Một số quan niệm cổ điển về xã hội dân sự

    09/11/2009Trần Hữu Quang*Trong lịch sử sinh thành của khái niệm "xã hội dân sự" nơi các nhà tư tưởng cổ điển Tây phương, người ta có thể nhận thấy rằng diễn trình biến chuyển của khái niệm này thực ra biểu hiện những sự thay đổi trong các quan điểm lý thuyết về các mối quan hệ giữa các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, đặc biệt là mối quan hệ giữa nhà nước với xã hội. Quá trình biến chuyển này xét về đại thể đã trải qua bốn quan niệm khác nhau...
  • Tương lai của Khai Sáng? (*)

    25/07/2009Bùi Văn Nam SơnNguyên tắc của truyền thống Khai sáng là không xem người khác có “ít” lý tính hơn mình, rằng có thể phản bác nhau bằng lập luận chứ không được quy kết bản chất của người khác vào “trục ác”; để từ đó, phân biệt sự Khai sáng với lịch sử của nó và không xem Khai sáng là một công cuộc “nhất thành bất biến” hoặc có thể xoay ngược lại kim đồng hồ.
  • Đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa Tư bản của Max Weber

    23/07/2009Trần Hữu Quang - Bùi Văn Nam SơnQuyển sách mà độc giả đang cầm trên tay bao gồm công trình chính là "Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" mà Max Weber viết vào năm 1904-1905 (in trong "Archiv für Sozialwissenschaft und Sozialpolitik", tập XX, 1904, quyển 1, tr. 1-54, và tập XXI, 1905, quyển 1, tr. 1-110), và có sửa chữa, bổ sung vào năm 1920.
  • Bùi Văn Nam Sơn: Kẻ lữ hành theo chân các triết gia

    23/07/2009Hải Miên thực hiện“Đối với nước ta, công cuộc tu thư ngày càng bức thiết để nhanh chóng lấp khoảng trống về học thuật, bù lại những quãng thời gian và cơ hội đã bị bỏ lỡ, nhằm tiếp cận một cách toàn diện hơn, chính xác hơn các trào lưu tư tưởng và thành tựu khoa học trên thế giới. Việc dịch sách kinh điển là con đường ngắn nhất trong việc tiếp phát văn hóa”.
  • Triết học không còn là đặc sản của những "thiên tài"…

    01/10/2008Văn Bảy (thực hiện)(TT&VH) - Bùi Văn Nam Sơn sinh năm 1947 tại Vĩnh Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam, từng học khoa Triết, Đại học J. W. Goethe, Frankfurt/M, CHLB Đức. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, khoảng 15 tác phẩm do ông dịch, chú giải, hoặc giới thiệu, chú thích, hiệu đính… được giới học thuật và bạn đánh giá rất cao. Sau ba quyển Phê phán của I. Kant và Hiện tượng học Tinh thần của Hegel, nay ông vừa cho ra mắt bản dịch và chú giải quyển Khoa học Lôgíc của Hegel (NXB Tri thức, 2008). TT&VH có một cuộc trò chuyện đặc biệt với ông.
  • "Tự đóng cửa là tự hại mình"

    23/09/2007Nhật Lệ thực hiệnNhiều năm qua, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn dày công dịch và chú giải ba quyển Phê phán nổi tiếng của nhà triết học Đức I. Kant: "Phê phán lý tính thuần túy" (2004, tái bản 2007), "Phê phán năng lực phán đoán", "Phê phán lý tính thực hành" (2007) và "Hiện tượng học Tinh thần" của G.W.F. Hegel (2006)...
  • Luyện nội công song song với học quyền cước

    11/07/2006Văn BảyBằng cách dịch, chú giải công phu 2 cuốn sách kinh điển trong lịch sử triết học thế giới: Phê phán lý tính thuần túy của I.Kant và Hiện tượng học Tinh thần của Hêgen và những cuốn khác đang hoàn thành… nhà nghiên cứu triết học, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn đã góp công sức vào tiến trình giáo dục bách khoa tri thức của thế giới vào Việt Nam...
  • xem toàn bộ