Cầu nguyện không mang lại cho bạn thứ mà bạn mong muốn

02:03 CH @ Thứ Sáu - 28 Tháng Hai, 2014

"Bởi vì nếu bạn bước vào đền mà chỉ để đòi hỏi điều gì đó thì bạn sẽ không bao giờ nhận được nó.

Và nếu bạn cầu nguyện chỉ để giải thoát cho mình thì bạn sẽ không bao giờ cất được gánh nặng đó đi"

» Về sự cầu nguyện của con người

Bạn cầu nguyện khi bạn mong muốn điều gì đó và khi bạn đau khổ; liệu bạn có cầu nguyện giữa tràn ngập niềm vui sướng và sự thừa thãi.

Người cầu nguyện muốn gì nếu không phải là đưa bản thân mình lên chín tầng mây xanh?

Và nếu bạn cầu nguyện để xua tan mọi góc tối, tìm kiếm sự thanh thản, thì cũng là để mang bình minh đến trái tim bạn, tìm kiếm những niềm vui.

Nhưng nếu bạn chỉ có thể khóc khi linh hồn bạn đang nguyện cầu, lời nguyện cầu sẽ khích lệ bạn không ngừng, cho đến khi bạn mỉm cười.

Khi bạn cầu nguyện, bạn sẽ gặp trong không trung những người cũng đang nguyện cầu ở thời điểm đó, và cả những người mà bạn đang gửi người cầu nguyện tới họ dù bình thường bạn không gặp họ.

Bởi vậy, bạn hãy tới ngôi đền thiêng nguyện cầu trong trái thái sung sướng và vui vẻ thay vì đau khổ.

Bởi vì nếu bạn bước vào đền mà chỉ để đòi hỏi điều gì đó thì bạn sẽ không bao giờ nhận được nó.

Và nếu bạn cầu nguyện chỉ để giải thoát cho mình thì bạn sẽ không bao giờ cất được gánh nặng đó đi,

Và thậm chí nếu bạn bước vào đền để cầu xin sự tốt đẹp cho người khác, những lời của bạn cũng sẽ bị bỏ ngoài tai.

Bạn chỉ cần bước vào đền một cách vô hình là đủ.

Tôi không thể dạy bạn cầu nguyện bằng lời

Chúa không thể nghe những lời của bạn khi chính bản thân Chúa mang đến những lời đó trên môi bạn.

Và tôi không thể dạy bạn những lời cầu nguyện của biển, rừng hay núi

Nhưng bạn sinh ra từ biển, rừng và núi, có thể tìm thấy lời nguyện cầu của chúng trong tim bạn,
Nhưng nếu bạn lắng nghe trong sự tĩnh mịch của đêm bạn sẽ nghe thấy chúng nói trong sự im lặng,

“Chúa của chúng ta, người chắp cánh cho chúng ta, nói rằng, chính là ước muốn trong chúng ta ước muốn,

Chính là khát vọng trong chúng ta khát vọng.

Chính là nhu cầu của bạn sẽ biến những đêm tối của bạn thành ngày của bạn

Chúng ta không thể đòi hỏi bởi vì chúng ta biết rõ nhất yêu cầu của chúng ta trước khi chúng sinh ra trong chúng ta:

Vì vậy mà để đáp ứng nhu cầu của bạn, hãy cho đi bản thân nhiều hơn nữa, cho dù là phải cho tất cả.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tín ngưỡng hướng về con người

    10/05/2016Nguyễn Hào HảiCon người trong đời sống có cần đến những niềm tin, đức tin để sống không? Pascal, nhà triết học Pháp đã cho rằng: "Con người sống không có niềm tin, không có đức tin sẽ trở thành một quái vật"...
  • Vấn đề tôn giáo trong triết học phương Tây hiện nay

    22/08/2006TS. Đỗ Hiền LanTrong mấy thập kỷ trở lại đây, vấn đề tôn giáo càng trở nên phức tạp, hiện tượng cuồng tín tôn giáo và sự xuất hiện của nhiều dạng tín ngưỡng, giáo phái mớiđã làm cho giới học giả và các tổ chức chính trị trên thế giới thực sự lúng túng trong cách giải quyết vấn đề. Từ đó, các nhà triết học phương Tây lại trở lại nghiên cứu tôn giáo Sự nghiên cứu tôn giáo từ bình diện triết học giờ đây không chỉ để phê phán thế giới quan tôn giáo, chứng minh tính phi lý của nó hay luận chứng cho vấn đề Thượng đế có tồn tại hay không, mà họ đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ giữa tôn giáo và tính hiện thực, tôn giáo và đạo đức, tôn giáo và ý nghĩa cuộc sống...
  • Về sự cầu nguyện của con người

    15/07/2005Bùi Quang MinhBạn đã bao giờ lắng nghe người ta cầu nguyện những gì chưa? Quan trọng nhất là ta hiểu về bản chất sự cầu nguyện. Đó không phải là cầu xin thứ gì đó từ Phật, Chúa hay ai đó khác cả...
  • Cái thiêng tôn giáo

    29/11/2005Hồ LiênÝ tưởng về sự thiêng liêng đã xuất hiện khá sớm trong bước chuyển từ con người động vật thành con người xã hội. Ý tưởng ấy là sản phẩm của đời sống xã hội, khi nhu cầu gắn kết các thành viên của cộng đồng đòi hỏi một đức tín về nguồn gốc thánh thần và ý nghĩa cao quý của cuộc sống con người.
  • Khoa học và tôn giáo phụ thuộc lẫn nhau

    15/07/2005Đây là bản lược dịch bài Science & Religion are interdependent của nhà bác học Albert Einstein. Nó cũng đồng thời phản ánh rõ nhất quan điểm của nhà bác học về vấn đề Tôn giáo...