Chảy máu chất xám: Một hình thức giàu bóc lột nghèo?

02:30 CH @ Thứ Bảy - 14 Tháng Mười, 2006

Sự dịch chuyển ồ ạt sổ nhân công được đào luyện có kỹ năng từ nước này sang nước khác, từ Châu Lục này sang Châu Lục khác được gọi là chảy máu chất xám.

Trên lý thuyết, đây là một tiến trình tái phân bổ lao động theo nhũng quy luật kinh tế - xã hội của thế giới, cũng giống như nước từ chỗ cao chạy vào chỗ trũng. Song trên thực tế, lại không phải như vậy. Không ai nói đến hiện tượng chảy máu chất xám từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển, mà chỉ có duy nhất một hình thức ngược lại. Hậu quả hiền nhiên của tình trạng này là những nước nghèo đang thiếu thốn nhân tài thì lại ngày càng thiếu thốn. Chỉ xét riêng trên lĩnh vực y tế, đã có thể thấy nhiều nghịch lý do chảy máu chất xám gây nên. Theo tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đặt ra, tỷ lệ tối thiểu về nhân viên y tế trên dân số phải là 100 ytá cho mỗi 100.000 dân, nhưng trên thực tế, con số này rất thấp tại các Quốc gia Châu Phi. Chẳng hạn ở Trung Phi, Liberia,Uganda, chi có không đến 10 y tá cho 100.000 dân, trong khi tỷ lệ này là 2.000 y tá/100.000 dân ở các nước Phần Lan và Na Uy. Việc đào tạo không đáp ứng kịp nhu cầu phục vụ cũng là một lý do của sự khác biệt này, song nguyên nhân chình là sự "chảy máu” ồ ạt nhân viên chuyên môn từ nước nghèo sang nước giàu. Nước Zambia, kể từ ngày có độc lập đến nay đã đàn tạo được 600 bác sĩ thì hiện chỉ còn 50 bác sĩ hành nghề trong nước, còn ở thành phố Manchester (miền Bắc nước Anh), số bác sĩ người Malawi hành nghề còn đông hơn tổng số bác sĩ người Maiawi đang hành nghề tại...chính Malawi!

Trong một cuộc điều tra dân ý, 28% nhân viên ytế tại Uganda muốn đi ra nước ngoài làm việc, còn ở Zimbabwe thì tỷ lệ này lên tới con số 68%. Nhũng tác động của tình trạng chảy máu chất xám nói riêng và sức lao động nói chung đã được một viên chức Liên Hiệp Quốcgọi đó là "hội chứng Robin Hood ngược", ám chỉ nước giàu bóc lột nước nghèo. Để giải quyết vấn nêu trên, các nhà lãnh đạo thuộc các nước công nghiệp hóa G8 cùng các tổ chức quốc tế đã bản thảo nhiều giải pháp khác nhau, trong đó có việc nâng cao thu nhập của các nhân viên chuyên môn tại những nước nghèo, thu ngắn cách biệt giữa thu nhập trong nước và ngoài nước của họ, gia tăng mức đào tạo chuyên viên các ngành cho nước nghèo để giảm thiểu tình trạng khan hiếm chất xám của họ…

Hẳn nhiên làm được điều này không đơn giản, mặt khác, việc chảy máu chất xám ở khu vực các nước nghèo không chỉ do mức thu nhập thấp, mà còn xuất phát từ tình trạng thất nghiệp hay khiếm dụng nhân công tràn lan, khiến người lao động có tay nghề phải tìm cách "tự cứu”. Do đó, có một luồng dư luận ngược lại cho rằng không hẳn hiện tượng chảy máu chất xám hoàn toàn có tính tiêu cực. Nó giúp giải quyết tình trạng dư thừa nhân công, mang lại cho nước bị "chảy máu’ nguồn ngoại tệ lớn lao do người lao động từ nước ngoài chuyển về. Nhung số liệu đã được công bố cho thấy trong năm 2005, những người lao động xa xứ đã chuyển về nước 232 tỉ USD, trong đó 167tỉ USD chảy về các nước đang phát triển.

Các nhà phân tích khuyến cáo cần có cái nhìn tỉnh táo hơn về hiện tượng vẫn quen được gọi là chảy máu chất xám. Trong những tình huống, dùng biện pháp hành chính để kìm hãm nó là thất sách, mà cần có nhiều biện pháp đồng bộ để chất xám được sử dụng một cách có lợi nhất cho cả xã hội lẫn bản thân người lao động.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khi chất xám làm mồi cho mối mọt

    12/05/2018Một năm, cả nước có vài trăm công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên ra đời. Và cũng con số ấy trôi vào nằm chất kệ, chất đống trong các thư viện...
  • Bóc Lột ngoài kinh tế

    30/04/2016Nguyễn Trần BạtSuy đến cùng, bóc lột ở thời nào cũng đều kéo dài kiếp sống lầm lũi, kém phát triển của cả tầng lớp dân chúng nghèo khổ trong xã hội. Đích cuối cùng của chúng ta không phải là chống lại bóc lột, mà là chống lại chính sự bần cùng hóa con người. Nói cách khác, chúng ta phải giải phóng con người ra khỏi đời sống kém phát triển và tạo không gian tự do sáng tạo để họ có thể phát huy hết năng lực của mình...
  • Cần có cách nhìn mới đối với khái niệm “Bóc lột”

    02/03/2006Nguyễn Sĩ PhươngSự chuyển đổi từ nền kinh tế quản lý tập trung sang nền kinh tế thị trường buộc chúng ta phải có cách nhìn đổi mới với khái niệm “bóc lột" - một khái niệm có liên quan chặt chẽ cả về lý luận lẫn thực tiễn với một số vấn đề kinh tế và xã hội rất cơ bản hiện nay do thực tế đặt ra cần phải giải quyết...
  • Thử nhận diện bóc lột

    09/07/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngCâu trả lời mà chúng ta có sẵn là: trả tiền công thấp hơn giá trị mà lao động làm ra là bóc lột. Điều này là hoàn toàn đúng trong một mô hình tĩnh, và trong điều kiện giá trị với giá cả là tương đương nhau. Vấn đề là chúng ta phải áp dụng nó vào thực tế của nền kinh tế thị trường sống động và hiện thực như thế nào?