Chất lượng tư duy phụ thuộc vào trí tâm, chứ không phải tuổi tác

12:05 CH @ Thứ Tư - 25 Tháng Bảy, 2018

Có người cho rằng, bác ấy già rồi, tư duy dứt khoát là cũ kỹ, lạc hậu. Song cũng có người nói, cậu ấy còn trẻ người non dạ, tư duy còn hời hợt, nông cạn lắm. Hai ý kiến nhận xét đó đều lấy tuổi tác làm tiêu chí.

Thực ra, tuổi tác chỉ có ảnh hưởng đến tư duy khi tuổi tác đã phát triển đến cái ngưỡng mà thần kinh đã bị thoái hóa, không còn hoạt động bình thường chứ tuổi nhiều mà trí óc vẫn còn minh mẫn thì yếu tố quyết định chất lượng tư duy là những yếu tố khác.

Yếu tố đầu tiên phải nói đến là tiềm năng hiểu biết, chất văn hóa, độ phong phú của ý kiến một con người cụ thể thường phụ thuộc chủ yếu vào số lượng trí thức, vào kết quả học tập tích lũy hiểu biết của người đó. Chẳng có ai dốt nát mà có tư duy sâu sắc đầy đủ, phát biểu hay, có sức thu hút lớn. Tư duy là hoạt động của nhận thức ở giai đoạn cao tất nhiên phải phụ thuộc vào trình độ nhận thức. Nhiều tuổi mà không học, không tích lũy thì nhận thức vẫn kém “không bột không gột nên hồ”. Thỉnh thoảng ta cũng bắt gặp một đôi người kém hiểu biết nhưng lại nói năng rất nhiều. Song để ý nghe kỹ ta thấy ngay lượng thông tin trong sự nhiều lời đó quá ít ỏi, nghĩa là nội dung tư duy vẫn rất nghèo.

Yếu tố thứ hai quyết định chất lượng tư duy là tầm suy nghĩ, tầm nhìn. Có người thường suy nghĩ rất ngắn, ta hay ví đùa là nhìn không quá cái lỗ mũi của mình. Song cũng có người thường có tầm nhìn xa. Họ nhìn thấu cả cuộc đời, hoạch định trước kế hoạch cho cả một tương lai dài. Họ là những chuyên gia, cán bộ quản lý tầm vĩ mô. Họ lên kế hoạch 5 năm, 10 năm. Họ hay đề cập đến những vấn đề bao quát lớn, có tầm quan trọng đặc biệt, chi phối nhiều hoạt động khác. Những người có tầm nhìn, tầm suy nghĩ như thế thì bất luận ở độ tuổi nào, thường có một chất lượng tư duy cao; vừa sâu rộng vừa thông thoáng, quán xuyến được những vấn đề trước mắt mà không mâu thuẫn với mục tiêu lâu dài. Tư duy của họ bao giờ cũng vừa khái quát, vừa cụ thể, giàu sức thuyết phục.

Yếu tố thứ ba quyết định chất lượng tư duy là phương pháp suy nghĩ. Có người có cách suy nghĩ tản mạn, tùy tiện, lỏng lẻo; nhớ gì nghĩ nấy, nói nấy, nói không đầu, không đuôi, ý nọ xọ ý kia không theo một trình tự nào cả. Song cũng có người có cách suy nghĩ rất chặt chẽ, ý trước ý sau rõ ràng, trình tự hợp lý, nói năng lưu loát, mạch lạc, đâu ra đấy. Những người có phương pháp suy nghĩ như thế thì dù còn rất trẻ chất lượng tư duy của họ cũng chịu ảnh hưởng tốt, có tính hệ thống, có chất khoa học cao.

Yếu tố quyết định cuối cùng là cái tâm; tâm thiện tâm ác đều ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tư duy. Có người mang động cơ cá nhân ích kỷ trong mình rất mạnh; nghĩ gì, nói gì cũng đều lấy mình làm trung tâm, đều vơ vét hết mọi cái cho mình. Họ mờ hết cả mắt, không thấy gì trước mình, chung quanh mình nữa. Bố mẹ, anh em, cộng đồng xã hội sinh ra mình, nuôi nấng dạy bảo mình, họ cũng chẳng coi ra gì. Họ chẳng chút động lòng, chẳng chút do dự khi bàn đến chuyện xâm phạm đến lợi ích của người khác, lợi ích của tập thể. Lương tâm con người họ đã bay biến đâu mất rồi. Song cũng có rất nhiều người, có thể nói là đại đa số người có tâm hướng thiện. Họ thường nghĩ nhiều đến điều tốt lành; tốt lành cho bản thân, tốt lành cho người khác, tốt lành cho cộng đồng. Họ thường xúc động, thương tâm khi nhìn thấy đau khổ của người khác, và rất vui mừng trước hạnh phúc cùa mọi người. Họ không bao giờ tranh chấp, ganh tỵ làm những điều xằng bậy. Cái tâm của họ luôn luôn trong sáng. Những người có cái tâm như thế thì chất lượng tư duy của họ bao giờ cũng phát triển theo hướng lành mạnh, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích của mình, thường xuyên lấy nhân nghĩa, lấy lẽ phải, công bằng làm trọng.

Coócnây, một nhà văn nổi tiếng của Pháp trong tác phẩm “Lơ xít” của mình đã viết: “Tài năng không chờ đợi tuổi tác”. Chất lượng tư duy, một biểu hiện tài năng đầu tiên của con người cũng không phụ thuộc vào tuổi tác. Tâm và trí là hai yếu tố nền tảng quyết định mọi chất lượng tư duy của người.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Triết học và năng lực tư duy của con người trong kỷ nguyên toàn cầu

    06/11/2019PGS.TSKH Lương Đình HảiĐã có nhiều quan niệm khác nhau về triết học và do vậy, cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về vai trò của triết học. Có thể xem xét vai trò của triết học từ nhiều phương diện khác nhau, bởi trong thực tế, triết học có tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và con người. Một trong những tác động lớn của triết học đến con người và xã hội là tác động lên năng lực tư duy của con người.
  • “Vấn nạn” giáo dục đến từ “tư duy kinh kệ”

    25/07/2018Tôn Thất Nguyễn ThiêmDễ dàng thấy ngay sự vô cùng nguy hại của việc học theo kiểu “nhồi nhét" và "thầy đọc trò chép".
  • Người Việt hiện đại và tư duy logic, tư duy triết học

    12/02/2017Nguyễn Thu Phương thực hiệnRất nhiều bài học về tư duy logic, PGS Hồ Sĩ Qúy đã học từ bà nội mình, một bà cụ nông dân không được học tập bài bản qua các trường lớp. Theo ông, bây giờ có không ít người thiếu một nhãn quan tư duy triết học tối thiểu, trong khi đó trước kia thì bất kỳ cụ già nào cũng như một nhà thông thái...
  • Muốn chiến thắng, phải tư duy như một người chiến thắng

    19/06/2016Trần Đình HoànhHãy ngừng suy nghĩ: “Chúng ta là một nước nghèo, nên thế này là tốt rồi!". Sẽ là không đủ cho tới khi ta có thể đánh bại những người xuất sắc nhất trên thế giới.
  • Tự biện bác tới tư duy

    15/10/2015TS Vũ Minh KhươngKhoảng cách lớn nhất đi từ nghèo hèn đến phồn vinh của một dân tộc không quyết định bởi vị trí địa lý hay tài nguyên thiên nhiên, mà bởi tính biện bác hay khả năng tư duy...
  • Tư duy "kinh kệ": Đương đầu với cái sai

    06/12/2014Số liệu thống kê từ các nước phát triển cho biết kể từ 1995, tối thiểu mỗi ngày có ít nhất 4.000 tựa sách khoa học được phát hành và bổ sung vào thư mục ở các thư viện ĐH và trung tâm nghiên cứu...
  • Tư duy sáng tạo và phê phán trong giáo dục Mỹ

    30/09/2014Dương Ngọc DũngCó lẽ trong tất cả giảng trình tạo Đại học Harvard không có giảng trình nào thu hút nhiều sinh viên ghi danh học như giảng trình 101 tư duy về tư duy (101 thinking about thinking – 101 là mã số chung cho tất cả các giáo trình nhập môn tại đại học Mỹ).
  • Lang thang và tư duy

    21/03/2014Ngân Hà (thực hiện)Tháng 9.2009, cuốn Alain Robbe–Grillet: Sự thật và diễn giải đã gây chú ý với giới phê bình, nghiên cứu và nhiều nhà văn Việt Nam. Nó chính là một luận án tiến sĩ được đại học Paris 7 xếp vào hạng “tối ưu” (très honorable avec félicitations). Tác giả cuốn sách để lại dấu ấn khá đậm nét trên diễn đàn văn chương những tháng vừa qua lại là một cô gái nhỏ nhắn, có nụ cười duyên dáng. Chị là Nguyễn Thị Từ Huy, giảng viên khoa văn đại học Sư phạm Hà Nội.
  • Sự lẽo đẽo của tư duy

    09/01/2011TS. Nguyễn Sĩ DũngMột triết gia đã từng khẳng định: “Mọi thứ dẫn con người đến hành động đều phải đi qua cái đầu của anh ta”. Nghĩa là anh ta phải nhận thức được vấn đề trước khi phản ứng lại với nó. Nhận thức đi trước là một điềm lành, là điều kiện thuận lợi để phản ứng mạch lạc, hiệu quả đối với các thách thức của cuộc sống...
  • Minh triết và hạ tầng tư duy

    17/12/2010Giáp Văn DươngMuốn phát triển, phải xây dựng được một hạ tầng tư duy vững chắc, phong phú và thông thoáng, để từ đó, tạo ra những sản phẩm tư duy có giá trị. Minh triết, với vai trò như một phông nền văn hóa, có mặt trong nhiều thành phần trong cấu trúc của hạ tầng tư duy. Vì thế, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa minh triết và hạ tầng tư duy có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hạ tầng tư duy, tạo điều kiện cho việc giải phóng tư duy, hình thành những tư tưởng mới, sáng tạo và có giá trị cho đất nước.
  • Phản biện để hoàn chỉnh tư duy

    11/09/2009Chu Thanh Tâm (thực hiện)Tham vấn- Phản biện: Khó và rất nhạy cảm, tuy nhiên sẽ thu hút được sự quan tâm của dư luận nếu chúng ta có những cách phản biện tốt. Báo chí có vai trò cực kỳ quan trọng vì báo chí tạo ra dư luận xã hội, có sức mạnh cổ vũ nhân dân. “Người hay cãi”- Nhà báo Hữu Thọ đã “mách nước” như vậy với báo Đại Đoàn kết sau khi theo dõi nhiều bài viết ở chuyên mục này.
  • Tư duy về sự nghiệp

    27/08/2009Nguyễn Tất ThịnhKhông có tinh thần để chiến thắng sự sợ hãi, thì ý niệm về Tự do và Khát vọng chỉ là thứ xa xỉ, thậm chí nó làm anh run rẩy trong góc nhà.
  • Người trẻ cần có tư duy "nhìn ra phía biển"

    27/06/2009Lê Ngọc Sơn (thực hiện). Ảnh: Quỳnh HoaBên cạnh việc được coi là một ông nghị “nói nhiều” ở Quốc hội, ông Dương Trung Quốc là một nhà Sử học có tiếng. Ông chia sẻ những cảm nhận của mình về lòng yêu nước của người trẻ hiện nay.
  • Bằng sức mạnh tư duy

    20/04/2009Kornai JánosĐây là cuốn sách thứ tư của Kornai trong tủ sách này và là cuốn thứ năm của Kornai bằng tiếng Việt. Hồi kí của Kornai đặc biệt theo nhiều nghĩa: nó nói về bản thân tác giả, như mọi hồi kí khác, song chỉ nói về các công trình chính của ông; về quá trình chuyển biến tư duy qua từng thời kì, qua từng tác phẩm của ông; về cảm nhận của ông với thời cuộc liên quan đến các vấn đề mà ông nghiên cứu, đến những sự kiện mà ông đã trải qua, đến những nơi mà ông đã đến; về việc nghiên cứu chính nội tâm của ông, đánh giá lại các công trình của ông một cách phê phán...
  • Hạn chế của tư duy, nhận thức người Việt

    09/09/2006GS, TS Tô Xuân Dân và TS. Nguyễn Thành CôngXét về mặt bản chất, tư duy, nhận thức của người Việt Nam có một số hạn chế cần khắc phục sau đây: Bệnh "cá nhân chủ nghĩa". Trong một thời gian khá dài, tại các đợt học tập chính trị, chỉnh huấn từ những năm 1952 - 1960 đều lấy việc chống chủ nghĩa cá nhân làm chủ đề chính cho các sinh hoạt và rèn luyện đạo đức, tư tưởng...
  • Sự hình thành tư duy và một số đặc trưng của nó

    23/08/2006Nguyễn Thanh TânTư duy con người luôn là một trong những vấn đề lớn của triết học. Nhưng tư duy là gì thì cho đến nay, vẫn còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong bài viết này, trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng tôi muốn góp thêm một ý kiến nhằm làm rõ sự hình thành tư duy và một số đặc trưng của nó...
  • Năng lực tư duy toàn cầu

    23/03/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng (thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)Trong một đất nước đang xây dựng hòa bình và chủ động hội nhập, thì việc nâng cao sức chiến đấu không biết sẽ cần thiết và hữu ích đến đâu, nhưng việc nâng cao năng lực lãnh đạo đúng là một đòi hỏi hết sức cấp bách...
  • Học cách tư duy mới trong một thế giới thay đổi

    17/03/2006Lê Đăng DoanhTrở về sau chuyến công tác dài ngày ở Thượng Hải, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã có bài nói chuyện tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp VN. Bàn về kinh doanh trong thời kỳ mới, ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc doanh nghiệp VN cần học cách tư duy mới trong một thế giới đang thay đổi quá nhanh chóng...
  • Cuộc phỏng vấn thú vị về tuổi tác và trí tuệ

    21/07/2005Trần Hồng (theo Newsweek)Tiến sĩ Robert Betles, người Mỹ, từng là Giám đốc Viện quốc gia về những vấn đề lão hóa đã trả lời phỏng vấn của tờ Newsweek tại cuộc hội thảo quy mô quốc tế mới đây về vấn đề: "Lão hóa và người cao tuổi trong thế kỷ XXI". Chúng tôi xin trích dịch một phần nội dung trả lời của tiến sĩ để bạn đọc tham khảo...
  • Đổi mới tư duy

    21/07/2005Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học HarvardXin giới thiệu với quý độc giả bài viết với cách nhìn mới mẻ và toàn diện về đổi mới tư duy của Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Harvard.
  • Về sức khoẻ của tư duy

    19/07/2005Tương laiKhông khó khăn lắm để bắt gặp đâu đó quanh ta những người còn rất trẻ những cách suy nghĩ thì quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại có người tuổi cao thậm chí rất cao, nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là tuổi trẻ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống. Họ không chịu dễ dàng dẫm theo những lối mòn làm chùn bước khát vọng khám phá. Đương nhiên, không phải người trẻ tuổi nào cũng có được cái đó, nếu giả dụ được cả như vậy, thì thật phúc lớn cho dân tộc!
  • Định nghĩa về tư duy suy luận

    09/07/2005Tư duy suy luận nghĩa là cách suy nghĩ đúng đắn trong việc theo đuổi với tri thức thích hợp và đáng tin cậy về thế giới. Miêu tả cách khác đó là lối suy nghĩ đầy kỹ năng, có trách nhiệm, có suy tư và hợp lý được tập trung vào việc quyết định xem nên tin tưởng hoặc thực hiện điều gì.
  • xem toàn bộ