Chủ nghĩa Duy vật Nhân văn: Phương pháp luận nghiên cứu con người hiện nay ở Việt Nam

Nguyên Vụ trưởng- Giám đốc Chi nhánh NXB.Chính trị quốc gia Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:46 SA @ Thứ Sáu - 13 Tháng Hai, 2009

Đây là một quan niệm mới của tác giả về lĩnh vực triết học nhân văn. Chungta. com cũng đã giới thiệu nội dung khái quát 2 cuốn sách của tác giả về chủ đề này. Để giúp bạn đọc rõ hơn, chúng tôi giới thiệu bài viết trực tiếp về nội dung chủ yếu của chủ nghĩa duy vật nhân văn và phương pháp luận của nó.

>>Xem bài giới thiệu 2 cuốn sách...


(Nội dung chính của bài viết cũng đã công bố trong “Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế về chủ đề Văn hóa, con người và nguồn nhân lực những thập niên đầu thế kỷ XXI”, tổ chức tại Hà Nội ngày 27-28/11/2003; và Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, chọn đăng trong số 6/2004)..


I- ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN DUY VẬT NHÂN VĂN

Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề con người, vấn đề tha hóa, phát triển con người tự do, toàn diện, xin phép không nhắc lại ở đây. Nhưng cũng không nên coi rằng mọi điều đã xong xuôi hẳn theo kiểu cái gì Mác - Lênin cũng nói rồi, hoặc ngược lại coi rằng chủ nghĩa Mác thiếu vấn đề con người. Thực tiễn của mô hình chủ nghĩa xã hội bao cấp, tập trung, kể cả mô hình chủ nghĩa xã hội thị trường, nhất là chủ nghĩa tư bản hiện đại đang đặt lại vấn đề nói trên.

Trong giáo trình triết học Mác - Lênin nước ta những năm gần đây mới có bài riêng về vấn đề con người với tư cách là một thực thể cá nhân, tộc loại (tiểu vũ trụ); còn trước đó thường hoà tan vào các vấn đề khác. Nhìn chung chưa cung cấp đầy đủ tổng quát nhận thức về vấn đề con người, tha hóa, giải phóng và phát triển con người .

Do vậy việc nghiên cứu, bổ sung vào học thuyết triết học về con người của chủ nghĩa Mác -Lênin là rất khó, nhưng lại rất cần kíp.

Hơn nữa từ đó xác định hay tìm thêm khía cạnh phương pháp luận triết học mới là không dễ dàng. Không phải là nghĩ ra phương pháp hay phương pháp luận mà là rút ra từ đối tượng cái bản chất, phương thức tồn tại của nó, chuyển thành nguyên tắc suy nghĩ và hành động. Phương pháp luận hình thành là theo cách đó. Chủ nghĩa duy vật nhân văn như một bộ phận của triết học Mác-Lênin vừa có chung những phương pháp luận của triết học ấy, nhưng nó cũng có nét riêng. Để hiểu điều này, chúng ta cần hiểu lại cho rõ đặc điểm, nội dung thực chất của chủ nghĩa duy vật nhân văn.

1- Gọi là chủ nghĩa duy vật nhân văn là muốn nói lên điều gì?

- Trước hết là nghiên cứu con người toàn diện, đang hoạt động và phát triển; nghiên cứu vấn đề tha hóa, và giải thoát, giải phóng con người, hướng tới con người tự do, hạnh phúc. Giải quyết vấn đề đó trên lập trường duy vật thực tiễn, biện chứng.

- Chủ nghĩa duy vật nhân văn là một hệ thống tư tưởng có tính độc lập nhất định, cùng với duy vật biện chứng, duy vật lịch sử tạo thành bộ ba thống nhất trong triết học Mác ngày nay.

- So với chủ nghĩa duy tâm thì nếu có tư tưởng nhân văn nhưng phần nhiều có tính ảo tưởng; nếu chủ nghĩa duy vật thì nếu không nghiên cứu một cách biện chứng về con người, chỉ là duy vật thô thiển, thực dụng thì kém nhân văn, không có khả năng soi sáng toàn diện, hiện thực vấn đề con người và sự nghiệp giải phóng con người.

Tư tưởng nhân văn thì đã có trong lịch sử nhận thức, triết lý của loài người nhưng hệ thống hóa lại, chắt lọc và nâng cao thành hệ thống là việc nên làm, cần làm, làm được là rất có ý nghĩa. Có thể gọi đó là chủ nghĩa duy vật nhân văn. Năm 1992, tôi đã đặt tên cho giả thuyết này, tức là đặt tên cho một hệ thống tư tưởng đang được tổng hợp và phát triển và đã có nhiều bài viết, nghiên cứu công bố…

2- Đối tượng của chủ nghĩa duy vật nhân văn:

Như chúng tôi nhiều lần khẳng định, nếu duy vật biện chứng có đối tượng nghiên cứu tổng quát những qui luật chung nhất của cả tự nhiên, xã hội và tư duy; chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu tổng quát các qui luật chung nhất của hình thái kinh tế xã hội; thì duy vật nhân văn nghiên cứu tổng quát các qui luật tồn tại, hoạt động và sinh thành chung nhất của con người với tư cách là một thực thể tự nhiên xã hội. Nói cách khác, nó nghiên cứu nguồn gốc, sự, bản chất, cơ cấu, động lực, xu hướng tồn tại, phát triển của con người, sự tha hóa và giải phóng con người. Về mặt con người, như đã nói, duy vật biện chứng nghiên cứu ý thức con người trong quan hệ với thực tiễn duy vật lịch sử nghiên cứu bản chất và vai trò của con người và nghiên cứu con người cộng đồng.

Trong khi đó duy vật nhân văn nghiên cứu đầy đủ hơn, và phát triển những vấn đề mới. Tuy gần đây giáo trình triết học và có nhà nghiên cứu đã đề cập nhưng các vấn đề tâm linh, vô thức, năng lực huyền bí của con người; những vấn đề gen, di truyền, năng lực sinh học và con người sinh thái; những khía cạnh văn hóa dân tộc và xã hội chiều sâu của con người; vấn đề tha hóa, giải phóng, phát triển con người… chưa được nghiên cứu đầy đủ và xử lý nó ở tầm triết học. Dù triết học không ôm tất cả, nghiên cứu toàn bộ vấn đề con người, nhất là những vấn đề mới được đặt ra từ khoa học hiện đại, nhưng cần phải phân tích nó về mặt triết học. Do vậy chỉ có thể dùng khái niệm duy vật nhân văn chứ không phải dùng bất kỳ khái niệm nào cũng được, dù nó sử dụng cả tư tưởng của duy vật biện chứng và lịch sử.

3- Một số phạm trù chính, quan hệ chính của triết học duy vật nhân văn.

Tính đặc sắc ở đây là: sử dụng và tổng hợp những khái niệm và tư tưởng đã có phù hợp; - đồng thời tập trung vào hệ thống phạm trù được sắp xếp có hệ thống.

Đáng chú ý là các phạm trù, vấn đề: nguồn gốc loài người, hoạt động của con người, cầu trúc thực thể người, bản chất, bản tính của con người (nhân tính), nhu cầu - lợi ích, ý thức, tâm linh… động lực hoạt động của con người, xu hướng vận động biến đổi của con người, vai trò, chức năng của con người, cái ác và cái xấu, sự tha hóa và giải phóng của con người, sự phát triển tự do và toàn diện con người, hạnh phúc của con người, nhân tài, thiên tài, tính nhân bản, nhân đạo, nhân văn….

Phạm trù xuất phát là phạm trù hoạt động, nhu cầu lợi ích, phạm trù cuối là phạm trù giải phóng, phát triển con người, phạm trù trung tâm là bản chất (nhân văn) con người, tiềm năng của con người; phạm trù nền tảng là phạm trù con người là thực thể tự nhiên - xã hội - tâm lý.

4- Vậy, phương pháp luận duy vật nhân văn là gì?

Những điều nêu trên đã phần nào trả lời câu hỏi này. Nhưng có thể nói ngoài vấn đề nghiên cứu theo quan điểm - phương pháp luận duy vật thực tiễn, biện chứng về con người và giải phóng con người, thì chú ý tính nhân văn, phương pháp luận nhân văn. Phương pháp luận là từ nguyên lý, từ quan điểm, quan niệm nó chứa đựng cả bản thể, mục đích và lối đi trong nhận thức và hành động và cũng từ đó mà ra.

Phương pháp luận nhân văn có thể: là quan tâm, coi trọng nghiên cứu con người; quan niệm con người là con người sống, chủ thể sáng tạo, sinh động như một hệ hữu cơ - sinh thái; nghiên cứu để hiểu biết toàn diện, biện chứng về con người cũng như xã hội con người; là ý thức giải phóng con người khỏi tha hóa, xây dựng một xã hội do con người, vì con người; không phải để coi con người là công cụ khai thác, bóc lột tối đa sức lao động của họ, sử dụng tri thức ấy phục vụ cho chiến tranh phi nghĩa, nhằm mục đích trái với bản chất tốt đẹp của con người; nghiên cứu để nhằm phát huy tiềm năng, sức mạnh năng lực của con người vì một xã hội nhân văn.

Trái lại, không có quan niệm đúng nhân văn ấy, mục đích cao thượng ấy sẽ sai lầm trong phương pháp, tức là phương pháp phản nhân văn:

- Sẽ hiểu con người không toàn diện, cực đoan từng mặt, hoặc chỉ nhấn mạnh một chiều nhu cầu sinh vật, nhu cầu vật chất, rồi khuếch trương lối sống xã hội tiêu thụ, sống gấp, thực dụng, bản năng;

- Hoặc lại ảo tưởng kìm hãm, tiêu diệt dục vọng của con người, chủ trương chủ nghĩa khổ hạnh, chủ trương tu luyện tâm linh, thậm chí mê tín vào một sức mạnh siêu nhiên nào đó không có thật; hoặc chỉ nhấn mạnh mặt ác, mặt đối kháng trong quan hệ con người rồi khuếch trương chiến tranh, xung đột;

- Hoặc nhìn một chiều ngây thơ quan hệ giai cấp, dân tộc nhất là trong thời đế quốc chủ nghĩa dẫn đến mơ hồ ngây thơ về chính trị;

- Hoặc không thấy chiều sâu sinh học người chỉ cắt nghĩa và tuyệt đối hóa mặt xã hội giai cấp làm méo mó con người;

- Hoặc không nhận thức chiều sâu văn hóa dân tộc trong con người và qui luật phát triển của nhân tính nên tuyệt đối hóa cái hiện đại, phủ nhận quá khứ, ngược lại lại chỉ một chiều cổ vũ quá khứ, quay đầu về phía sau, ngày xưa cái gì cũng tốt;

- Hoặc chỉ quy sự suy đồi trong xã hội tư bản hiện đại chỉ là do sai lầm nhận thức (nhấn mạnh đối kháng hay bạo lực hay quá duy lý; hoặc đề cao một chiều trực giác, tâm linh… ), rằng chỉ có tôn giáo mới cứu vãn được loài người (?) mà không thấy chiều sâu hiện thức từ các quan hệ kinh tế xã hội hiện thực tư bản chủ nghĩa làm suy đồi đạo đức, nhân tính một cách khách quan…

5- Phương pháp luận nhân văn có vị trí như thế nào?

Phương pháp luận nhân văn là phương pháp luận triết học. Nó vừa giống và vừa khác với chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Nó có ý nghĩa tổng quát chung, sau phương pháp luận duy vật biện chứng - lịch sử, cho các khoa học nghiên cứu con người. Nhưng so sánh với các triết học khác định hướng nghiên cứu con người thì chủ nghĩa duy vật nhân văn là phương pháp luận triết học chủ yếu nghiên cứu con người. Phương pháp tiếp cận kiểu hiện sinh, phân tâm học triết học, hay đạo học, Phật học… nếu vận dụng, tham khảo thì là thứ yếu. Đối với các chuyên ngành khoa học cụ thể thì phương pháp chuyên ngành là chính, còn phương pháp duy vật nhân văn là phổ quát, chung, định hướng.

a)- Chủ nghĩa duy vật nhân văn so sánh với các triết học trực tiếp nghiên cứu con người?

Một số triết học trực tiếp lấy con người làm đối tượng nghiên cứu, ví dụ chủ nghĩa hiện sinh, họ chỉ tập trung nghiên cứu một mặt của đời sống sinh tồn của con người như tính cô đơn, buồn chán mang tính tâm lý bi quan trước cuộc đời. Tư tưởng triết học của Frớt làm rõ mặt vô thức, mặt tính dục của con người. Triết học Phật giáo thì đi vào mặt tâm thức phổ quát mang tính tâm lý, trực giác và một số nhu cầu sinh tồn chung của con người nhưng là chỉ nhấn mạnh mặt tiêu cực của nó làm cho đời là bể khổ và tu luyện tâm linh để giải thoát. Triết học Khổng tử cũng chỉ phân tích chữ Nhân là chính, mang tính đạo đức nhân sinh. Triết học trước đây nhìn chung chỉ soi sáng một số mặt của con người, chưa có sự phân tích toàn diện và duy vật, biện chứng, thật sự nhân văn về con người. Tuy làm rõ thêm một mặt, một động lực của con người nhưng không thể cho ta nhìn đúng đắn, toàn diện về con người hiện thực

Còn chủ nghĩa duy vật nhân văn nhấn mạnh tiếp cận tổng thể, toàn diện (cả mặt tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hóa, sự hoạt động thực tiễn và cả nhu cầu, ý thức, tâm linh) về con người, sự biến đổi và theo hướng con người tự do, giải phóng. Nhưng so với các tư tưởng triết học khác về con người thì phương pháp luận duy vật nhân văn là phương pháp luận chủ yếu. Vì nó vừa mang tính toàn diện, đúng đắn khi định hướng nghiên cứu con người, vừa có tính hiện thực cao.

b)- Chủ nghĩa nhân văn so sánh với các khoa học cụ thể trực tiếp nghiên cứu con người?

Đối với khoa học xã hội nhân văn như tâm lý học, sinh học, kinh tế học, xã hội học… thì mỗi khoa học cũng chỉ đi sâu vào từng bộ phận, từng mặt của con người. Còn chủ nghĩa duy vật nhân văn không chỉ như vậy mà vươn tới tư duy phức hợp, toàn diện, biện chứng nhìn nhận con người như một thực thể sống động trong môi trường tự nhiên và xã hội, trong hoạt động thực tiễn và trong chính nội tâm trong sinh thể người.

c)- Chủ nghĩa duy vật nhân văn so sánh với chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử nghiên cứu con người ?

Duy vật biện chứng chủ yếu nghiên cứu mặt ý thức trong quan hệ với thế giới khách quan và hoạt động thực tiễn của con người. Còn duy vật lịch sử thì tập trung nghiên cứu hình thái kinh tế xã hội qua đó nghiên cứu vai trò chủ thể của con người, bản chất xã hội và quan hệ cộng đồng của nó. Dù rằng lần đầu tiên triết học Mác đã cho ta một quan niệm và phương pháp toàn diện hơn, biện chứng hơn khi nghiên cứu con người và xã hội loài người, nhưng vẫn chưa có điều kiện để tiếp thu được tinh hoa các tư tưởng triết học Đông phương cổ; và ngày nay cũng rất cần những khái quát mới về mặt khoa học. Kế thừa, phát triển các tư tưởng triết học và khoa học nêu trên để có một học thuyết đầy đủ hơn, toàn diện hơn về con người và sự giải phóng con người. Học thuyết đó xin được gọi là duy vật nhân văn.

6- Tác dụng của chủ nghĩa duy vật nhân văn:

a) Nó tổng hợp lại các vấn đề triết học về con người theo một hệ thống bằng cái nhìn tích hợp, tổng kết, dựa trên nền tảng triết học Mác và kế thừa các tư tưởng triết học khác, cũng như những nghiên cứu sau này của nhiều nhà khoa học, triết học về vấn đề con người, vấn đề nhân văn triết học, nhưng đi sâu hơn phân tích các vấn đề hiện đại về con người.

b) Khắc phục những nhận thức duy tâm, ảo tưởng về con người; đồng thời cũng khắc phục cả tư duy siêu hình, máy móc, thực dụng, thô thiển về con người.

c) Từ đó làm cho triết học Mác về con người nổi bật hơn, và hoàn thiện cấu trúc cơ bản triết học Mác thành ba bộ phận mà duy vật nhân văn là một.

d) Cho phép xây dựng cơ sở lý luận, phương pháp luận triết học để các khoa học về con người, nhất là khoa học tổng quát về con người có định hướng thống nhất, tránh phiến diện, hoặc quá chuyên biệt.

e) Cũng từ đó hiểu sâu con người, xã hội hiện đại, nhất thời đại tri thức và nhân văn, nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản đúng như Mác dự báo là chủ nghĩa nhân đạo hoàn bị và hiện thực (định hướng nhân văn về sự phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa).

f) Qua đây, sẽ góp phần đấu tranh lý luận trên lĩnh vực triết học nhân sinh, triết học về con người…

7- Triển vọng của chủ nghĩa duy vật nhân văn

Chủ nghĩa duy vật nhân là một triết học toàn diện về con người ngày càng hiện đại sẽ được xây dựng và phát triển. Có lẽ những khám phá khoa học về con người đến đây là hết, có lẽ vấn đề triết học đến chủ nghĩa Mác như trong kinh điển là tận cùng không thể vượt qua, có lẽ xã hội sau này khi tính nhân văn toàn diện hơn, vấn đề giải phóng, phát triển con người toàn diện không thể không cần suy tư về triết học?

Phải chăng những suy tư, triết lý nhân văn trong quá khứ không có ý nghĩa gì với hiện tại và có lẽ là không cần gì phát triển thêm… Chúng ta nghĩ gì khi con người tiến sâu vào vũ trụ và tìm được chính mình ở động vật người ngoài hành tinh? Và điều đó giúp ích gì cho chúng ta và chúng ta phải suy nghĩ lại nhiều điều? Phải chăng các vấn đề triết học về con người, về xã hội loài người, cổ nhân và kinh điển mác xít đã nói hết rồi, cứ lấy trong đó ra bình luận và thực hiện là đủ? Phải chăng, chúng ta hô hào phát triển triết học Mác nhưng lại ngại! Tuy rằng, phát triển như thế nào là một chuyện. Nhưng làm gì có chân lý đúng hoàn toàn ngay từ đầu, thậm chí phải thông qua sai lầm tương đối nào đó.

II- CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN VĂN - PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU CON NGƯỜI HIỆN NAY

Việc thực hiện chương trình nghiên cứu quốc gia về "Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" bao gồm một hệ thống đề tài có ý nghĩa vừa cơ bản vừa cấp bách ở Việt Nam hiện nay. Có thể hiểu khi nêu vấn đề như vậy là cả cấp độ lý luận cơ bản, cả cấp độ ứng dụng. Nhưng trước hết, chúng ta cần quan tâm cấp độ tiếp cận cơ bản, tiếp cận triết học trong quá trình nghiên cứu hệ vấn đề nói trên.

Chúng ta nhận thấy "mối quan hệ nhân - quả phức tạp giữa văn hóa - con người - nguồn nhân lực" cả về mặt lý luận và thực tiễn trong suốt chiều dài nhận thức nhân loại. Mỗi thời kỳ, mỗi trường phái đều đạt tới độ chân lý ít hoặc nhiều với nhiều cách tiếp cận cần tiếp thu có chọn lọc. Nhưng hiện nay phải chăng cần đặt vấn đề một cách tổng hợp hơn cố gắng tạo thành một hệ thống lý thuyết tổng quát nhất định trên nền tảng tư tưởng triết học nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh? Phải chăng đây là hệ thống các vấn đề có quan hệ biện chứng với nhau, nhưng hết sức rộng lớn.

Cho nên, trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nêu lên một giả thuyết để làm việc về mặt nghiên cứu phương pháp tiếp cận vấn đề con người là chính. Nhưng những phương pháp luận ấy sẽ đề cập ở sau đây là liên quan tới nghiên cứu cả ba hệ vấn đề nêu trên.

Về phương pháp luận nghiên cứu vấn đề con người thì từ lâu trong triết học, tôn giáo và khoa học đã bàn tới nhiều dù ở dạng lý thuyết và phương pháp luận triết học hay ở cấp độ cụ thể hơn, nhất là khi thể hiện, ứng dụng trong thực tế. Do vậy, ở đây chỉ chú ý phương pháp luận tiếp cận tổng thể (lý thuyết tổng quát) mà chúng tôi quan tâm với tư cách là hệ thống tư tưởng triết học về con người hay gọi là "chủ nghĩa duy vật nhân văn" - một dạng của chủ nghĩa nhân văn triết học hay triết học nhân văn.

Chủ nghĩa nhân văn đã hình thành phát triển trong lịch sử văn hóa, có chủ nghĩa nhân văn dựa trên lập trường duy tâm tôn giáo, có chủ nghĩa nhân văn dựa trên lập trường duy vật (các tư tưởng triết học về con người cũng tương tự như vậy). Ở đây cũng cần nói rõ thêm là có chủ nghĩa duy vật không có hay kém tính nhân văn, chẳng hạn là duy vật tầm thường, duy vật máy móc, chủ nghĩa thực dụng, duy lý cực doan, chỉ thấy vật chất, kinh tế, kỹ thuật là gần như duy nhất, quyết định tất cả, coi con người là cái máy, quá nhấn mạnh mặt bản năng động vật, coi nhẹ mặt lý trí, tình cảm, đạo đức, lòng nhân ái của con người. Đó là chủ nghĩa duy vật không có tính người, không làm cơ sở cho việc giải phóng con người toàn diện. Còn chủ nghĩa duy tâm, nhất là duy tâm thần bí, mê hoặc con người, con người chỉ là biểu hiện của một khái niệm, biểu hiện của chính ý niệm tuyệt đối, hay là những giáo lý "tiên thiên" cột chặt con người vào số phận, hoặc vào cái ý thức chủ quan…thì cũng không thể là chủ nghĩa nhân văn hiện thực. Như thế là có chủ nghĩa nhân văn nhưng lại duy tâm, nên tính không hiện thực không đầy đủ. Ngay như "chủ nghĩa duy vật nhân bản" của Phơbách rốt cuộc cũng duy tâm (khi lý giải đời sống xã hội).

Chúng tôi đã có một số bài viết luận chứng về chủ nghĩa duy vật nhân văn và phương pháp luận của nó (1992-2003) . Các bài viết đã đăng trên một số sách báo tạp chí khoa học, và gần đây, một phần trong đó được hệ thống lại, nâng cao và đã in thành cuốn sách "Khoa học về con người và phát triển nguồn nhân lực" . Chúng tôi cũng đang hoàn thành bản thảo cuốn "chủ nghĩa duy vật nhân văn - một triết học tổng quát, toàn diện về con người". Trong 2 cuốn này, chúng tôi luận chứng sự hình thành chủ nghĩa duy vật nhân văn, sự hình thành khoa học về con người về mặt phương pháp tiếp cận; luận chứng về vấn đề con người, phát triển con người- nguồn nhân lực ở nước ta theo hướng từ cơ bản đến ứng dụng

Nhưng với ý tưởng muốn đặt ra yêu cầu tiếp thu các tư tưởng triết học hợp lý về con người và giải thoát, giải phóng con người, hệ thống xây dựng lại hệ thống triết học về con người và giải phóng con người (với tên tạm gọi là chủ nghĩa duy vật nhân văn, tức đặt tư tưởng nhân văn trên nền tảng triết học duy vật thực tiễn, biện chứng, lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin) thì khó tránh khỏi sai sót trong cách luận chứng.

Chỉ có điều chắc chắn là chủ nghĩa duy vật nhân văn cùng với toàn bộ triết học Mác, là cơ sở lý luận và phương pháp luận có thể làm rõ mối quan hệ giữa con người và văn hóa (thiên nhiên thứ hai): con người làm ra văn hóa, mang văn hóa, là sản phẩm của văn hóa, văn hóa là bản chất của con người. Còn nguồn nhân lực là nhân tố người với tư cách là sức sản xuất xã hội trong sáng tạo các giá trị vật chất và tinh thần. Với ý nghĩa đó con người là hạt nhân - trung tâm, văn hóa là bản chất và môi trường sống, nguồn nhân lực là sức lao động của chủ thể hoạt động sáng tao của hệ thống xã hội đang sự phát triển.

Nghiên cứu con người có thể xuất phát từ vô thức, bản năng hay ý thức; quan hệ xã hội hay sinh học; hoạt động thực tiễn hay môi trường giáo dục; nhu cầu - lợi ích sống còn hay phẩm chất đạo đức… hay từ tất cả mặt đó? nhưng mặt nào là cơ bản, chính? Tiếp cận đơn nhất (một mặt) hay tổng hợp, tích hợp? Chỉ xem xét sự hình thành con người hay cả vấn đề tha hóa, vấn đề giải phóng, vấn đề phát triển con người? Sau đây là một số cách tiếp cận mà phần nhiều đã có nhưng cần có cách nhìn hệ thống để tạo thành lý thuyết triết học tổng thể về con người:

- Thứ nhất, ta thấy có phương pháp cụ thể, phương tiếp cận từng mặt (con người bộ phận), từng lĩnh vực theo góc nhìn khoa học cụ thể (tâm lý học, sinh học, nhân học, xã hội học…), hoặc tri thức cụ thể (tôn giáo….).

- Thứ hai, phương hướng tiếp cận liên ngành, nghĩa là nhiều ngành khoa học cùng phối hợp, xem xét đối tượng con người tổng hợp, nhiều chiều, nhiều góc cạnh. Con người là một thực thể tự nhiên - tâm lý -xã hội và tiến hóa cao lại rất tinhvi nên chỉ có cách nhìn liên ngành mới mong có thể xem xét toàn diện, đúng hơn về con người.

- Thứ ba, tiếp cận cần hơn, gần hơn, đó là tiếp cận tổng thể - con người tổng thể, không phải cộng con người bộ phận kiểu liên ngành. Chỉ khi hình thành nên khoa học con người thống nhất, từ đó mà hình thành được khoa học về con người thống nhất, tích hợp, nhất quán hơn.

- Thứ tư, nhưng để có thể hình thành khoa học con người và phương pháp luận tổng thể đó, theo tôi phải nhìn sâu hơn bằng tư duy triết học. Mà triết học có trực tiếp nhất, triển vọng nhất, trên nền tảng duy vật biện chứng - lịch sử, đó là triết học nhân văn hay gọi chủ nghĩa duy vật nhân văn. Nói cách khác, cần tiếp cận theo phương pháp luận duy vật nhân văn, tiếp cận tích hợp. Chính từ đây, chúng tôi có nhận thức mới và tránh chỉ nhấn mạnh vào một mặt, chẳng hạn, khi nhấn mạnh con người xã hội lại coi nhẹ con người sinh học- sinh thái; khi nhấn mạnh con người trí tuệ lại quên con người tâm lý, tâm linh; nói con người tinh thần lại quên con người kinh tế; nói về con người có ý thức lại không chú ý con người là một thực thể nhu cầu - lợi ích; coi trọng con người tập thể lại coi thường con người cá nhân, con người hiện sinh; nhấn mạnh con người chính trị - giai cấp lại quên con người dân tộc, con người gia tộc, nhấn mạnh con người văn hóa lại quên con người bản năng và ngược lại…, nghĩa là thường rơi vào cục bộ, một chiều do cách nhìn khu biệt của khoa học hay học thuyết cụ thể…).

Chủ nghĩa duy vật nhân văn như trên là muốn mang lại một cách tiếp cận vừa duy vật vừa biện chứng toàn diện vừa nhân văn, vừa cụ thể. Chủ nghĩa duy vật nhân văn như thế đã hình thành tư tưởng trong chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời có cội nguồn nhất định trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại, được hệ thống hóa, phát triển, nâng cao như một triết thuyết nhân văn hiện thức tổng quát mà thế giới hiện đại đòi hỏi.

Chủ nghĩa duy vật nhân văn nghiên cứu nguồn gốc, bản chất, cơ cấu, vai trò, động lực, xu hướng biến đổi, quá trình tiến hóa, và phát triển sự tha hóa, giải phóng và phát triển con người trong tương quan với vũ trụ, với xã hội và với chính mình.

Khái niệm chủ nghĩa duy vật nhân văn ở đây giới hạn vào hai nội dung cơ bản:

- Một là nghiên cứu con người tổng thể trong hoạt động (thực thể tự nhiên - xã hội);

- Hai là, vấn đề tha hóa và giải phóng con người, phát triển con người như một quá trình mâu thuẫn trong lịch sử nhân loại.
Chính từ hai loại vấn đề thống nhất làm một đó cho phép nó có thể làm rõ quan hệ giữa văn hóa - con người và nguồn nhân lực, hoặc còn hơn thế: coi trọng và đề cao con người hiện thực.

Do vậy, cái quán xuyến, cơ bản mà chúng tôi suy nghĩ và ứng dụng để nghiên cứu con người ngày này vẫn là từ chủ nghĩa duy vật nhân văn.

Triết học duy vật nhân văn (cố nhiên là biện chứng) mà chúng tôi đề xuất rộng hơn triết học văn hóa khi xem xét con người. Nhân học thì nghiên cứu khảo tả bản chất toàn diện của con người nhưng là từng cộng đồng người văn hóa, nhân chủng và các mặt đời sống liên quan. Triết học nhân văn trở thành cơ sở triết học của cả văn hóa, nhân hóa và con người- nguồn nhân lực.

Nhưng không phải chỉ duy vật hay nhân văn mà vấn đề con người ở đây đươc xem xét bằng tư duy biện chứng trong mâu thuẫn toàn diện, quan hệ hài hòa và vận động biến đổi, chuyển hóa từ tha hóa đến giải phóng con người, xây và chống trong việc phát triển con người, những chỉ số phát triển con người trong tổng thể người - xã hội - kinh tế - văn hóa - nguồn nhân lực.

Chỉ có triết học Mác mới thật sự vừa duy vật, vừa biện chứng và vừa nhân văn trong nghiên cứu thế giới và con người. Nhưng trong triết học Mác vấn đề con người chưa phát triển hoàn chỉnh thành một học thuyết, bộ phận triết học riêng và cũng chưa có điều kiện kế thừa đầy đủ các tinh hoa triết học về con người của Phật giáo, Khổng giáo và của văn hóa phương Đông nói riêng.

Chính điều này mà Hồ Chí Minh cho rằng cần bổ sung và củng cố chủ nghĩa Mác bằng "dân tộc học phương Đông" (thực chất là văn hóa phương Đông). Chủ nghĩa duy vật nhân văn không chỉ là từ nội dung của duy vật biện chứng hay duy vật lịch sử khi nghiên cứu, đề cập tới con người. Dựa chắc vào triết học Mác trong kinh điển, tiếp thu tinh hoa các triết học và tôn giáo trước đây và triết học tư sản hiện đại khi nghiên cứu bàn về con người, đồng thời vươn lên tiếp cận các vấn đề mới do khoa học hiện đại và thực tiễn ngày nay đặt ra. Do đó, nó không chỉ có ý nghĩa với khoa học con người mà cả khoa học văn hóa, và khoa học phát triển nguồn nhân lực và nhân tài.

Trong lịch sử đã có khá nhiều học thuyết triết học về con người, trong cả các học thuyết tôn giáo đã có nhiều cách tiếp cận, có nhiều tri thức nhân văn đúng đắn, nhiều hạt ngọc quí báu cần nâng niu khơi tách, không nên lãng quên. Nhưng vì có phần các tư tưởng đó còn tản mạn, chưa đủ điều kiện hình thành một triết học chung về con người. Ở tầm cao mới, toàn diện như hôm nay chúng ta có nhiều điều kiện thử thách và cơ hội để khôi phục, phát hiện, nâng cao và bổ sung, hệ thống hóa nên một triết học nhân văn tích hợp trên một lôgích lịch sử khách quan đó, mà triết học Mác đã đặt tiền đề, tại sao không? Và phải chăng, chính sự hình thành triết học mới này cho phép làm cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho các khoa học cụ thể về con người và thực tiễn phát triển con người đương đại. Triết học này, tuy vậy, vẫn là một bộ phận rất quan trọng (cơ bản), một hình thái mới của triết học Mác ngày nay.

Chủ nghĩa duy vật nhân văn muốn đặt lại vấn đề, muốn tổng hợp biện chứng các tinh hoa chủ yếu của triết học xưa nay về con người, tìm một cách tiếp cận toàn diện, tiếp cận biện chứng, tiếp cận sâu bản chất con người ở trong quan hệ tổng thể, đang hoạt động và tiến hóa, tự giải phóng (chứ không phải là giải thoát) khỏi sự tha hóa về con người. Đó là một sự tiếp cận vì con người. Dù mỗi khoa học, ở cấp độ cụ thể có thể đưa ra một phương pháp đặc thù riêng để phân tích nhưng ở tần sâu hơn, khái quát hơn là cần đến phương pháp luận triết hết học. Dù chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử đã cho ta nhiều phương pháp luận ấy, và trong lịch sử triết học cũng đã có nhiều cách tiếp cận cần kế thừa, hơn nữa ngày nay khoa học đang làm lộ ra phương pháp luận triết học mới, cần tổng hợp Đông - Tây cao hơn.

Ở đây chủ nghĩa duy vật nhân văn - một triết học toàn diện về con người trong hoạt động, tiến hóa là thích hợp hơn cả. Đã đến lúc cần đặt lại vấn đề, thúc đẩy sự ra đời của phương pháp luận triết học nhân văn. Ngay đại hội Triết học thế giới năm 1998 cũng đã dự báo rằng, một mặt "học thuyết của Các Mác là điểm tựa cho sự vận động triết học vào tương lại"; mặt khác dự đoán sự hình thành một triết học về con người trong triết học hiện đại.

Theo tôi đó là chủ nghĩa duy vậy nhân văn. Nhưng triết học này đã có trong triết học Mác về cơ bản.

Các khoa học về con người và sự nghiên cứu con người thực tiễn cần thấm nhuần và đi sâu hơn về các cách tiếp cận phức hợp, tích hợp này. Chú ý ba phương diện cả duy vật, cả biện chứng và cả nhân văn, nhất là mặt nhân văn. Từ đây hình thành nguyên lý người - nguyên lý nhân văn, và phương pháp luận nhân văn.

Nội dung của nguyên lý và phương pháp luận này, tóm tắt như sau:

Tiếp cận nghiên cứu con người tổng thể, khái quát trong tiến trình tiến hóa, biến đổi, giải phóng và phát triển theo tinh thần nhân văn. Như thế là, con người đươc xem xét cả mặt con người hoạt động- lịch sử, con người - tự nhiên - xã hội, cả mặt con người kinh tế xã hội, con người vũ trụ - sinh thái, con người bản năng - văn hóa, con người nhu cầu - lợi ích; con người tha hóa - con người giải phóng, phát triển…

Nhưng qui lại ba mặt - ba chiều kích cơ bản mà chủ nghĩa duy vật nhân văn nghiên cứu: con người toàn diện, con người hoạt động và con người tiến hóa - giải phóng,

Con người vốn là một thực thể tự nhiên - tâm lý - xã hội, một tiểu vũ trụ, đang sống, hoạt động cụ thể với các nhu cầu và lợi ích phong phú, những tiềm năng sống động, có quá trình tiến hóa lịch sử, đang hàng ngày lao động, đấu tranh, sinh thành và vươn tới các giá trị chân - thiện - ích - mỹ. Đó là giá trị người. Mà con người ở bình diện nhân loại thì "ở khắp mọi nơi đều giống nhau vì họ đều là con người". "Đó là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa nhân văn- triết học quyền bình đẳng của con người trên khắp hành tinh", nhưng không thể phủ nhận mặt khác nhau, đặc thù của con người, nhất là về mặt lợi ích, địa vị xã hội.

Từ nguyên lý tính người - tính nhân văn đó chung nhất đó, thì trong nhận thức và hành động cần phải phân tích con người toàn diện, biện chứng và nhân văn, hiểu con người, để xây dựng một xã hội xứng đáng với bản chất và khát vọng cao đẹp của con người trên nền tảng của qui luật và tiền đề và trình độ kinh tế xã hội khách quan. Bởi vì sự tiến hóa của lịch sử xã hội về thực chất là sự phát triển của bản chất con người trong quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thẫn với thế giới khách quan, thông qua hoạt động lịch sử của con người

Lịch sử xã hội, xét một cách chung nhất là lịch sử hoạt động và sáng tạo của con người (= loài người), vì con người nhưng đó chính là quá trình con người vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân, trở thành con người tự do.. Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới có thể thực hiện được chân lý lịch sử đó… Cho nên C.Mác cho rằng: chủ nghĩa cộng sản = chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị; mặt khác, chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị = chủ nghĩa nhân đạo hoàn bị. Chủ nghĩa duy vật nhân văn như thế là triết học của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản - đỉnh cao mới của văn minh loài người.

Theo phương pháp luận mácxít, thì cái hoàn thiện nhất, tiến hóa nhất bao hàm cái thấp nhất ở tinh hoa của nó thì chủ nghĩa duy vật nhân văn hay triết học nhân văn này trở thành công cụ cho con người ngày nay suy nghĩ về nhân tình thế thái, về con người và sự nghiệp giải phóng con người, một triết học có tầm nhân loại do nhiều thế hệ triết học trong tiến trình lịch sử sáng tạo ra và nhất là các nhà tư tưởng lổi lạc mà ngày nay chúng ta tổng hợp lại trên một tầng thực tiễn và khoa học cao hơn.

Chúng tôi nghĩ rằng triết học về con nguời như thế đang là một trong những hướng chủ yếu phát triển, hiện đại hóa triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh .

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu vắn tắt một số cách tiếp cận về vấn đề con người của chủ nghĩa duy vật nhân văn, phương pháp luận cấu trúc - mâu thuẫn - hài hòa; tiến hóa - giải phóng; nhu cầu - hoạt động; chống - xây - phát triển người vì con người… trên cơ khoa học hiện đại và lịch sử triết học.

1-Tiếp cận con người hoạt động thực tiễn.

Con người ở đây là con người hiện thực, cụ thể, đang sống và hoạt động, chứ không phải chỉ là chủ thể ý thức hay tinh thần dù là tinh thần do cảm biết hay do tinh thần tuyệt đối. Chỉ trong thực tiễn, trong hiện thực ấy con người mới biểu hiện ra bản chất của mình và mới là con người là con người. Ở đây không có con người tự nhiên thuần tuý, con người xã hội thuần túy, con người tinh thần thuần tuý. Chính trên cơ sở hiểu con người nhu cầu - con người lợi ích hay chính nhu cầu - lợi ích vật chất và tinh thần là cái mà nhờ đó con người sống và hoạt động, nó tạo động lực, vạch ra giá trị sống trong tương quan xã hội - tự nhiên với chính mình. Đây là cơ sở để hiểu con người lịch sử cụ thể mà Triết học Mác phát hiện và lưu ý.

2- Tiếp cận con người sinh học - xã hội:

Chúng ta dã có nhận thức thống nhất là con người - một thực thể sinh học - xã hội. Tức là con người có sự thống nhất hai mặt cơ bản: cái sinh học và cái xã hội. Chính từ đây chúng ta hiểu con người về mặt bản chất xã hội hóa cái sinh học và cái sinh học là nền tảng của cái xã hội, biểu hiện thông qua cái xã hội, cái xã hội dựa vào cái tự nhiên sinh học mà tồn tại. Mới đây khoa học phát hiện ra rằng, năng lực tư duy, trí tuệ của con người do ít nhất từ 50 - 70% (trước đây có người dự đoán là 1%) yếu tố sinh học, di truyền gen tạo thành, Những yếu tố tự nhiên và văn hóa liên kết với nhau không thể tách rời nhau, chúng tác động, tương tác lên nhau. Một trẻ em có IQ 100, thì trong thực tế do những môi trường xã hội tác động khác nhau, ở thời gian khác nhau trong cuộc đời khác nhau có thể dao động từ 70 - 140% .

Và cũng từ đây chúng ta mới cắt nghĩa được tài năng của con người, thừa nhận tính bẩm sinh, bản năng và sự rèn luyện thông qua thực tiễn. Và cũng có thể từ khoa học về gen người và năng lượng sinh học, ta giải thích đúng hơn về năng lực có vẻ "bí ẩn, huyền diệu" như thần giao cách cảm, trường sinh học, thấu thị, linh cảm… ở con người. Phải chăng cũng từ đây, chúng ta nhận thức rõ hơn việc phát hiện, tổng hợp nhiều tầng bản chất của con người người, bản chất hàng 1, hàng 2… mà GS.Trần Đức Thảo phân tích trong tác phẩm Vấn đề con người và chủ nghĩa "lý luận không có con người" (năm 2000). Nếu chỉ nhấn mạnh một mặt, một hàng bản chất thì sẽ hiểu giản đơn, không toàn diện về bản chất con người.

3- Tiếp cận con người vũ trụ - sinh thái (Thiên - Địa - Nhân hợp nhất).

Con người là tiểu vũ trụ, tức vũ trụ thu nhỏ, nó bao hàm cái vũ trụ, chứa đựng vũ trụ bao la trong nó. Đó là nhiều trong một, một bao hàm nhiều. Tâm vũ trụ (vật chất mịn, năng lực phản ánh) và tâm (tâm vũ trụ và tinh thần) con người, hay Đại ngã và Tiểu ngã, là thống nhất (tâm vũ trụ ở đây không theo nghĩa tinh thần, ý thức mà là năng lực phản ánh và lan tỏa của các loại sóng cảm ứng trong não…).

Nhưng không chỉ như vậy, con người là thực thể tự nhiên có khả năng hòa điệu với nhịp điệu vũ trụ, bị ảnh hưởng từ khí, trường vũ trụ và cũng ảnh hưởng tới vũ trụ khi nó biến đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu và nhân tính con người. Con người cũng là thực thể xã hội. Con người là tiểu xã hội, nó sống trong không gian văn hóa xã hội và nhịp điệu xã hội tâm lý. Do vậy, con người là một thể thống nhất Tinh - Khí - Thần.

4- Tiếp cận cin người nhu cầu - lợi ích.

Con người trước hết là con người bản năng (bản năng ăn để sinh tồn, bản năng giới tính, bản năng loài, bản năng hoạt động tích cực) từ bản năng tự nhiên đến bản năng xã hội (bản năng có ý thức, lao động có hệ thống, bản năng tính người, bản năng văn hóa…). Nhưng là từ bản năng sinh học tới bản năng xã hội - nghĩa là xã hội hóa bản năng sinh học để thành bản năng xã hội - bản năng văn hóa, thành người. Từ bản năng lại nảy sinh nhu cầu.

Từ đó, không từ nhu cầu - lợi ích của con người thì không thể hiểu được con người hiện thực cụ thể đang sống như thế nào. Nhu cầu - lợi ích không chỉ là vấn đề động lực phát triển xã hội - con người, mà chính là từ việc con người trong quá trình thực hiện thỏa mãn nhu cầu trong môi trường xã hội mà nảy sinh nhân cách. GS.VS. Phạm Minh Hạc rất chú ý cách tiếp cận hoạt động - giá trị, nhưng thực ra nó là từ cách tiếp cận nhu cầu - hoạt động.

Nhu cầu con người rất đa dạng và phong phú, không nê coi nhẹ hay gạt bỏ bất cừ nhu cầu nào. Chỉ có điều là nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu như thế nào? Nhu cầu là trung tính nhưng thỏa mãn nó như thế nào, bằng cách gì mới vấn đề nảy sinh thiện - ác. Hạn chế nhu cầu đi đến khổ hạnh hay thỏa mãn bằng bất cứ giá nào thì đều dẫn tới kém nhân tính hay phi nhân tính bấy nhiêu.

Con người không đơn thuần là cấu trúc sinh học hay cấu trúc xã hội. Theo Hêghen, con người = một thực thể nhu cầu là điều không thể phủ nhận. Nhưng chúng ta có thể nói thêm: con người là một thực thể biết thỏa mãn nhu cầu một cách tộc loại, có ý thức = văn hóa.

Muốn hiểu con người văn hóa phải phân tích, nghiên cứu sâu tính biện chứng chuyển hóa giữa bản năng và văn hóa trong sự tiến hóa của con người xã hội. Con người bản năng vẫn bảo tồn trong biến hóa nhưng ngày càng được xã hội hóa, trở thành con người văn hóa.

5- Tiếp cận con người kinh tế xã hội.

Con người hiện thực và được cố nhiên là con người kinh tế xã hội con người sống nhờ vật chất và xã hội. Con người là một thực thể vật chất xã hội hay kinh tế xã hội thì cái chính là sản xuất và thỏa mãn nhu cầu kinh tế xã hội. Con ngừời chính trị cũng từ đây mà xuất hiện. Do vậy con người không chỉ có con người giai cấp mà cả con người gia tộc, dân tộc, con người nhân loại (tộc loại). Từ tế bào người mà hiểu xã hội loài người và ngược lại.

Con người sở dĩ là con người vì nó khác con vật ở điểm chủ yếu là biết chế tạo công cụ, biết lao động có hệ thống, lao động vì mình và vì người khác, vì hôm nay và vì cả ngày mai. Đó cũng là quá trình tạo ra thiên nhiên thứ hai. Như thế thì con người = động vật xã hội = con người văn hóa = tổng hòa các quan hệ xã hội hiện thực.

6- Tiếp cận con người văn hóa.

Nhưng con người trước hết là một thực thể từ bản năng thành văn hóa, thực thể nhờ đó gọi là Người, từ Con thành Người. Người - thước đo mọi vật, mọi giá trị.
Chỉ có nhìn nhận như thế thì chúng ta mới thấy con người đang vươn tới tầm cao của cuộc sống ngày càng nhân văn hơn, mặc dù hiện tại vẫn tồn tại một hiện thực chưa thật xứng đang là Con người!

Chỉ từ con người đạo đức, con người trí tuệ, chúng ta mới hiểu được con người nhân cách. Nhưng lại phải xem xét nó trong hoạt động thực tiễn, trong văn hóa lao động và đấu tranh vì văn hóa: dù là văn hóa "nhân cách luận" hay văn hóa "cá nhân luận" (chữ của Phan Ngọc).

Con người văn hóa, văn hóa theo nghĩa rộng nhất, là con người hướng tới chân - thiện - ích - mỹ. Nhưng con người văn h1oa cũng có lúc hiểu theo nghĩa hẹp chỉ mặt tinh thần của con người

7- Tiếp cận con người tâm lý - tâm linh

Con người là sự thống nhất, một thể cả Tinh -Khí -Thần (theo cách nói của triết gia Đông phương), thể xác và "linh hồn" (theo cách nói của triết gia Tây phương). Cái thẳm sâu, khó hiểu, kỳ diệu là cái tâm lý - tâm linh gắn với quá trình sinh học và cận sinh học của con người. Cũng như vậy cần hiều sâu hơn tương quan con người vô thức và con người hữu thức trong quá trình sinh sống và sáng tạo của con người.

Không chỉ con người trí tuệ, mà còn là con ngừời ý chí và cũng không chỉ là tâm lý mà còn tâm linh - siêu tâm lý. Không hiểu con người từ phương diện này, chỉ nhằm phê phán duy tâm hay thần bí thì sẽ khó hiểu đúng các năng lực kỳ diệu và cuộc sống nhạy cảm, tinh tế, có khi siêu việt của con người như năng lực trực giác, siêu thức. Mà không phải về mặt lý luận mà trong thực tế kinh nghiệm, gần đây, một số nhà nghiên cứu đã bàn về "khoảng trống văn hóa tâm linh", rồi biết bao sự lợi dụng vì mục đích xấu đã diễn ra "điểm nóng" và tự nó cũng gây ra nhiều điều phản tiến bộ, là một bài học nhớ đời .

Hoặc chỉ nhìn con người tâm linh tôn giáo theo quan điểm duy vật tầm thường, máy móc; hoặc ngược lại chỉ thấy con người siêu thực, không tưởng, toàn tính thần, tâm linh, siêu nhiên, thoát tục thì nhất địng khó tránh khỏi thiên kiến khi đánh giá và tạo dựng con người mới.

Cần phải hiểu con ngừời cả ở chiều sâu (siêu cá nhân, siêu thực thể, con người vô hình) với nhiều chiều kích mang bản chất vũ trụ trong nó và vũ trụ chứa đựng nuôi dưỡng con người.

8- Tiếp cận tiềm năng con người.

Con người có nhiều tiềm năng cần khai thác, phát triển và làm cho nó thể hiện. Chúng ta chỉ phát huy sức mạnh con người, nguồn nhân lực không chỉ những nhân tố xã hội hóa của con người mà là cả từ tiềm năng của con người, cái vốn có của con người. Cái con người có chứ không đơn giản là con người phải có. Nội lực của con người phải nhìn nhận từ tiềm năng, tài năng, kể cả bẩm sinh chứ không chỉ là rèn luyện mà có nhưng không rèn luyện thì tiềm năng không hiện thực hóa được. Dù cái tiềm năng bẩm sinh, nếu có thì ở mỗi người là khác nhau, cũng khó thay thế được, có khí có tác dụng rất lớn.

Mà tài năng của con người lại không chỉ có năng lực về trí mà cả năng lực về cảm xúc, không chỉ năng lực bắt chước - thích nghi, năng lực thông minh mà còn sáng tạo, không chỉ năng lực lý thuyết mà còn năng lực quan hệ, năng lực tổ chức… rất phong phú chứ không phải một mặt nào.

9- Tiếp cận quá trình tha hóa, và quá trình giải phóng con người.

Con người trong quá trình tiến hóa có nhiều bước tiến về phía trước nhưng cũng bị tha hóa nhiều tầng nấc khác nhau. Nhưng có 3 loại tha hóa chính: Tha hóa kiểu tôn giáo, tha hóa kiểu lao động nô lệ - làm thuê, tha hóa đạo đức - lối sống - nhân cách trong đời sống. Tuy có thể mỗi loại tha hóa ấy do một nhân tố chính nào đó chi phối, nhưng nhìn chung sự tha hóa nào thì nhân tố kinh tế xã hội và nhân tố bản năng cũng đều chịu sự tác động trực tiếp hay gián tiếp, nặng nhẹ khác nhau chứ không chỉ đơn thuần một mặt, dù chúng có chuyển hóa nhau. Trong sự chuyển hóa tác động đó thì "Xưa nay nhân định thắng thiên đã nhiều". "Nhân dục thắng thì làm Ác, Thiên lý thắng thì làm Thiện" (Lê Quí Đôn), tức văn hóa thắng bản năng.

Giải phóng khỏi mọi sự tha hóa nói trên và giải phóng, phát triển con người thành người tự do, phát triển toàn diện, sáng tạo, có cuộc sống hanh phúc là một sự nghiệp lớn lao và lâu dài .

Không chỉ giải thoát, hay sám hối, phê và tự phê bình, hay tu luyện tâm linh, hay tu dưỡng đạo đức mà cái chính là tham gia vào lao động sáng tạo, học tập và đấu tranh, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người, (vừa cải tạo xã hội vừa cải tạo chính mình) mới là con đường cơ bản hình thành nhân cách.

10- Tiếp cận tiến hóa con người, con người lịch sử. Tiếp cận con người phát triển và phát triển con người.

Con người tiến hóa cùng xã hội ngày càng văn minh nhưng đấy là một quá trình đầy mâu thuẫn. Từ con người bản năng đến con người văn hóa; con người nô lệ, tha hóa đến con người tự do, phát triển toàn diện là biện chứng của lịch sử. Chỉ có giải phóng được dân tộc, giải phóng được xã hội mới giải phóng được con người triết để. Nhưng ba mặt đó có quan hệ nhân quả biện chứng.

Vì con người làm ra lịch sử của mình. Cho nên muốn có chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có con người xã hội (Hồ Chí Minh). Do vậy, trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay cần phát huy nội lực con người, phát triển các chỉ số người, vì con người. Tức là phát triển các bản chất và tiềm năng con người, năng lực của con người, nhân tính hóa bản năng của con ngừời. Nhưng cùng với quá trình phát triển xã hội, chúng ta phải tạo ra những con người có trình độ phát triển toàn diện và cao.
Những vấn đề trên đây chúng tỏ rằng nhận thức của nhân loại đông - tây đã tích luỹ được khá phong phú trong việc tiếp cận, nghiên cứu con người, trước hết về mặt triết học. Do vậy, chúng ta cần sự tổng hợp các cách tiếp cận hợp lý trong nhiều tư tưởng triết học, nhất là trong triết học Mác và dưới ánh sáng của khoa học ngày nay.

Cái cần nhấn mạnh là, mỗi khoa học, mỗi phương pháp tiếp cận nghiên cứu con người là cần thiết và có ích, nhưng từ đó phải nâng lên phương pháp luận tiếp cận triết học mà triết học trực tiếp đó là chủ nghĩa duy vật nhân văn, một bộ phận cơ bản, một hình thái mới của triết học mác xit ngày nay.

Thiếu cái nhìn nhân văn, thực tiễn, biện chứng toàn diện, hiện thực về con người - văn hóa - nguồn nhân lực như thế nên không ít những sai lầm trong thực tế đã diễn ra với những hậu quả tiêu cực mà nếu quan sát kỹ tiến trình lịch sử cách mạng lúc tả lúc hữu ấy đã một lần nữa nhắc nhở chúng ta phải quan tâm tới phương pháp luận toàn diện và nhân văn nói trên.

Trên cái nền tảng nhận thức và phương pháp luận này mà nghiên cứu con người Việt Nam hiện nay. Chúng tôi đã có bài viết riêng về vấn đề này, đã đăng tải, xin không nhắc lại. Chỉ xin lưu ý rằng, chỉ bằng cách tiếp cận phổ quát trong tính đặc thù và cách tiếp cận nhân văn nói trên mà soi sáng con người Việt Nam phát hiện những tiềm năng, sức mạnh, những ưu, khuyết, những chỉ số phát triển và phương hướng nâng cao tố chất người toàn diện.

Từ đó, làm cơ sở lý luận cho chiến lược phát triển văn hóa - con người - nguồn nhân lực, cái nội lực vốn có, sức mạnh quyết định nhất cho Việt Nam để hội nhập, tiếp thu văn minh Đông - Tây, đủ sức vượt lên trong những thập niên đầu của nửa thế kỷ XXI, và cho cả sau này.

III-PHƯƠNG PHÁP LUẬN DUY VẬT NHÂN VĂN- NHẬN BIẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG HIỆN NAY


1-Điểm mới và ý nghĩa của phương pháp luận duy vật nhân văn

Để làm rõ thêm chủ đề "Chủ nghĩa duy vật nhân văn - phương pháp luận chủ yếu nghiên cứu con người nước ta hiện nay" , hay "đặc điểm của phương pháp luận duy vật nhân văn" (một bài viết khác cũng theo hướng đó), chúng tôi xin trình bày bổ sung một số điểm mới và ý nghĩa của phương pháp luận duy vật nhân văn, nhằm trao đổi một số khía cạnh mà có nhà nghiên cứu đã nêu lên

1)- Xuất phát từ con người hiện thực, một xuất phát khoa học của Mác, nhưng cũng có thể hình thành các học thuyết khác nhau. Điểm xuất phát của triết học Mác là từ con người hiện thực đã được bình luận nhiều, tuy nhiên khả năng phát triển từ đó như thế nào thì chưa đủ rõ. Từ tồn tại người xuất phát ấy nảy sinh ra ý thức trong quan hệ với thực tiễn, và C.Mác đã nhận thức đúng bản chất khách quan và biện chứng của hiện thực, giải quyết đúng quan hệ này, kết quả dẫn tới quan niệm duy vật hiện đại (duy vật biện chứng). Cũng từ tồn tại hiện thực đó, chính từ hoạt sản xuất của con người tạo nên phương thức sản xuất và cơ cấu hình thài kinh tế xã hội. Từ đó nghiên cứu quy luật lịch sử. Kết quả sinh ra duy vật lịch sử. Nhưng, theo tôi, cũng từ xuất phát con người hiện thực, đi sâu vào nghiên cứu con người và sự phát triển con người, giải phóng con người thì nảy sinh chủ nghĩa duy vật nhân văn. Nói khái quát, C.Mác từ xuất phát con người hiện thực thực tiễn đã dẫn tới 3 hướng: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và duy vật nhân văn, nhưng lại thống nhất với nhau, lồng vào nhau, bao hàm nhau, làm tiền đề cho nhau là một.

2)- Con người hiện thực có cả mặt ý thức, hoạt động và nhu cầu - giá trị, thể chất và tinh thần, bản thân và môi trường sống. Nếu chỉ tiếp cận mặt ý thức, tuyệt đối nó thì dễ dẫn tới duy tâm; chỉ tiếp cận mặt tâm linh thần thánh thì dẫn tới tôn giáo; tiếp cận từ sinh học, mặt cơ thể, coi nó là quyết định tính người thì dẫn tới quan niệm phi lịch sử; tiếp cận từ xã hội, từ giai cấp, quá đề cao nó thì dẫn tới quan niệm quan niệm con người phi tự nhiên… Nếu chỉ tiếp cận mặt đối tượng ngoài con người hay chỉ từ bên trong con người, từ nhu cầu thì cũng khó tránh khỏi phiến diện. Duy vật nhân văn phải nhìn con người toàn diện, nhưng chú ý cách tiếp cận nhu cầu - hoạt động với tính xã hội - tự nhiên của nó.

3)- Nếu chỉ tiếp cận con người trừu tượng, dù là cấu trúc hay bản tính con người mà không tiếp cận hoạt động - tiếp cận nhu cầu, cách thức thỏa mãm nhu cầu thì không hiểu lịch sử xã hội và con người. Vì chính con người chủ yếu không chỉ do tự nhiên sinh ra mà chủ yếu con người sinh ra chính mình thông qua hoạt động thực tiễn, tức con người là sản phẩm của lịch sử. Phật giáo phân tích căn nguyên sinh -bệnh - lão - tử, hoặc tham - sân - si dẫn đến nỗi khổ của con người đời người tuy không sai nhưng không đủ và thiếu sót lớn, vì chỉ thấy một mặt, chỉ là tiếp cận trừu tượng, bất biến còn nguyên nhân xã hội lịch sử thì lờ đi hay không biết đến. Nên không hiểu đúng về con người. Duy vật nhân văn nghiên cứu con người hoạt động cả nỗi khổ tự nhiên sinh học và nỗi khổ xã hội lịch sử, cũng như cả mặt hạnh phúc của họ. Tức nghiên cứu con người lịch sử, con người tiến hóa cụ thể chứ không chỉ quan tâm mặt vĩnh hằng, bất biến của con người.

4)- Muốn con người đạt tới hạnh phúc, sự hoàn thiện, vấn đề không chỉ la tư dưỡng đạo đức, hay tu luyện như kiểu Khổng giáo, hay cả phép dưỡng sinh, tu thiền các tôn giáo nói chung; mà phải hoạt động lao động sáng tạo, cải tạo và xây dựng xã hội hiện thực là chính. Nhưng cũng không chỉ vậy, nhờ thành tựu khoa học công nghệ, có thể phải sữa chữa khiếm khuyết sinh học của cơ thể, phải nâng thể chất của con người. Và không thể coi nhẹ công tác giáo dục đào tạo con người, nâng cao năng lực trí tuệ, tu dưỡng đạo đức. Duy vật nhân văn tiếp cận duy vật và toàn diện, biện chứng sự phát triển con người, giải phóng, giải thoát số phận con người và sự giáo dưỡng nhưng trên tiền đề thực tiễn là chính. Chủ nghĩa cộng sản, thế giới quan mới này là chủ nghĩa nhân văn hoàn bị.

5)- Gọi là duy vật nhân văn là không chỉ muốn nhấn mạnh mặt duy vật hiện thực của chủ nghĩa nhân văn mà còn muốn nhấn mạnh mặt đối tượng con người, mặt nhân văn của chủ nghĩa duy vật. Đặt tên là qui ước của người nghiên cứu. Tuy một đối tượng có thể nhiều tên gọi. Mác từng gọi triết học mình là duy vật thực tiễn. Ăngghen thì gọi là duy vật lịch sử. Đitxơghen thì gọi triết học mới là triết học hiện đại hay là duy vật biện chứng… Mỗi cách đặt tên nhằm nhấn mạnh mặt mới cần thiết, hoặc nhấn mạnh mặt thực tiễn, hay mặt lịch sử hay mặt biện chứng, hay mặt duy vật, hay mặt hiện đại của các học thuyết đó. Ngày nay một số khuynh hướng triết học nghiên cứu con người gọi là chủ nghĩa nhân bản mới, hay chủ nghĩa hiện sinh, hay nhân học triết học học, hay chủ nghĩa nhân văn triết học. Khi nói chủ nghĩa duy vật nhân văn, có người cho rằng gọi bất kỳ tên nào cũng được (?), có mặt hợp lý nhưng rất nhỏ vì không thể mở rộng quá cách đặt tên, tức không thể gọi bất kỳ cái tên nào cũng được (không thể gọi là chủ nghĩa duy lý, duy vật biện chứng hay chủ nghĩa hiện sinh).
Chỉ có điều là chủ nghĩa duy vật nhân văn và chủ nghĩa duy vật lịch sử là gần với nhau, có nhiều nội dung đồng nhất nhưng lại có miền riêng. Gọi tên nào là đúng nhất và hợp với đối tượng và mục đích nghiên cứu đã xác định sự khác nhau đó.

6)- Lô gích nhất quán và tính triệt để, toàn diện của duy vật nhân văn. Chủ nghĩa duy vật Phoibắc được gọi là duy vật trực quan, nhưng gọi đúng hơn là duy vật nhân bản. Nhưng duy vật này do thiếu toàn diện nên cuối cùng là duy tâm. Chủ nghĩa duy vật nhân văn khắc phục nhược điểm đó. Nhưng duy vật nhân văn còn khắc phục nhiều khiếm khuyết khác của một số trường phái triết học nghiên cứu con người. Duy vật nhân văn không tách rời duy vật biện chứng, suy vật lịch sử. Duy vật nhân văn khám phá, tái cấu trúc hệ thống, đồng nguyên, tổng hợp tất cả các tư tưởng cơ bản của triết học nhân văn, trên nền tảng mở rộng một phương diện khác của triết học Mác thành một phương diện, một bộ phận cơ bản mới. Mới là ở tính liên kết hệ thống, tích hợp và sự kế thừa toàn diện; mới là mới ở chỗ tạo thành một học thuyết đầy đủ - triết học nhân văn, triết học về con người và giải phóng con người. Những không mới là ở nhiều luận điểm chỉ là nhắc lại các luận điểm đã có. Tuy nhiên có thể khái niệm cũ nhưng không hoàn toàn cũ, vì nó nằm trong hệ thống mới, quan hệ mới, trên tầm nhận thức, kinh nghiệm mới. Việc Hồ Chí Minh sử dụng chữ Nhân trong tư tưởng nhân văn Khổng giáo là một ví dụ.

Cần thấy lôgích chủ đạo và nhất quán của chủ nghĩa nhân văn trong sự thống nhất với triết học duy vật biện chứng - lịch sử của chủ nghĩa Mác và tinh hoa triết học nhân văn của nhân loại: con người không phải là một thực thể thần thánh, thực tế tinh thần hay là thực thể sinh vật như mọi sinh vật nói chung, mà là một thực thể lưỡng hợp, nhất quán, thực thể tự nhiên - xã hội có ý thức - vừa là sản phẩm của tự nhiên và sản phẩm của chính mình, là chủ thể tích cực của lịch sử, có khả năng tự giải phóng và phát triển, vượt qua số phận của chính mình.

7)- Thời kỳ phục hưng là thời kỳ chống chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, và thần học với chế độ chuyên chế phản nhân đạo phong kiến nên đã xuất hiện chủ nghĩa nhân văn. Thời kỳ của chủ nghĩa Mác xuất hiện là chống chủ nghĩa duy tâm về lịch sử và sự phản nhân đạo của chế độ tư bản. Vấn đề lớn nhất hiện nay là vấn đề nhân văn hiện thực, vấn đề số phận con người, sự phát triển con người. Nhưng là một câu đố phải giải toàn diện. Nguy cơ không chỉ chủ yếu từ chủ nghĩa đế quốc thực dân toàn cầu mà cả hiểm hoạ suy thoái sinh thái; hiểm họa đói nghèo và bệnh tật; rồi con khả năng khoa học công nghệ tác động vào bộ gen người làm sai lạc nó bên cạnh khả năng chữa trị nó. Đã xuất hiện chủ nghĩa duy vật sinh thái như sự phản ứng lại thế giới quan coi thường sinh thái. Nhưng tai họa đổ lên đầu con người đâu chỉ từ thiên tai, địch họa mà nhân họa nữa. Sự tha hóa của con người không chỉ trong tôn giáo, trong kinh tế, trong đạo đức và cả suy thoái từ trong sinh học nữa.

Nhưng chính con người từ thời đại mới tạo ra chính tiền đề đề có khả năng vượt qua các hiểm hoạ ấy. Đó cũng là hệ thống mẫu thuẫn của tồn tại người, hệ thống mâu thuẫn tự giải quyết câu đố lịch sử. Thời đại chúng ta là thời đại giải phóng toàn diện con người là loài người.

Giải pháp nào? Chủ trương giáo dục và giáo hóa kiểu tôn giáo ư? Rèn luyện đạo đức ư? Hay chỉ đấu tranh giai cấp hay chỉ phát triển kinh tế và công nghệ, hay cải tạo xã hội tư bản lỗi thời. Phải tổng hợp nhiều giải pháp nhưng nền tảng vẫn là từ thực tiễn, hiện thực, phải duy vật nhưng biện chứng và nhân văn. Cách mạng khoa học công nghệ, cách mạng tư tưởng văn hóa, cách mạng kinh tế xã hội và cách mạng chính trị là lôgíc thống nhất, tất yếu không thể loại trừ nhau.

8)- Phương pháp luận duy vật nhân văn có nhiều và có tính độc lập riêng.

Trong nghiên cứu: Nghiên cứu con người trong quan hệ với tự nhiên, với lịch sử xã hội, với vũ trụ và chính mình, xuất phát từ con người thực tiễn, tức là nghiên cứu con người phải xuất phát từ hiện thực và phải toàn diện, mang tính lịch sử. Nhưng nghiên cứu là vì con người, để giải thoát, giải phóng và phát triển con người, xem con người là mục đích chứ không phải là phương tiện.

Trong hành động: Định hướng phát triển một xã hội do con người, vì con người, một xã hội nhân đạo hoàn bị là thể hiện triết lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật nhân văn.

Mọi đường lối chính sách, mọi hành động của giái cấp cách mạng phải từ con người, từ nhân dân và do con người do nhân dân, vì con người, vì nhân dân. Đúng là trong bầu trời không gì quí bằng nhân dân, trong nhân loại không có gì mạnh bằng sức dân; nước ta dân là chủ, bao nhiêu sức mạnh là nơi dân, bao nhiều lợi ích là vì dân, bao nhiêu công việc là do dân; cái gì lợi cho dân thì phải làm, cái gì hại cho dân thì phải tránh. Thiện, ác phải đâu là tính sãn, phần nhiều do giáo dục mà nên. Muốn cải tạo xã hội, trước hết phải cải tạo bản thân; muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa, con người mới vừa hồng vừa chuyên. Giáo dục là tự giáo dục, giáo duc toàn diện, đức trí thể mỹ, dũng liêm… Đó phương pháp luận nhân văn của tư tưởng Hồ Chí Minh và của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung trong việc phát triển xã hội, phát triển con người.

Nếu chủ nghĩa Mác thường bàn sâu về lý luận thì Hồ Chính Minh chú ý rút ra những triết lý phương pháp luận. Những triết lý nhân sinh của Hồ Chí Minh chủ yếu là những chỉ dẫn phương pháp luận mang bản chất của chủ nghĩa duy nhân văn, chủ nghĩa nhân văn thực tiễn, chủ nghĩa nhân văn biện chứng.

9)- Mỗi học thuyết hay khoa học mới ra đời là do thực tiễn, do phát hiện thêm những thuộc tính, phương diện có tính qui luật của hiện thực. Nhưng từ đó có thể có học thuyết riêng từng mặt hoặc có thể tổng hợp lên trình độ cao hơn, tức tính tích hợp, toàn diện. Chủ nghĩa duy vật nhân theo lối tích hợp ấy, lối lý thuyết triết học tổng quát về con người và phát triển con người. Chủ nghĩa này có nội dung cơ bản trong triết học thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng nó cũng bao hàm nội dung nhân văn nhiếu học thuyết khác, được chọn lọc, đồng thời có khái quát mới từ thực tiễn đương đại.

Nghiên cứu những công trình về siêu cá nhân, về tâm linh, về đạo của vật lý hay đạo học nói chung, về chủ nghĩa nhân đạo tôn giáo, vể giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, nhất 1à quan hệ giữa tình nghĩa, tình lý; về chủ nghĩa sinh thái, về tư tưởng Hồ Chí Minh và cả chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta nhận thấy không chỉ suy tư bằng duy vật biện chứng, duy vật lịch sử mà cả bằng duy vật nhân văn. Triết học Mác, hiểu đúng thì không chỉ duy vật - biện chứng - lịch sử mà còn nhân văn. Hay chủ nghĩa duy vật nhân văn như chúng tôi quan niệm là hình thái mới, bộ phận cơ bản mới của triết học Mác ngày nay. Chủ nghĩa duy vật nhân văn rộng hơn, triệt để hơn duy vật sinh thái, duy vật nhân bản, chủ nghĩa nhân văn triết học, nó gần với duy vật thực tiễn. Chủ nghĩa duy vật nhân văn không loại trừ mà bao hàm cả sự hợp lý của chủ nghĩa duy lý.

10)- Đối với nghiên cứu văn hóa và thái độ đối với văn hóa thì, duy vật nhân văn cho phép chú trọng khai thác không những các giá trị trí tuệ mà cả giá trị đạo đức, đạo lý, cả giá trị tâm linh. Cách nhìn nhận văn hóa tôn giáo nếu chỉ nhấn mạnh duy vật, rồi với cách nhìn đó đã rơi vào duy vật thô thiễn, chỉ nhấn mạnh duy vật hay duy tâm, vô thần hay hữu thần như một thời thì không thấy được đạo đức tôn giáo, tính nhân đạo tôn giáo có nhiều đểm phù hợp đạo đức xã hội chủ nghĩa; rằng phải bao dung và hòa hợp theo phương châm tốt đời đẹp đạo.

Đối với nghiên cứu con người, phải nghiên cứu con nguời toàn diện và theo chiều sâu, phải phát triển hơn nữa triết học và khoa học về con người và phát triển con người. Đi với nguồn nhân lực, phải chú ý cả thể lực và trí lực, đức trí thể mỹ, phải nghiên cứu yếu tố bảm sinh và cơ chế xã hội phát huy nhân tài, phat huy nhân tố con người, phát triển nguồn nhân lực đa dạng ngày càng có chất lượng cao.

11)- Đối với tổng thể vấn đề văn hóa - con người và nguồn nhân lực, thì triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là phương pháp luận tổng quát chỉ dẫn phương hướng nghiên cứu và vận dụng. Nói duy vật nhân văn cũng là phương pháp luận tổng quát… vì nó là học thuyết triết học toàn diên cùng với duy vật lịch sử, nhưng trực tiếp hơn duy vật lịch sử và không thể tách rời rạch ròi được các học thuyết nhất quán đó. Nói tổng quát là so với các phương pháp khoa học cụ thể về con người.

Nhưng nếu ở bình diện triết học, so với nhiều học thuyết triết học, tôn giáo và nhân văn khác thì phương pháp luận duy vật nhân văn là phương pháp luận chủ yếu để nghiên cứu con người và văn hóa cũng như nguồn nhân lực.

Chúng ta đang đối diện với thực tế của thời đại và thời cuộc, thách thức của toàn cầu hóa, khoa học và công nghệ, suy thoái sinh thái, chế độ cực quyền, thực dân và cướp bóc có nguồn gốc từ chủ nghĩa tư bản, sự nghèo đói bệnh tật trên nhiều nước thế giới thứ ba; đồng thời từ một nước kém phát triển, trải qua nhiều thập niên chiến tranh, hiện tại có yêu cầu và nhu cầu phát triển nhanh và bền vững lên hiện đại và xã hội chủ nghĩa, thì cái nhân tố quyết định nhất vẫn là chiến lược phát triển con người, nguồn nhân lực, nguồn vốn xã hội- nhân văn.

Do vậy, cần một triết học sát hợp hơn, một khoa học cụ thể và nhất quán, tổng hợp nhằm định hướng vững chắc cho cong tác nghiên cứu và phát triển xã hội. Triển vọng của phương pháp luận duy vật nhân văn cùng với toàn bộ triết học Mác, tưởng Hồ Chí Minh là to lớn trong việc giải đáp những câu đố của lịch sử và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực..

2- Phương pháp luận nhân văn - nhận biết và định hướng vận dụng

Việc nêu vấn đề làm sao để nhận biết phương pháp luận duy vật nhân văn, gọi tắt là phương pháp luận nhân văn và vận dụng nó như thế nào là hoàn toàn cần thiết. Bởi vì có nhận biết được, thì phương pháp ấy mới trở nên tường minh, trở thành công cụ để tư duy đúng và hành động đúng, trước hết là về mặt tiền đề luận lý.

Như chúng ta đã biết, là có triết học tập trung nghiên cứu thế giớí tự nhiên, vũ trụ, có triết học nghiên cứu sâu xã hội như là một tổng thể của sự phát triển, có triết học nghiên cứu sâu ý niệm, hoặc nghiên cứu một mặt nào đó của con người. Nhưng từ triết học Mác và nhất là ngày nay, chủ nghĩa duy vật nhân văn nghiên cứu con người hiện thực, con người tổng thể, con người như một tiến trình.

Tiêu chuẩn để phân biệt và vận dụng phương pháp luận nhân văn có thể nhìn tổng quát và có thể nhìn cụ thể trên những vấn đề, khía cạnh sau đây.

Phương pháp luận nhân văn là phương pháp xuất phát từ con người hiện thực để nghiên cứu con người. Ngay nghiên cứu tự nhiên cũng để không chỉ hiểu tự nhiên mà còn để hiểu con người, hướng tới phục vụ con người, phát triển con người. Nghiên cứu kinh tế, kỹ thuật cũng phải xuất phát từ con người và vì sự phát triển của con người và xã hội. Nếu xa rời những tiền đề đó, mục đích đó thì không phải là phương pháp luận nhân văn.

Ngay cả phương pháp luận duy vật hay duy tâm, biện chứng hay siêu hình, tự nó chưa phải là nhân văn văn. Nội dung và tính nhân văn ít hoặc nhiều có thể chung cho cả chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật nhưng vấn đề là nhân văn duy vật hay nhân văn duy tâm mà thôi. Do vậy, chủ nghĩa nhân văn hay chủ nghĩa duy vật nhân văn, với phương pháp luận của nó là có tính bao dung, nên phương pháp luận ấy là phương pháp luận bao dung.

Phương pháp luận nhân văn là phương pháp luận nghiên cứu con người tổng thể toàn diện, hay chủ yếu, không bỏ sót mặt nào của hiện thực, tránh chỉ nhấn mạnh, tập trung vào một mặt nào. Chẳng hạn, quan tâm nghiên cứu cả mặt xã hội và mặt sinh học, mắt lý trí và mặt tâm linh, mặt kinh tế và mặt đạo đức…để tránh hiểu không đầy đủ hoặc sai về con người, và sẽ thiếu tính nhân văn khi xét tới cùng, tức là nhân văn không triệt để, nhân văn phiến diện.

Nghiên cứu con người như là chủ thể của lịch sử và sản phẩm của lịch sử tuy cũng là quan điểm dẫn tới tinh nhân văn, có ý nghĩa cơ sở của phương pháp luận nhân văn nhưng chưa trực tiếp mà phải nghiên cứu toàn diện thực thể con người như "một tiểu vũ trụ".

Phương pháp luận nhân văn phải nghiên cứu con người không chỉ là một thực thể - con người cấu trúc hay đang chủ thể hoạt động mà con nghiên cứu con người như một tiến trình trong mâu thuẫn của sự tha hóa và sự giải phóng vươn lên làm người, phát triển con người, tức con người tự do. Nghiên cứu con người như vậy cũng là nghiên cứu đời người, nghiên cứu xã hội ở hạt nhân của nó.

Phương pháp luận duy vật nhân văn nghiên cứu con người - đời người, nghiên cứu cả vòng đời và sự nghiệp giải phóng con người, phát triển con người.
Vấn đề nhân văn hay phương pháp luận nhân văn là ở chỗ có quan tâm đến con người hay không, tôn trọng tồn tại người hay không, có tìm mọi cách đến việc phát huy vai trò của con người hay không, phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp hạnh phúc và tự do của con người hay không? Có xem nhu cầu, lợi ích con người là động lực và mục đích của sự phát triển hay không?

Phương pháp luận duy vật nhân văn có nhiều, sau đây xin nêu vài ví dụ để nhận biết.

Nếu theo đạo Phật đời là bể khổ, khổ thay phải làm người (vì tham, sân, si). Muốn khỏi bể khổ, muốn giải thoát thì phải tu luyện thiền định hay tu theo kiểu tôn giáo trong chùa chiền ăn chay niệm Phật để thành Phật lên cõi Niết bàn. Nhưng theo các nhà triết lý lạc quan thì đời là hạnh phúc, vinh quang thay, sung sướng thay được làm người. Phương pháp luận và thế giới quan của chủ nghĩa duy vật nhân nhân văn thì thấy rằng con người vừa là bể khổ vừa là tiên cảnh, nhưng mặt chủ yếu vẫn là mặt vinh quang thay, sung sướng thay được làm người. Vấn đề là hoạt động thực tiễn, đấu tranh và sáng tạo cuộc sống, làm chủ cuộc đời chứ không chỉ bằng tu thiền.

Chủ nghĩa duy vật nhân văn nghiên cứu số phận con người, xem nó như đường đời và tình huống cuộc đời với thành công hay thất bại, khổ đau hay hạnh phúc, sản phẩm nhân - quả của những nhân tố hiện thực kể cả ý thức chủ thể, hành động chủ thể, tức con người cũng tạo ra số phận chính mình và làm chủ nó với các mức độ khác nhau. Đó là nhận thức duy vật nhân văn chứ không phải duy tâm tôn giáo, cho rằng số phận là do một lực lượng tinh thần siêu nhiên nào đó qui định đường đời từ trước với vinh nhục, tài hèn có sẵn, con người cá nhân chỉ là bị động trong bàn tay tạo hóa.

Nếu cho rằng, con người sung sướng hay khổ đau là định mệnh thì chủ nghĩa duy vật nhân văn cho rằng là do chính xã hội con người và hoạt động của con người mà nên. Do vây, phải đấu tranh và lao động, phải rèn luyện mới giải phóng được con người, và con người mới có hạnh phúc. Không chỉ chú ý giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội mà còn phải giải phóng con người. Nếu không có quan niệm duy vật nhân văn thì không giải thích đúng được số phận và sẽ lệ thuộc mù quáng vào nó.

Hay quan hệ giữa thể lực, trí lực và tâm lực hài hòa hy mâu thẫn, thuận nghịch, tạo nên những công năng ở con người có khả năng chữa bệnh hay phát huy sức mạnh trong nhận thức…như thế nào là vấn đề thuộc về triết học nhân văn chứ không phải là của/ hay chỉ triết học xã hội.

Chúng ta còn thấy rằng khi nghiên cứu tự nhiên, nghiên cứu toàn bộ lịch sử, nghiên cứu nhân cách và hoạt động của con người dưới góc độ nhu cầu, lợi ích, hay hoạt động của con người, đó chính là phương pháp luận nhân văn cơ bản nhất. Chính Frolov, nhà triết học Nga đã cho dự báo rằng "trong tương lai gần, tất cả mọi nghiên cứu khoa học cần phải nhận lấy trách nhiệm lấy khảo sát con người… Về thực chất, đây là một bước ngoặt có thể tác động to lớn đến xã hội và khoa học không hơn không kém. Đây là một sự "đảo lộn" toàn bộ tháp hình chóp mà người ta sẽ nghiên cứu tự nhiên dưới góc độ nhu cầu và lợi ích của con người, chứ không phải ngược lại" . Xét về mặt triết học trong cái hiện tượng đó thì phương pháp luận duy vật nhân văn đang hiện lên ngày càng đầy đủ, toàn diện và ngày càng chiếm ưu thế.

Khi nghiên cứu nhân tài, chúng ta cũng thấy rằng tài năng của con người không chỉ do bẩm sinh hay do xã hội, không chỉ do cá thể hay môi trường sống mà do cả hai kết hợp mà thành thông qua rèn luyện của bản thân mỗi người, nhấn mạnh quá một mặt nào cũng không đúng. Phải giải thích con người bằng hiện thực tồn tại người, hiện thực biện chứng của con người với tổng hòa các nhân tố có thật.

Con người là một hiện thực không phải sinh ra và bất biến mà sinh thành, phát triển đầy mẫu thuẫn, có khi bị tha hóa nhưng rồi lại tự khắc phục, tiến lên giải phóng khỏi tha hóa và phát triển. "Thiện, ác phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên". Con người không phải chỉ là thiên thần và cũng không phải chỉ là động vật, nó có cả hai. Con người là một tiến trình lịch sử tự nhiên - xã hội - sinh học tâm linh chứ không chỉ là một thực thể, tức vừa bất biến vừa vạn biến. Con người vừa là một tiến trình tất yếu vừa lại là một tiến trình tự do. Hãy nhìn nhận con người và cuộc sống con người như thế khi nhận thức con người.

Con người vừa là cái tự nhiên lịch sử khách quan vừa là có ý thức, chủ quan nên khi nhận thức thế giới, nhận thức chính mình không chỉ theo tính khách quan mà cả theo tính chủ quan, chủ quan tức là cảm thấy, nhận thấy như thế, trực giác như thế. Điều chủ quan đó không chỉ có thể sai lầm mà có cả mặt chân lý, vì ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ngày nay phương pháp luận chủ quan, tư duy mũ đỏ, trí tuệ cảm xúc, trực giác tinh thần, thần giao cách cảm, ám thị, linh cảm, nội quan, chủ thể, ví dụ đánh giá sự vật theo biểu trưng giá trị, ta gán cho nó, quan sát thí nghiệm lĩnh vực hạ nguyên tử các hạt vi mô sóng hạt…là những nội dung và “phương pháp luận chủ quan, nội tính” (theo nghĩa khoa học, chân chính) không nên coi thường. Nó mang tính nhân văn, nếu đặt trên cơ sở hiện thực như thế thì nó là duy vật nhân văn. Có thể triết học này đã tích hợp được cả phương pháp luận khách quan và phương pháp luận chủ quan - chủ quan ở đây không theo nghĩa là sai, duy ý chí mà là tác động từ nhân tố cảm xúc, cảm nhận, tình cảm trực giác, tâm linh (xem thêm các tác phẩm Đạo của vật lý, hoặc Tích hợp văn hóa Đông Tây, cho một chiến lược giáo dục tương lai, Siêu cá nhân, Nghề tổng giám đốc…).

Phương pháp luận này thể hiện rõ khi ta vận dụng để nhận thức vấn đề con người và giải phóng con người, phát triển con người dưới ánh khoa học hiện đại và thực tiễn đương đại.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã cảm nhận và mạnh dạn nêu lên vấn đề (còn sơ lược) trên đây, chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự phản biện, chỉ giáo, phê bình thẳng thắn, chân thành của các nhà khoa học.


(Nguồn: Sách của tác giả: “Khoa học con người và phát triển nguồn nhân lực (2003), Phương pháp luận nhân văn, nhận biết và vận dụng”(2005)


Tài liệu tham khảo:

1- Vấn đề con người trong giáo trình triết học Mác - Lênin hiện nay ở nước ta trong tạp chí: Viện triết học -"Nửa thế kỷ nghiên cứu và giảng dạy triết học ở Việt Nam Hà Nội - 2001"

2- Hồ Bá Thâm - Chủ nghĩa duy vật nhân văn - một vấn đề cần phát triển, trong Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 2, 1993 và sách "Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới", Nxb. Đà Nẵng, 1998; Triển vọng của một ngành khoa học về con người và phát triển con người ở nước ta" Tạp chí Nghiên cứu con người và xã hội, số tháng 1, 2003, và Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 3, 2003; "Nghiên cứu con người Việt Nam: mấy vấn đề nhận thức và phương pháp" Tạp chí Nghiên cứu con người, số 2, 2003; "Vấn đề con người trong giáo trình triết học Mác - Lênin hiện nay ở nước ta" trong tạp chí: Viện triết học - Nửa thế kỷ nghiên cứu và giảng dạy triết học ở Việt Nam Hà Nội - 2001; "Bàn về phát triển triết học Mác - Lê nin ngày nay", Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 4, 1998; Chủ nghĩa duy vật nhân văn - hình thái mới của của chủ nghĩa duy vật mác xít - Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 1, 1998; Con người - đời người - làm người, Tạp chí thông tin lý luận, số 1, 2000; Con người với tư cách là một thực thể nhu cầu, Tạp chí Triết học, số 4, 1999; "Di chúc Hồ Chí Minh và cơ sở triết học của chủ nghĩa nhân văn cách mạng" - Tạp chí sinh hoạt lý luận, số 5, 1999 và sách "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và công cuộc đổi mới", Nxb. Chính trị quốc gia, 2000…; "Chủ nghĩa duy vật thực tiễn hay chủ nghĩa duy vật nhân văn", Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 2, 2002…

3-Emily A.Schultz * Robert H.Lavenda: Nhân học một quan điểm về tình trạng nhân sinh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2001, tr. 9 - 52

4- Nguyễn Hoàng Phương, Tích hợp đa văn hóa phương Đông Tây cho một chiến lược giáo dục cho tương lai, Nhà xuất bản giáo dục, 1996

5-Theo bài "Hãy nắm lấy cơ hội" của Phan Trọng Hùng, báo Giáo dục và Thời đại, tháng 11/9/2003, tr.13

6-GS.Tô Ngọc Thanh: Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, thành tựu và thực trạng, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, sô1-2003, tr.79-86

7- Nguyễn Anh Tuấn, Bước đầu tìm hiểu quan niệm của Các Mác về tha hóa, Tạp chí Nghiên cứu con người, sồ 1,2 (5) 2003

8-Bài viết của Hồ Bá Thâm tại Hội thảo khoa học quốc tế tổ chức tại Hà Nội ngày 27-28/11/2003, về chủ đề Văn hóa, con người và nguồn nhân lực những thập niên đầu thế kỷ XXI

9- TS.Hồ Sĩ Quí Khoa học thống nhất vế con người từ dự báo của C.Mác năm 1844 đến khoa học nhân học hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 3 (6) 2003, tr. 59.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chân lý Phật giáo và văn hóa xã hội nhân văn

    30/10/2017Giảng sư Thích Huệ ĐăngPhật giáo được khai sinh từ chiếc nôi là thành Ca Tỳ La Vệ (thuộc nước Ấn Độ bây giờ), trải qua hơn 2.500 năm lịch sử đầy những thăng trầm, có lúc tưởng như đã biến mất hẳn ngay trên bản địa. Nhưng Phật giáo vẫn tồn tại và phát triển rộng rãi khắp nơi.
  • "Hẫng hụt nhiều giá trị đạo đức và nhân văn"

    26/08/2017Nhật Lệ thực hiệnTrong đời sống hiện đại, sự có mặt của các nhà tâm lý học để sớm đưa ra những tiên liệu về mầm mống tâm bệnh của xã hội, cũng như những hồi chuông cảnh báo về sự lệch lạc trong lối sống, đời sống tinh thần là hết sức cần thiết...
  • Những suy tư về vấn đề công nghệ, lý trí và các giá trị nhân văn của Phật Giáo

    16/09/2008Suwanna Sahta – A nand, Người dịch: TS. Hoàng Thị ThơBài tham luận này cố gắng tìm hiểu chiều sâu của thể chế khoa học - công nghệ với sự khẳng định một chân lý rằng, sự giàu có và hiệu quả của nó không chỉ định hình cuộc sống thường nhật của chúng ta trong thời đại toàn cầu hoá này, mà còn ảnh hưởng tới cả lý trí và các giá trị nhân văn. Bài tham luận này trở lại với kinh điển Phật giáo để tái dựng quan điểm của Phật giáo về lý trí và công nghệ....
  • Chủ nghĩa duy vật nhân văn

    08/09/2008TS. Hồ Bá ThâmVấn đề chủ nghĩa duy vật nhân văn là một hướng nghiên cứu lớn mà chúng tôi đã nhiều năm tìm tòi, suy ngẫm và đã được công bố trong một số công trình, làm rõ các góc độ khác nhau của vấn đề cả mặt khoa học cơ bản và mặt ứng dụng thực tế, cả mặt triết học và khoa học nhân văn, cả mặt lịch sử và mặt đương đại. Các kết quả nghiên cứu của hơn mười năm được nâng cao, hệ thống hóa và sắp xếp tập trung vào 2 cuốn sách...
  • Nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng ở Việt Nam

    29/06/2007Phạm Văn ĐứcBài viết đề cập đến hai nội dung cơ bản: một số thành quả và vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu chủ nghĩaduy vật biện chứngở Việt Nam. Trêncơ sở luận giải, làmrõ các kết quả trong nghiên cứu nguyênlý vềsự phát triển, về các quyluật và các phạmtrù cơ bản... của phép biện chứngduy vật...
  • Khoa học xã hội và nhân văn với sự nghiệp đổi mới

    08/06/2007Nguyễn Duy QuýKhoa học xã hội và nhân văn có nhiệm vụ nghiên cứu các quy luật hình thành và phát triển của xã hội và con người, của mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Vì vậy, khoa học xã hội và nhân văn ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia.
  • Phương pháp tiếp cận nhân văn: nhân cách người dạy - nhân cách người học

    21/12/2006Phạm Minh HạcCách tiếp cận nhân văn trong giáo dục, trong nhà trường, trong phương pháp dạy-học gắn liền vôi cách tiếp cận giá trị là một quy luật tổng quát trong xã hội có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước hết mỗi một con người, mỗi một hoạt động như hoạt động dạy và hoạt động học ở đây, mỗi một cuộc sống riêng của cá thể người phải được coi là một giá trị, mà trong thời cổ đại Protagor (khoảng 490 - 420 TCN) đã coi "con người là thước đo của vạn vật".
  • Vị trí, ý nghĩa của phạm trù đời sống tinh thần xã hội trong chủ nghĩa duy vật lịch sử

    02/10/2006Phùng ĐôngViệc vận dụng vấn đề cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tinh thần và tự nhiên, giữa ý thức và vật chất vào lĩnh vực xã hội không chỉ làm xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa ý thức xãhội và tồn tạixã hội, mà còn làm xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa đời sống tinh thần xã hộivà đời sống vật chất xã hội...

  • Hiện trạng khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta

    31/08/2006Trần Ngọc VươngTrên cơ sở mô tả tổng trạng và dựa vào những mốc lớn của lịch sử trong một thế kỷ vừa qua, tuy không quên ghi nhận những thành tựu mà đội ngũ những người lao động trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta đã đạt được, bài viết được xây dựng chủ yếu trên cảm hứng phê phán và tự phê phán, tự xác định mục tiêu chủ yếu là chỉ ra một số phương diện yếu kém, bất cập từ trong lịch sử và cả ở hiện trạng của lĩnh vực lao động mà tác giả là một người trong cuộc...
  • xem toàn bộ