Chiêm nghiệm thời gian

09:51 CH @ Thứ Bảy - 07 Tháng Giêng, 2006

Trăm năm thì ngắn một ngày dài ghê(Nguyễn Du)

Thời cổ Hy Lạp, mọi người coi thời gian như một vòng tròn. Hesiod, sử gia Hy Lạp nổi tiếng thế kỷ 8 trước CN, miêu tả năm thời đại của loài người, bắt đầu là thời hoàng kim trong quá khứ xa xưa, khi con người sống thân thiện với nhau, hoà đồng với tự nhiên, đến thời đại sắt thép khốn khổ hiện nay với những cuộc đụng độ và chiến tranh.

Hai trăm năm sau nhà triết học tiền-Socrates Pythagoras mô tả lịch sử như một Năm Xưa Lớn (Magnus Annus). Khi một vòng lịch sử thế giới đến hồi kết thúc, mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú sẽ quay lại điểm xuất phát ban đầu của chúng. Mọi người cũng vậy, sẽ quay về đất, và tất cả sẽ bắt đầu lại từ đầu. Quan niệm về sự trở lại vĩnh viễn như thế cũng là nền tảng hệ thống triết học của nhà triết học Đúc Frieđrich Nietzsche. Chúng đã tạo cảm hứng cho nhà thơ Ailen Wi1liam Butler Yeats (Nobel 1923): trong một bài thơ ông kể là thành T’roa trong bản trường ca Iliad nổi tiếng của Homerus sẽ lại bốc cháy, chàng Jason trong huyền thoại sẽ lại phải dong con thuyền Argo của mình đi tìm bộ lông cừu vàng một lần nữa.

Quan niệm thời gian tuần hoàn và huyền thoại này được một số nhà văn nổi tiếng Mỹ La tinh hiện nay đưa vào sáng tác của mình, như trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của nhà văn Columbia Gabriel Garcia Marquez (Nobel 1982). Ở cuối tác phẩm, chàng trai Aureliano (hậu duệ cuối cùng của một dòng họ lâu đời) mới biết cái tấm da có viết chữ mà anh tìm cách đọc, đấy chính là chuyện của anh, của dòng họ anh, của cái làng Macondo quê anh. G. Marquez cấu trúc thời gian như một văn bản xoay tròn, như một cuốn tiểu thuyết mà cái kết cục ngầm giấu hạt mầm của cái bắt đầu, giống như con rắn thần Ấn Độ cắn cái đuôi của mình.

Nhà thơ Mexico Octavio Paz (Nobel 1990) có một bài thơ nhan đề Đá mặt trời. Chủ đề của nó là thời gian, đúng hơn, là sự cầm tù của thời gian. Cái nhìn lịch sử loài người của Paz tương tự cái nhìn của Hesiod, đó là một chuỗi vô tận những cuộc chiến tranh, tai hoạ, bất công. Cấu trúc của bài thơ đã tái hiện quan niệm bi quan đó về thời gian: dòng cuối bắt với dòng đầu. Theo Paz, lối thoát duy nhất ra khỏi thời gian là tình yêu, và có lẽ là chính thi ca. Cảnh chính trong bài thơ là cuộc làm tình của một cậu bé và một cô bé trần trụi giữa thành Madrid đổ nát trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1937) để tự bảo vệ mình.

Sang thời trung đại và cận đại của lịch sử phương Tây, thời gian không còn được coi như một vòng tròn, mà được coi như một đường thẳng, chính xác là như một quá trình không thể đảo ngược, có một điểm bắt đầu duy nhất và một điểm kết thúc duy nhất. Quan niệm này vốn có gốc tích từ truyền thống đạo Do Thái, sau đó được các nhà triết học Thiên chúa giáo hồi đầu đem áp dụng vào thứ đạo mới của họ: Chúa tạo ra thế giới từ hư vô, một lần và cho tất cả, lịch sử hiện hình qua Jesus Christ, và sẽ kết thúc ở Ngày phán xử cuối cùng.

Có lẽ chính Thánh Augustine, hơn ai hết, có trách nhiệm trong sự lan truyền rộng rãi của quan niệm thời gian này. Trong tác phẩm chính của mình, Thành phố của Chúa,ông đã kết án thời gian tuần hoàn của người Hy lạp cổ là dị đoan, và khẳng định quan niệm thời gian tuyến tính. Quan niệm Thiên chúa giáo coi thời gian như một quá trình không thể đảo ngược từ Sáng Thế đến Phán Xử đã thống trị lâu dài qua các thời kỳ trí tuệ và nghệ thuật của lịch sử châu Âu. Trong văn học, có thể thấy điều này qua các tác phẩm Thần khúc của Dante (Ý) thế kỷ XVI, Thiên đường bị mất của John Milton (Anh) thế kỷ XVII.

Vào thế kỷ XVIII, các nhà triết học Khai Sáng đã cập nhật quan niệm thời gian này, đưa ra một quan niệm mang tính thế tục về thời gian. Từ nay, thời gian là một quá trình vô tận, không đầu không cuối, nó là một dòng chảy trung tính của các sự kiện, có thể chia cắt ra vô số các khoảng nhỏ.

Đây là kết quả của những phát minh cơ học chấn động diễn ra hồi này. Thậm chí còn quan trọng hơn: các nhà văn, nhà triết học và nhà khoa học còn có thể kết hợp quan niệm này với một quan niệm lớn khác của thời này –quan niệm về sựtiến bộ. Tức là dòng chảy thời gian từ hôm qua đến hôm nay sang ngày mai vận động theo hướng tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn. Hệ thống triết học của Hegel, thuyết tiến hoá của Darwin, học thuyết cách mạng của Marx - tất cả đều hàm ý tư tưởng về thời gian như là sự tiến bộ, luôn chạy về phía tương lai tươi sáng hơn (bất chấp những bước lùi tạm thời).

Nhưng đến thế kỷ XX thì nhiều nhà văn danh tiếng nhất đã mất lòng tin vào sự diễn giải thời gian theo lối lạc quan như vậy. William Faulkner, nhà văn Bắc Mỹ (Nobel 1949), đã thể hiện điều này trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ mô tả sự suy sụp và tan rã của một dòng họ vốn danh giá ở miền nam nước Mỹ. Nhân vật Quentin nhớ lời ông bố nói "chỉ khi đồng hồ dừng lại thì thời gian mới bắt đầu sống" nên anh đã đem tháo rời chiếc đồng hồ ra. Nhưng vô ích. Mặt trời trên cao kia đã là một chiếc đồng.

Vấn đề thời gian vẫn là mối quan tâm hàng đầu của văn học. Một mặt, văn học hiện đại luôn tìm kiếm những cách tân và thực nghiệm liên tục. Có thể nói, thay đổi là hơi thở sống của nó. Mặt khác, văn học lại phê phán và tránh xa quan niệm coi thời gian như là sự "tiến bộ cơ học". Đấy có lẽ là một trong những nghịch lý chính và hấp dẫn nhất của văn học hiện nay, hứa hẹn đưa lại nhiều tác phẩm độc đáo và sâu sắc.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Định nghĩa về cái đẹp

    20/08/2017Hầu hết những người cố gắng định nghĩa cái đẹp đều nhất trí rằng nó dính dáng đến sự đáp ứng của ý thích. Chúng ta gọi một cái gì đó là đẹp khi nó làm chúng ta vui thích hay hài lòng ở một phương diện đặc biệt nào đó. Nhưng cái gì gây nên sự đáp ứng này từ phía chúng ta? Nó có phải là cái gì trong chính bản thân đối tượng ...
  • Cái đẹp trong mắt ai

    08/03/2016Phan Cẩm ThượngKhi ứng xử xã hội trở nên thực dụng, thì thẩm mỹ cũng mang tính thực dụng như một thứ thị hiếu trọc phú... Nhưng đã là muộn bởi “Giáo dục thẩm mỹ lại không thể làm từ thấp đến cao, mà phải dạy cao ngay từ đầu”...
  • Thẩm mỹ

    15/10/2014Nguyễn Trần BạtNói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp. Nhưng đó là một câu hỏi làm đau đầu biết bao nhiêu nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia, sống ở mọi thời đại trong lịch sử...
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật

    20/12/2005Nguyễn Văn PhúcTrên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của giá trị nghệ thuật là gì ? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị? v.v... Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp.
  • Tản mạn chuyện thời gian

    30/11/2005Phạm Vũ Lửa HạKhi tạo ra những công cụ nhân tạo để đo lường thời gian, chúng ta định hình kinh nghiệm của mình về thời gian. Thời gian có ý nghĩa không chỉ với từng cá nhân mà còn đối với các tập thể hay các nền văn hóa....
  • Nghịch lý của thời gian

    09/08/2005TS. Nguyễn Sĩ Dũng“Thời gian chúng ta có là tiền bạc chúng ta không có” (Ilia và Petrov). Nhật xét nói trên không biết hóm hỉnh đến đâu, nhưng thật sự an ủi lòng người: Cuối cùng thì chúng ta ai cũng có được một cái gì đó – chí ít ra là thời gian. Thời gian không sở hữu được nhưng ai cũng có. Cái dễ sở hữu hơn là tiền bạc thì ngược lại – nhiều người không có.
  • Bí ẩn của thời gian

    22/07/2005Mai Sơn dịchNếu bạn xem đồng hồ, bạn biết được thời gian trong ngày. Nhưng không ai biết bản thân thời gian là gì. Chúng ta không thể nhìn thấy nó. Chúng ta không thể chạm được nó. Chúng ta không thể nghe thấy nó. Chúng ta nhận biết nó chỉ bằng cách chúng ta đánh dấu sự trôi qua của nó.
  • Bản chất của nghệ thuật có giống với kỹ năng không?

    21/07/2005Một lúc nào đó trong thế kỷ 19, từ “nghệ thuật” bắt đầu được dùng chủ yếu cho một loại hình nghệ thuật – cái gọi là “nghệ thuật tạo hình”. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại không loại trừ những ngành như điêu khắc, âm nhạc, và thi ca khỏi danh sách các nghệ thuật của họ, nhưng họ cũng không tuyên dương những ngành nghệ thuật này như nghệ thuật tới mức loại bỏ hết mọi sự tạo tác khác của con người.
  • Từ cái thực chuyển sang cái mơ

    06/07/2005Họa sỹ Thái TuấnCon đường nghệ thuật chính là những cơn mơ, giấc mộng, giúp cho con người một tầm nhìn rộng rãi, sáng sủa hơn về đời sống...
  • xem toàn bộ