Chìa khóa hạnh phúc trong sách 'Thông thái và số phận'

10:32 CH @ Thứ Hai - 29 Tháng Tám, 2016

Trong cuốn sách triết học “Thông thái và số phận”, tác giả Maurice Maeterlinck bàn về nhiều vấn đề để từ đó toát lên quan điểm về hạnh phúc, cách thức để có hạnh phúc...

Dịch giả Nguyễn Trí Dũng đồng thời là người nghiên cứu về văn hóa đưa ra những góc nhìn về cuốn sách Thông thái và số phận mới được phát hành.

- Vì sao ông chọn dịch “Thông thái và số phận” – một tác phẩm triết học khá khó đọc và đã ra đời từ một trăm năm trước?

- Có thời kỳ tôi rơi vào khủng hoảng, thấy mình sao cứ mãi lận đận. Năm 1994, tình cờ gặp Thông thái và số phận, tôi thấy nó đã thay đổi mình rất nhiều. Giờ đây, tôi dịch nó như sự chia sẻ. Cuốn sách đã giúp ích cho mình rồi, thì tôi cũng muốn nó có ích hơn với nhiều người. Nếu ai đó đọc được, có suy nghĩ hướng thiện hơn thì cuộc sống sẽ an nhiên tự tại hơn.


Sách Thông thái và số phận.

-Ông có thể tiết lộ một chút về nội dung sách?

-Tư tưởng lớn nhất của cuốn sách là nói về hạnh phúc: Hãy đón nhận cuộc sống, số phận một cách thông thái để được hạnh phúc.

- “Thông thái” mà tác giả nói trong cuốn sách là gì?

- Thông thái là cách mình nhìn nhận cuộc đời. Cuộc sống thật ra là do từng giây phút trong cuộc đời tạo nên. Có những lúc buồn, vui, đau khổ, hoặc có khi chẳng có sự kiện gì, nhưng nó vẫn làm nên cuộc đời chúng ta. Vậy chúng ta đừng gạt đi những giây phút đó. Vấn đề là cách chúng ta đón nhận từng giây từng phút trong đời sống ra sao. Tác giả khuyên ta nếu gặp đau khổ, hãy đặt đau khổ vào phần tươi sáng, khoáng đạt nhất của tâm hồn.

Cái thông thái đó có sẵn trong mỗi con người, chứ không phải là thiên bẩm trời phú cho một ai đó.

Ví dụ Socrates hay Chúa Kito có một người vợ phản bội, họ giải quyết vấn đề đó như nào? Lý trí của họ đều bảo phải bỏ cô vợ đó đi, trừng phạt cô vợ đó, nhưng họ cố làm cho người vợ hiểu lại, tha thứ. Họ không đòi trả thù, tiêu diệt người phản bội. Sự bình tĩnh xem xét lại của họ chính là thông thái.

- Còn về "số phận", tư tưởng của Maurice Maeterlinck về vấn đề này ra sao?

- Ông cho rằng con người có thể tự tạo nên số phận. Maeterlinck phận biệt mỗi con người có hai số phận : số phận bên ngoài và bên trong. Số phận bên ngoài là những thứ ngoại cảnh xảy ra, ví dụ như một tai nạn bất ngờ đến. Số phận bên trong có thể thay đổi, xử lý tất cả số phận bên ngoài mang lại. Ông ví tai nạn, hiểm họa chỉ như cây sậy, còn số phận bên trong như thanh gươm có thể phạt băng cánh đồng sậy.

- Vậy kiến thức, hiểu biết – thứ làm nên sự thông thái – có vai trò gì trong hạnh phúc?

- Hiểu biết làm cho chúng ta sống mạnh mẽ hơn, khoáng đạt hơn, bớt vụ lợi. Khi ta có nhiều kiến thức, ta đã có nhiều tư tưởng sáng tỏ. Tư tưởng sáng đó có thể đánh thức nhiều tư tưởng mơ hồ khác. Nó là phương tiện để có được thông thái.

Nhưng nhiều kiến thức đôi khi không phải là thông thái. Maeterlinck cho rằng nhiều kiến thức mà kiến thức đó không chạy thẳng vào tim ta thì đâu có nghĩa lý gì với cuộc sống, đâu tạo nên hạnh phúc cho ta.


Dịch giả Nguyễn Trí Dũng. Ảnh: Thu Hiền

Từ “thông thái” mà ông dịch thường khiến người ta nghĩ tới kiến thức, hiểu biết. Tại sao ông không chọn chuyển ngữ thành “minh triết”?

- “Minh triết” là từ của phương Đông. Mà phương Đông tư duy thường ít lý trí. Trong khi đó, người phương Tây thường logic, nên tôi chọn từ “thông thái” để gợi tinh thần phương Tây.

Dù vậy, tôi cảm nhận “thông thái” mà Maurice Maeterlinck nói rất giống với đạo Phật, giống với giác ngộ trong đạo Phật vậy.

-Quá trình dịch sách, ông gặp khó khăn gì?

-Đây là cuốn sách tôi thích nên đã đọc nhiều lần. Khi dịch tôi cũng thường đọc đi đọc lại từng đoạn, từng câu. Tôi tin mình đã chuyển tải được quan điểm của Maurice, đương nhiên không thể hiện được 100% giá trị tư tưởng của ông. Quá trình dịch có những chỗ khiến tôi mất nhiều thời gian tra cứu sách vở, tìm hiểu văn hóa, để không chỉ dịch sát chữ, mà còn phải đúng tinh thần, quan điểm.

-Cuốn sách này được viết từ 120 năm trước, liệu tư tưởng của Maurice Maeterlinck tới nay có còn giá trị?

-Những cuốn sách giá trị không bao giờ chết, mà luôn sống cùng, lớn lên cùng chúng ta. Cuốn sách này bàn về vấn đề mà chúng ta luôn trăn trở, đó là “hạnh phúc”. Ngày nay, dường như các bạn trẻ luôn cảm thấy thiếu hụt một cái gì đó, tìm kiếm một điều gì đó. Thì cuốn sách này với tư tưởng về hạnh phúc sẽ là lời giải đáp.

Bìa cuốn sách mới "Thông thái và Số phận" của tác giả Maurice Maeterlinck (Nobel Văn chương). Giá bìa 86.000 VNĐ.
Đăng ký mua theo mobile:0903. 205. 306,[email protected]hoặc
inbox theo: facebook.com/MinhChungTa

"Khi tôi bắt đầu đọc Maeterlinck (thật xấu hổi là mới đây thôi!), sau Mill, Bain, Comte, Wundt, Lewis, Draper, Buckle, Louis Blanc, Michelet, Taine - tôi có cảm tưởng rằng mình bước vào một miền đêm ngày mới lạ của thế giới: tôi không sao diễn tả nổi toàn bộ cái mới lạ khiến tôi kinh ngạc ấy, cái mới lạ của giọng văn, của các đối tượng, đề tài...
Nên đọc Maeterlinck thật sự chậm rãi; 2 -3, 5 -6 dòng một sẽ đem lại cho bạn đọc một sự triển khai mới, - nếu bạn đọc thật sự chú tâm... Suy luận của Maeterlinck về sự im lặng thật tuyệt diệu và đem đến một cách hiểu mới và vô cùng sau sắc về tâm hồn con người! Nhưng chúng tôi không muốn làm cái việc mách bảo cho bạn đọc.
Bạn đọc đang ở trên bờ đại dương rồi: việc thấy biển khơi chỉ là "mênh mang nước", "muôn trùng lạnh lẽo" hay tìm được trong nó châu ngọc và những tạo vật tuyệt trần, thấy được chất thi ca và "lịch sử hàng hải" hay không, tất cả là phụ thuộc vào bạn đọc. Và Maeterlinck sẽ là nhà thông thái chỉ với ai thông thái, còn kẻ ngu tối ông chẳng thể nào giúp được".
(Vasily Rozanov - triết gia Nga)

- Thông thái và Số phận là tập khảo luận triết học, bàn về những khía cạnh thiết thực của đời sống như “thông thái”, “định mệnh”, “tâm hồn”, “hạnh phúc”. Sách ra mắt năm 1898 và vừa được phát hành tại Việt Nam.

-Maurice Maeterlinck (1862 – 1949) là nhà thơ, kịch tác gia, triết gia người Bỉ. Ông đoạt giải Nobel văn học năm 1911. Ông là tác giả của kịch Con chim xanh, Công chúa Maleine, Những người mù, viết một số tập thơ và khảo luận triết học.

Nguồn:Zing
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Dokéo: Bách khoa thư cho thế hệ tương lai

    24/01/2020Hồ Hương GiangCần phải chuẩn bị cho trẻ em những kiến thức đầy đủ cho tương lai - nơi mà ở đó - chúng sẽ phải đối mặt với nhiều di sản hoang tàn do cha ông để lại.
  • Sự thông thái xem như mục đích của giáo dục khai phóng

    14/11/2018Ta gọi một người là thông thái hoặc bởi anh ta chứng tỏ biết xét đoán đúng đắn trong những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, hoặc bởi anh ta có sự thấu thị sâu sắc về những nguyên lý cơ bản và nguồn cội của sự việc. Trong suốt truyền thống lịch sử phương Tây, thuật ngữ “thông thái” đã có cả hai ý nghĩa trí tuệ và đạo đức đối với chúng ta...
  • Tinh thần tự lực: Những tấm gương về phẩm hạnh và lòng kiên trì

    06/12/2016Bùi Quang MinhLà một cuốn sách bán chạy (best-seller) ở Anh ngay sau khi ra mắt. Một trong ba cuốn sách "gối đầu giường của thanh niên Nhật" thời thời Duy Tân Minh Trị ở Nhật...
  • Minh triết về cuộc đời trong ‘Nhà giả kim’ của Paulo Coelho

    21/05/2016Hanki Ng (tổng hợp)Nhà giả kim là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn Paulo Coelho, được viết năm 1988, kể về một cậu bé chăn cừu nghèo người Tây Ban Nha, đã phiêu lưu đến châu Phi để tìm kiếm và thực hiện giấc mơ của mình. Trong hành trình chu du đó chàng đã gặp một nhà giả kim...
  • Thông thái

    01/03/2016Nguyễn Văn BìnhQuốc gia nào càng nhiều nhà thông thái thì quốc gia đó càng cường thịnh. Cơ quan nào càng nhiều nhà thông thái thì càng… “không biết đâu mà lần”.
  • "Tình thế và Giải Pháp" của Nguyễn Trần Bạt

    26/02/2016Minh BùiCuốn "Tình thế và Giải pháp" của tác giả Nguyễn Trần Bạt vừa được ra mắt bạn đọc. Vẫn trung thành với cách trình bày quen thuộc-đối thoại trực tiếp và không né tránh với các đối tượng cụ thể-những vấn đề tác giả trao đổi trong cuốn sách đều nóng bỏng tính thời sự, xoay quanh chủ đề xuyên suốt là vì tiến bộ xã hội...
  • Số phận một cuốn sách

    30/10/2015Vũ Từ Trang - Văn GiáViết xong năm 1974-75, năm 1990, NXB Đà Nẵng mạnh dạn cho in với tên sách "Miền hoang tưởng" với tên tác giả Đào Nguyễn. Ngay khi sách phát hành, nxb và tác giả chịu nhiều hệ lụy của các cơ quan quản lý. Trải qua sau 1/4 thế kỷ, xã hội có nhiều đổi mới, cởi mở, vừa qua, tập sách được in lại với tên sách "Hoang tưởng trắng" thay cho tên cũ "Miền hoang tưởng" và tên tác giả là Nguyễn Xuân Khánh...
  • Sách và Internet ai thông thái hơn

    01/10/2015Cuối tháng 10/2002, Hội thảo “Đọc sách và xuất bản sách ở các nước Đông Á ngày nay” do tạp chí The books and the Computer tổ chức đã diễn ra ở Yonago và Tokyo (Nhật bản), với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản ở các nước Đông Á (Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc). Một trong các câu hỏi được đặt ra tại hội thảo này là: Phải chăng ngày nay giới trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách? Câu trả lời của các đại biểu về trường hợp của đất nước mình có thể khiến chúng ta liên tưởng đến Việt Nam.
  • Bi kịch nhị nguyên và số phận con người

    18/05/2015Phan Bích HợpKhái niệm Nhị nguyên luận được dùng trong nhiều lĩnh vực của tri thức. Bất cứ một lý thuyết nào xác định sự phân ly không thể thu hẹp được giữa hai loại sự vật thì đều có thể gọi là thuyết nhị nguyên...
  • Sách "Vượt qua những giới hạn"

    14/12/2014Nhà xuất bản Hội Nhà Văn vừa cho ra mắt 2 tập sách tái bản mang tên "Vượt qua những giới hạn" của tác giả Nguyễn Trần Bạt. Hai tập sách bao trùm lên toàn bộ đời sống hiện nay và một phần tương lai của đất nước cũng như khu vực, toàn những chủ đề cần phải tranh luận dài dài và chuẩn bị cho những chiều hướng tư duy cho cải cách để xã hội tiến bộ...
  • Đọc sách để thay đổi số phận

    01/08/2014Ngân Hà thực hiện, chân dung nhiếp ảnh - Trần Việt Đức, chân dung hội hoạ - Hoàng TườngVới một “lý lịch” khá dày dặn trong việc trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau, Lê Nguyễn Trường Giang, một trong những thành viên sáng lập tổ hợp Tecapro Park dễ dàng tạo được ấn tượng với đối tác bằng những đối thoại thông minh. Sinh năm 1975, Giang còn khá trẻ, nhưng phải gọi anh là một “ông cụ non” vì Giang mê triết học, thích đọc sách
  • Sáng suốt bằng sự tỉnh táo có tính số phận

    19/05/2014Cho rằng lần này Trung Quốc đã vượt qua thông lệ và làm ảnh hưởng một cách rất căn bản đến mối quan hệ thông thường vốn có, Luật sư Nguyễn Trần Bạt trong sự phân tích nhiều mặt đời sống kinh tế chính trị trong nước, đã thể hiện quan điểm: Người Việt ngoài tình cảm yêu nước còn có sự sáng suốt nữa nên nếu lúc nào đó cần phải hy sinh thì chúng ta sẽ hy sinh, nhưng nếu không cần phải làm việc ấy thì kiên quyết không làm...
  • Giới thiệu sách: "Vượt qua những giới hạn" của Nguyễn Trần Bạt

    06/02/2014Minh AnhTháng 12 vừa qua, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn đã công bố hai tập sách "Vượt qua những giới hạn" của Nguyễn Trần Bạt. Bộ sách đã hình thành từ các câu trả lời của Nguyễn Trần Bạt trong gần 90 cuộc phỏng vấn và giao lưu...
  • Cội nguồn cảm hứng

    17/06/2009Bùi Quang MinhĐến nay, còn rất nhiều người chưa đạt tới trình độ nhận thức rằng tự do là nền móng để họ trở thành Con Người, là trình độ làm người ở mức cao nhất. Do truyền thống, do mức muộn mằn tiếp cận khái niệm tự do, do tư duy ấu trĩ chưa được tự do soi rọi vào cuộc đời mình, mà số đông chúng ta không tự trau dồi về tự do, không phát hiện ra hiện tượng nào quanh ta tự do không được coi trọng, thiếu tự do. Cũng không thiếu người bị chà đạp lên tự do, mất quyền cơ bản của mình mà không mảy may nhận ra, phản ứng lại...
  • xem toàn bộ