Cần lắm một Quốc hội chuyên nghiệp

03:15 CH @ Thứ Năm - 01 Tháng Bảy, 2010

Hiện nay đại biểu Quốc hội có đến 75% kiêm nhiệm, tức ba phần tư đại biểu đều là những người đang rất bận rộn ở các cương vị chủ yếu khác nhau. Sự kiêm nhiệm ấy khiến đại biểu Quốc hội khó hoàn thành trách nhiệm toàn dân giao phó, nhất là đến mỗi kỳ họp thì hầu như mọi chuyện đều phó thác cho những người chuyên trách.

Một nhà đầu tư nước ngoài mới đến nước ta tìm cơ hội làm ăn khoảng vài ba tháng nay tỏ ra ngạc nhiên thấy báo chí trong nước đồng loạt bày tỏ sự vui mừng khi Quốc hội không thông qua dự án đường sắt cao tốc quá nhiều tốn kém. Với anh, chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ. Quốc hội nói không với chính phủ trong một số chương trình, mục tiêu là điều bình thường ở bất cứ nước nào. Hay là lần này báo chí vui mừng vì trươc đó đã có nhiều bài viết phê phán dự án "vung tay quá trán" này.

Khi được giải thích rằng Quốc hội của chúng ta hoạt động trong điều kiện thiếu tính chuyên nghiệp, không chỉ làm luật theo đơn đặt hàng của chính phủ mà ngay cả khi cần có quyết định về những vấn đề hệ trọng cũng thường "đồng thuận" với phía hành pháp, cho nên quyết định lần này của Quốc hội là chuyện hiếm hoi có được, thì anh vẫn chưa hết ngạc nhiên. Theo anh, ở đâu cũng vậy, Chính phủ có quyền vận động hành lang để tìm sự đồng tình của Quốc hội và nếu vận động không thành công thì cũng là chuyện bình thường. Không có gí phải ầm ĩ.

Đúng là như vậy, nhưng vấn đề của chúng ta lại khác. Cái sự không chuyên nghiệp ở đây là số đông đại biểu không được thông tin đầy đủ để đưa ra một quyết định. Điều này giải thích tại sao Quốc hội chỉ họp xuân thu nhị kỳ mà vẫn có thể làm được rất nhiều việc. Chẳng hạn như kỳ họp vừa qua chỉ 25 ngày ngắn ngủi, ngoài việc phải hết sức cân nhắc để đưa ra quyết định về dự án đường sắt cao tốc, thảo luận sâu để cho ý kiến về dự án quy hoạch thủ đô đang gây nhiều tranh cãi, các đại biểu vẫn có thì giờ cho ý kiến sáu dự án luật khác bên cạnh công tác lập pháp với 10 dự án luật được thông qua.

Ở nước ta, qui trình làm luật của Quốc hội hiện nay chưa có được tính chuyên nghiệp. Để có tính chuyên nghiệp thì các đại biểu phải là người dành toàn bộ thời gian và năng lực của mình cho hoạt động của Quốc hội và khi ấy sẽ không còn khái niệm "chuyên trách" trong hoạt động.

Ở nước ta, qui trình làm luật của Quốc hội hiện nay chưa có được tính chuyên nghiệp. Để có tính chuyên nghiệp thì các đại biểu phải là người dành toàn bộ thời gian và năng lực của mình cho hoạt động của Quốc hội và khi ấy sẽ không còn khái niệm "chuyên trách" trong hoạt động.
Ảnh: Lê Anh Dũng.

Tất nhiên chúng ta có thể hiểu được áp lực phải hoàn chỉnh hệ thống luật pháp trong điều kiện hội nhập, nhưng làm luật như hiện nay thì luật gì chúng ta cũng có, khổ nỗi khi thực hiện lại vướng mắc, phải điều chỉnh sửa đổi thường xuyên do không theo kịp thực tế của đời sống kinh tế xã hội cũng như ý nguyện người dân được gửi gắm qua đại biểu của mình.

Qui trình xây dựng luật pháp ở một số nước có thể cho chúng ta rút tỉa ít nhiều kinh nghiệm. Một dự thảo luật thường do Ủy ban chuyên môn của Quốc hội soạn thảo với sự giúp đỡ của bộ máy chuyên viên luật pháp. Ví dụ như Ủy ban Văn hóa giáo dục soạn thảo luật Giáo dục, Ủy ban Quốc phòng soạn thảo luật Nghĩa vụ quân sự, Ủy ban Lao động soạn thảo luật Đình công...

Nhiệm vụ của ủy ban chuyên môn trong qui trình làm luật là chuyển đến Ủy ban Luật pháp Quốc hội những dự án luật cần thiết. Kèm theo đó là tất cả văn bản dưới luật được chuẩn bị chu đáo bao gồm các nghị định, thông tư liên quan để nơi đây đưa vào chương trình làm việc của Quốc hội.

Đội ngũ chuyên viên của ủy ban này sẽ nghiên cứu lại dự thảo luật ấy, đối chiếu với các luật đã và sẽ ban hành xem có điều khoản nào trùng lắp hay trái ngược hay không. Khi cần thiết, sẽ mời các cơ quan có liên hệ của Chính phủ (trong đó có cả các chuyên viên về pháp chế của hành pháp) sang tham khảo để bổ sung, lắng nghe ý kiến phản biện và đánh giá tính khả thi dưới góc độ chính quyền.

Qui trình này nhằm đảm bảo sự hoàn chỉnh và trước khi đưa ra thảo luận tại các kỳ họp, chuyên viên của Ủy ban Luật pháp phải hình thành một bản giải thích từng chi tiết, từng ngôn từ để gửi đến cho đại biểu Quốc hội nghiên cứu trước.

Dù không phải là một chuyên gia luật pháp - và không hề bắt buộc phải là như thế - nhưng với tư cách là một người hoạt động chuyên nghiệp, các đại biểu sẽ được chuyên viên của mình làm rõ nội dung của dự luật. Vậy mà đến khi được đưa ra thảo luận trước Quốc hội, Ủy ban Luật pháp cũng phải giải thích tường tận các thắc mắc của đại biểu.

Tại sao phải như thế? Đơn giản chỉ vì với nguyên tắc biểu quyết theo đa số thì một quyết định thiếu thận trọng của đại biểu - do chưa am tường vấn đề - có thể dẫn đến tai hại không lường được bởi sự chọn lựa của lá phiếu có sức nặng về trách nhiệm.

Ở nước ta, qui trình làm luật của Quốc hội hiện nay không có được tính chuyên nghiệp như vậy. Để có tính chuyên nghiệp thì các đại biểu phải là người dành toàn bộ thời gian và năng lực của mình cho hoạt động của Quốc hội và khi ấy sẽ không còn khái niệm "chuyên trách" trong hoạt động của cơ quan quyền lực này.

Hiện nay đại biểu Quốc hội có đến 75% kiêm nhiệm, tức ba phần tư đại biểu đều là những người đang rất bận rộn ở các cương vị chủ yếu khác nhau. Sự kiêm nhiệm ấy khiến đại biểu Quốc hội khó hoàn thành trách nhiệm toàn dân giao phó, nhất là đến mỗi kỳ họp thì hầu như mọi chuyện đều phó thác cho những người chuyên trách. Một đại biểu Quốc hội là bí thư tỉnh ủy từng than vãn: "Từ địa phương đầu tắt mặt tối, khi tới đây các đồng chí đưa cho cả đống tài liệu bảo nghiên cứu ngay thì chúng tôi không thể hình thành cơ sở lý luận để tham gia ý kiến được".

Lời than vãn này biết đến bao giờ chúng ta mới không phải nghe thêm nữa?

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Dân chủ, giàu mạnh với vấn đề Hạnh phúc

    20/03/2016TS Hồ Bá ThâmNgày nay, trên thế giới đang diễn ra nghịch lý: giàu có vật chất hơn lại thấy kém hạnh phúc hơn. Cho nên đã chú ý bàn về hạnh phúc, không chỉ ở cấp độ triết học mà cả kinh tế học. Song tôi nghĩ rằng cần bàn cả ở cấp độ chính trị học và xã hội học, văn hóa học, tâm lý học. Mục tiêu nào cuối cùng cũng quy về hạnh phúc...
  • Thời cơ vàng của Đảng ta

    04/11/2010Nguyễn Trung"Thời cơ vàng đang đến của dân tộc, vì vậy cũng chính là thời cơ vàng của Đảng ta! Hoặc là… Hay sẽ là…".
  • Cơ hội của thời kỳ phát triển mới

    27/11/2009Nguyễn Tất ThịnhỞ đời ai cũng luôn có cơ hội được nhận những trách nhiệm và khẳng định mình. Nhưng đồng thời đó là thách thức, vượt qua được nó sẽ có uy tín và vị thế. Nhưng điều xuyên suốt là cách thức và chất lượng của quá trình hội nhập.
  • Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng dân sinh của Tôn Trung Sơn

    27/04/2009Nguyễn Tài ThưDân sinh là một trong những tư tưởng nổi bật trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Để làm rõ những giá trị trong tư tưởng dân sinh, tác giả bài viết đã tập trung phân tích một số nội dung cơ bản nhất. Theo tác giả, tuy còn có những hạn chế nhất định, song chủ nghĩa dân sinh của Tôn Trung Sơn chứa đựng nhiều yếu tố có giá trị cần được trân trọng, khai thác và phát huy.
  • Nhận thức lại toàn cầu hóa và chỉ số toàn cầu hóa của Việt Nam trong 72 nước năm 2007

    14/05/2008PGS. TS. Hồ Sĩ Quý ([email protected])Về cơ bản,TCH là một hiện tượng đi theo logic của tiến bộ xã hội. Nhưng giống như mọi nấc thang tiến bộ khác, không có bước tiến bộ nào thuần tuý bằng phẳng, giản đơn. Để tiến bộ, đôi khi sự phá triển lại phải đi theo những lối quanh co, thậm chí, những bước thụt lùi với những cái giá phải trả có thể sẽ rất đắt nếu như các chính phủ thiếu tầm nhìn xa và không kịp thời đưa ra được những quyết sách thông minh. Với nội dung chính như vậy, bài viết bàn tới 6 vấn đề: 1/ Thời điểm xuất hiện TCH, 2/ Bộ mặt của TCH, 3/ TCH và tình trạngđói nghèo, 4/ Vấn đềTCH văn hoá, 5/ TCH ở châu Á 6/ Chỉ số toàn cầu hoá...
  • Liên minh Xã hội Mở

    13/11/2007SorosTiến từ cái đặc thù sang cái chung, bây giờ tôi muốn tạo dựng sự biện hộ cho một xã hội mở toàn cầu. Tôi đã kiến nghị một liên minh của các nước dân chủ với mục tiêu kép: cổ vũ sự phát triển của xã hội mở trên khắp thế giới, và thiết lập một số qui tắc nền tảng để chi phối hành vi của các quốc gia đối với công dân của chúng và giữa chúng với nhau. Liên minh Xã hội Mở sẽ phải được các nền dân chủ phát triển lãnh đạo...
  • Cấu trúc Chính trị Toàn cầu

    13/11/2007SorosTheo sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, người ta nói nhiều về cấu trúc tài chính toàn cầu. Hầu như không có thảo luận nào về cấu trúc chính trị toàn cầu. Đây là một sự bỏ sót kì lạ, căn cứ vào nền chính trị quốc tế đầy rẫy xung đột, và các dàn xếp được nghĩ ra để giải quyết chúng là yếu hơn nhiều so với vũ đài tài chính...
  • Một số vấn đề về văn hóa và phát triển

    25/05/2007Ngô Thế Phúc
  • Đọc bài "Quốc hội ta vĩ đại thật" của chủ tịch Hồ Chí Minh

    31/03/2007Trần Lưu Sơn (Sở Tư Pháp Tỉnh Hà Nam)Với bút danh T.L chủ tịch Hồ chí Minh viết bài”quốc hội ta vĩ đại thật” đăng trên Báo Nhân dân, số 2304, ngày 10-7-1960. Trong không khí chuẩn bị cho ngày bầu cử quốc hội khoá XII chúng ta cùng đọc lại bài viết của người...
  • Tác động của toàn cầu hóa đến an ninh các quốc gia và khu vực

    22/03/2007Mạnh Ngọc HùngToàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động hết sức sâu sắc đến hầu hết mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước và toàn bộ các mối quan hệ quốc tế. Tùy thuộc vào nhận thức và lợi ích mà họ được hướng hoặc mất đi trong quá trình này, những người được lợi thì ủng hộ, những người thua thiệt thì phản đối...
  • Cần tư duy mới, hành động mới

    16/02/2007Nguyễn Kim Khánh thực hiệnTiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng là người rất gần gũi với báo chí và công chúng. Ông nhìn nhận, đánh giácác vấn đề xã hội theo cách riêng của mình, thường là với những lập luận sắc sảo và đầy tinh thần trách nhiệm.
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • xem toàn bộ