Chiến lược ngoại giao của các quốc gia nhỏ yếu

Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia
08:06 SA @ Thứ Năm - 30 Tháng Bảy, 2009

Trước hết tôi xin được đưa ra vài định nghĩa liên quan trong bài viết ngắn này

  • Nền Độc lập của một Quốc gia: Chính phủ do Dân bầu của Quốc gia có khả năng tự mình giải quyết hiệu quả các vấn đề Quốc nội mà không cần sự trợ giúp của Quốc gia nào khác, cũng như việc chủ động tham gia vào giải quyết các vấn đề quốc tế mà không chịu sự hối thúc của Quốc gia khác. Quá trình đó không gây ra những hậu quả tiêu cực nào về kinh tế - chính trị - xã hội trong đối nội hay ngoại giao mà khó kiểm soát
  • Chủ quyền của một Quốc gia: Phạm vi lãnh thổ hành chính, và không gian kinh tế - chính trị - xã hội liên quan đến lợi ích Quốc gia, trong đó vấn đề sở hữu hay các quyết sách của Chính phủ do dân bầu của một Quốc gia không chịu sức ép, chi phối hay áp đặt của Quốc gia khác vì những lợi ích không thuộc lợi ích Quốc gia mình
  • Quốc gia nhỏ yếu: là nền Độc lập và Chủ quyền của Quốc gia đó có sự tham gia, can thiệp không thể từ chối, thâm chí lấn át của Quốc gia khác, làm tổn hại đến lợi ích quốc gia mình, từ đó Chính phủ bị mất lòng tin trong Quốc nội, uy tín Quốc tế yếu, tinh thần Nhân dân vì thế mà nhược tiểu, chí khí Dân tộc bị bào mòn, vong nô từ trong ý nghĩ, lệ thuộc tư tưởng…sự tồn tại phụ thuộc vào Quốc gia khác mà không thể toàn quyền tìm được con đường phát triển văn minh

Chiến lược ngoại giao của các Quốc gia nhỏ yếu hiện nay:

1. Ý chí lãnh đạo từ chối những học thuyết đối kháng, cực đoan, đơn nguyên. Hình thành được học thuyết tự chủ làm nền tảng phát triển đất nước hài hòa, cộng hưởng với các giá trị văn minh của Nhân loại

2. Xây dựng khối Đại đoàn kết Dân tộc, không lấy quan điểm, chủ thuyết chính trị mang tính ‘độc tôn’ làm nền tảng, mà dựa vào ba chân kiềng: Hiến pháp bình đẳng + Văn hóa đất nước + An Dân Hưng Quốc. Quản lí Nhà nước tuân thủ ba nguyên tắc : Văn minh + Công bằng + Thống nhất

3. Hoàn thiện thể chế chính trị tiến bộ để hội đủ tư cách tham gia được đầy đủ vào các thể chế kinh tế - chính trị Quốc tế đa phương. Tranh thủ tối đa sự tham gia, ủng hộ của các Quốc gia khác trong các vấn đề phải tranh chấp với nước lớn, không tự cô lập

4. Mở ra những khả năng pháp lý, môi trường xã hội để quần chúng Nhân dân tham gia và bộc lộ được khí chất hào hùng, tự cường của các Dân tộc trong niềm tự hào đích thực, thực sự hậu thuẫn cho Chính phủ trong các ứng xử quốc tế, bảo vệ lợi ích Quốc gia

5. Thiết lập quan hệ quốc tế theo ‘Tam Giác Chiến lược tối thiểu’ xác lập vai trò chắc chắn của Quốc gia trong ( từng cặp ba nước liên minh + trong ba lĩnh vực chủ yếu + đối trọng được với ba nước trong Hội đồng Bảo an UN )

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự thay đổi về bản chất ngoại giao nhà nước và vấn đề hai chính sách đối ngoại

    03/02/2015Nguyễn Trần BạtNhững thay đổi cơ bản nói trên ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ ngoại giao của các quốc gia và phá vỡ hình thức quan hệ quốc tế truyền thống. Kể từ khi xuất hiện nhà nước, giao lưu kinh tế, văn hoá, tư tưởng, giữa các quốc gia ngày càng mở rộng, đồng thời với mặt tích cực của quá trình phát triển trên, những mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia cũng ngày càng trở nên căng thẳng và gay gắt hơn...
  • Hai chính sách đối ngoại

    24/04/2014Nguyễn Trần BạtTrong lịch sử phát triển của mình các quốc gia luôn nhận thức ngoại giao là một hoạt động vô cùng quan trọng để các quốc gia đối thoại với nhau, bảo vệ hoặc chia sẻ các quyền lợi của mỗi nước hoặc nhóm nước tuỳ theo tình hình cụ thể của lịch sử...
  • Tướng Giáp, Tướng McNamara và "bảo hiểm quốc gia"

    29/07/2009Hiệu MinhBáo chí đang bàn về thế hệ lãnh đạo tương lai cho đất nước. Con người họ, với tài năng và nhân cách là sự đảm bảo cho hình ảnh và cả an ninh quốc gia. Nếu được dịp bỏ phiếu trực tiếp cho họ nghĩa là người dân đã thực sự mua bảo hiểm cho đất nước.
  • Tài ngoại giao của Bác Hồ với TQ và Tưởng Giới Thạch

    19/05/2009Đoan TrangKỷ niệm 119 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xin giới thiệu đến độc giả bài viết về một giai đoạn lịch sử đầy cam go của dân tộc, khi nhà nước Việt Nam DCCH non trẻ phải đương đầu với nhiều thử thách dồn dập. Chính trong hoàn cảnh này, đã càng bộc lộ rõ hơn tài ngoại giao xuất sắc và đức độ của Bác Hồ - vị lãnh tụ chỉ đạo trực tiếp công tác ngoại giao trong thời gian đó.
  • Ngoại giao văn hóa và hình ảnh "người Việt xấu xí"

    07/04/2009Phương Loan10h sáng, đại sứ quán vắng hoe. Sau 15 phút chờ đợi, một người đàn ông trung niên ra tiếp, trong trang phục quần đùi, áo may ô... Đôi khi, hình ảnh "người Việt xấu xí" làm xóa sạch những nỗ lực tiến hành ngoại giao văn hóa của hai quốc gia.
  • Tổng thống Obama và vị trí của Mỹ trên chính trường thế giới

    21/11/2008Trần Sĩ ChươngNgày 4/11/2008, một người Mỹ da màu với cái tên lạ thường là Brack Hussein Obama - lớn lên không có cha, sống với ông bà ngoại, gia đình không giàu, không có thế lực - đã được bầu làm tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ.
  • Hệ tiêu chuẩn văn hóa chính trị toàn cầu

    17/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupToàn cầu hóa là quá trình tương tác trên quy mô toàn cầu của các loại hình hoạt động xã hội, bao gồm cả loại hình hoạt động chính trị. Biểu hiện cơ bản nhất của toàn cầu hóa là sự hợp tác toàn cầu...
  • Một giờ với chính khách Lý Quang Diệu

    27/02/2007Kim HạnhTôi thêm vào cái tựa 2 từ “chính khách” sau khi đọc bài báo trên Straits Times Singapore sáng 21/1/2007 (một ngày sau khi ông trở về nước). Những gì ông nhận đình về Việt Nam khi đã trở về nhà là đúng tầm với 1 chính khách.

  • Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

    30/03/2006Dương Trung QuốcChúng tôi xin lấy đầu đề bài báo trên đây của nhà sử học Dương Trung Quốc làm diễn đàn để bạn đọc tham gia phân tích, mổ xẻ tranh luận nhằm nhận chân giá trị của dân tộc và kiến nghị các giải pháp chấn hưng dân khí, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển của đất nước...
  • xem toàn bộ