Chữa chứng bệnh Đua đuổi hư danh

06:32 SA @ Thứ Ba - 14 Tháng Hai, 2012

Còn một chứng bệnh nữa là chứng bệnh người ta hay đua đuổi theo cái hư danh vô vị.

Muốn chữa cái chứng bệnh đó thời trước phải giải quyết một số vấn đề như sau này: Lòng tham người ta chỉ có hai hạng: một là lợi, hai là danh.

Danh nên tham hay không? Bảo rằng không nên tham thời từ xưa đến nay không người thánh hiền hào kiệt nào mà không thành danh cả. Sách truyện có câu: "Đạo đức giả tất tất đắc kỳ danh", nghĩa là những người đạo đức lớn, nhứt định được cái danh dự. Thế thời danh có phải không nên tham đâu! Bảo rằng nên tham ư? Thời từ xưa đến nay, những người phấn sức hư danh, kết quả hữu danh nhi vô thực, chẳng những không lợi ích gì cho xã hội, mà cũng không thêm được giá trị cho mình ta. Thế thời danh có gì đáng tham. Nói cho đúng lẽ, danh vẫn đáng tham, mà cũng không đáng tham. Cớ sao thế? Bởi vì danh có nhỏ, có lón, danh có gần có xa, danh nhỏ và gần, như lữa lốm đốm đầu hôm, tiếng ve ve khi mùa hạ, vẫn cũng lập lòe chòe choẹt ở trong một lúc, nhưng chẳng bao lâu thời tắt ngay; danh lớn và xa thời như sấm mùa xuân, nhu bóng thái dương mùa hạ, vang một tiếng mà lừng lẫy cả năm châu, dọi môt tia mà chói chang khắp bốn bể. Người ta thử cân nhắc hai đường danh đó thời danh gì đáng tham, danh gì không đáng tham. Không cần phải nói nữa.

Bây giờ tôi chỉ bệnh người nước ta. Tục ngữ có câu: "Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn ba ngày đường" lại có câu rằng: "Cọp chết để da, người ta chết để tiếng". Xem những câu đó thời danh vẫn nên quý, người ta cũng biết dư rồi. Nhưng tội tình thay! Óc tí ti như óc dơi, mắt ti hí như mắt muỗi, ngoài buồng the bếp núc, vẫn không biết gì là nước non, trừ sọ bò đầu lợn không biết gì là rồng rắn, mà huống gì vết xấu trong gia đình, thói hư ở xã hội gắn sâu buộc chặc, trải mấy ngàn năm ông Nghè ông Cử đã tràn đất chó rơm, mà ông Đốc ông Tham lại đầy phên rồng vẽ. Đoàn thanh niên cho đến phường tân tấn, đua danh cạnh giá, chẳng cu li thượng đẵng, thời nô lệ tối ưu, ức chưa rời nôi mà đã ưu mề đay, kim khánh, mệng chưa ráo sữa mà đã lóc lẽm những thẽ bạc ngà. Ôi! thế là vinh danh, đáng quý hóa hay sao?

Anh chị em sao không nghĩ, đội mão mo cho khỉ, mặc áo giấy cho ma, những giống ấy là rặc giống của người phỉnh phờ ta, chẳng những không vinh gì, mà thật là một cái gương sỉ nhục. Anh gì mà danh như thế, còn gì đáng quý nữa đâu. Gông đầu khóa cổ, núi sông đã mãn kiếp ngựa trâu, mỏi gối chân chồn, cây cỏ cũng chán vai tôi tớ, thế mà còn bằng sắc, sắc bằng gì? Thế mà còn hàm, thế mà còn phẩm, phẩm hàm gì? Người ta bỏ đi mà ta lượm lấy, người xem làm rẽ rúng mà ta xem làm vinh hoa! Óc khôn ngoan ta đi đâu? Chí khí ta ở đâu? Xin các anh chị em, chứng bệnh đua hư danh đó, ta phải gấp chữa lành mới được.

Muốn chữa chứng bệnh đó, thời phải có một vị thuốc rằng "vai thực nghiệp".

Thực nghiệp là những giống gì? Là nghiệp nông, nghiệp công, nghiệp thương, nghiệp sâm lâm, nghiệp lục súc, nghiệp ngư diêm, nói tóm lại là nghiệp lao động.

Lao động về nông, nông siêng thời gạo thóc đầy đủ; lao động về việc công thời công siêng mà nghề nghiệp mở mang; lao động về việc thương, thời thương siêng mà giao thông phát đạt, còn ra các việc hể lao động hết bổn phận thời việc nào việc ấy chắc cũng được thành công. Các nước Âu Mỹ bây giờ, những người quý trọng là rặt những người rất cần khổ, đắp nền danh giá, tất lấy thực nghiệp làm gốc, mở bể phú cường, tất lấy thực nghiệp làm nguồn. Thủ xem nước Hoa Kỳ mới đây, những người rất hữu danh rặt là nhà thực nghiệp; ông Hỏa du đại vương, ông Thiết lộ đại vương, ông Ngân hàng đại dương, những người đó là nhà thực nghiệp lớn. Vì thực nghiệp lớn nên tư bản nhiều, vì tư bản nhiều nên cất nổi những việc công ích lớn. Vì vậy mang ơn đội đức, khắp cả muôn người, trổi tiếng vang tăm nghe khắp cà vạn quốc.

Lời cổ ngữ có câu rằng "Hữu thực dã danh tất qui chi" nghĩa là những người có việc thực thời danh tất đến chọ Người ta nếu biết thấu đạo lý ấy, thời hư danh còn đua đuổi làm gì! Bắt cân công lý mà cân, một li thực nghiệp quí trọng hơn một đồng hư danh, người ta xưa nay quen thói dã man, đua tuồng huyền ảo, giấc chiêm bao lợi lộc, ngày tháng say mê tuồng trò rối hư vinh, trẻ già hớn hở, những mua chuốc hư danh đó, hao biết bao nhiêu tiền của, những trau chuốc cái hư danh đó, tốn bao nhiêu thời giờ, mà hư danh càng ngày càng múa men, thời tướng thực nghiệp không bao giờ xuất thế. Kết quả dân ngày càng nghèo, nước càng ngày yếu, nòi giống mình càng ngày càng đê tiện, mà giá trị người mình cân đi nhắc lại chỉ có "thân bồi phận bếp" mà thôi, việc đáng khóc đáng than, không gì hơn thế! Anh chị em ta, nếu một mai tỉnh giấc mê, thay lốt cổ, những tiền của mua hư danh đó, xây nền thực nghệp, những thời giờ đuổi hư danh đó dùng vào trường thực nghiệp, thực nghiệp đã phát đạt thời nền móng phú cường đã vững bền; giá trị người lao động nước ta chắc cũng có một ngày lừng lẫy tiếng tăm cùng thế giới.

Tục ngữ có câu rằng: "Trăm năm bia đá vẫn mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ". Người nước ta nếu biết tham danh thời không gì đáng tham hơn thế nữạ vậy nên bài thuốc "Tự Lập" lại phải gia vào một vị như sau này: "vai thực nghiệp" một gánh càng nặng càng hay.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chữa chứng bệnh "Tham lợi riêng"

    11/08/2016Phan Bội Châu (1927)Lại có chứng bệnh nữa là chứng bệnh "Tham lợi riêng". Chứng bệnh ấy, người các nước tuy có ít nhiều, nhưng người nước ta tất cả 25 triệu người, ai nấy cũng trúng bệnh ấy đó...
  • Quốc dân với gia nô

    16/11/2015Phan Bội Châu (1927)Đau đớn thay! Thảm hại thay! Địa vị mình quốc dân mà chưa từng một ngày nào được chịu cái ơn giáo dục cho làm quốc dân; thân phận mình quốc dân mà chưa từng một ngày nào được hưỡng cái quyền lợi quốc dân...
  • Chữa chứng bệnh "tính ỷ lại"

    12/11/2015Phan Bội Châu (1927)Bệnh người nước ta, kể có 10 chứng, tôi đã nói như bài trên kia mà thăm xét cho ra chúng gì nặng thứ nhất thời có một chứng gọi rằng "ỷ lại tính"...
  • Chữa bệnh "giả dối"

    11/09/2014Phan Bội Châu (1927)Bởi vì có tính ỷ lại mới nảy ra các chứng bệnh nữa: một chứng là hay giả dối...
  • Quốc dân nên tự lập

    08/02/2014Phan Bội Châu (1927)Ô hô gia nô! Ô hô gia nô! Tủi thân vai ngựa lưng lừa, một kiếp gia nô biết bao giờ là thôi? Câu hỏi đó là một câu hỏi rất thiết ở đời bây giờ. Tôi xin trả lời rằng: "Gia nô nay đã biết thân, thời lo gánh chức quốc dân mới là". Gia nô là thằng ở của một nhà, Quốc dân là ông chủ của một nuớc, một bên thì ty tiện rất mực, một bên thì cao quý rất mực, mắt còn chưa mù, miệng còn nói được thời chắc cũng muốn lấy phần cao quý mà bỏ phần ty tiện...
  • Chữa chứng bệnh nhút nhát

    11/02/2012Phan Bội Châu (1927)Bệnh giả dối đã chữa lành rồi, nhưng còn có một chứng bệnh nữa là thói nhút nhát. Chứng bệnh đó chữa không lành thời người mạnh hóa người hèn, người khôn hóa người dại, trăm việc gì ưu thắng nhượng cho người mà mình cam chịu về đường liệt bại; biết việc nên nói mà tiếng không dám hở môi, biết đường nên đi mà một bước không dám ra khỏi cửa, miệng hùm gan sứa, thiệt là những bọn anh hùng hào kiệt của nước ta, mà huống chi những kẻ thôn quê hèn hạ đó còn mong gì với chúng nó bàn việc to lớn được?
  • Bài thuốc tự lập có những vị gì?

    09/02/2012Phan Bội Châu (1927)Muốn cho quốc dân hay tự lập, trước hết phải biết tệ bệnh của quốc dân ta những điều gì. Có biết tệ bệnh quốc dân ta vậy sau chứng nào thuốc ấy mới bày ra phương tự lập được...
  • Nghĩa hai chữ "quốc dân"

    07/02/2012Phan Bội Châu (1927)Xưa nay người ta thường hay nói đến nước thì trước hết kể vua, thứ nửa quan, còn dân không bao giờ kể đến. Nhưng đời bây giờ thì khác thế! Bên Âu, bên Mỹ cho đến Nhật Bổn, Trung Hoa ở Á Đông, họ không nói đến nước thì thôi, thoạt nói đến nước thì tức khắc nói đến dân, tai nghe chữ Quốc dân, mắt thấy chữ Quốc dân, miệng đọc chữ Quốc dân...
  • Mười thang thuốc chữa bệnh cho dân tộc Việt

    03/02/2012Phan Bội Châu (1927)Tôi viết quyển sách này, chẳng qua dâng một phần nghĩa vụ với Quốc dân, hay dở, đúng không, hoặc có công hiệu gì không, thì quyền ở người đọc sách. Khổng Tử nói: "Tri ngã giả, kỳ duy Xuân thu hồ, tội ngã giả, kỳ duy Xuân thu hồ", nghĩa là ai biết lòng ta tất ở sách Xuân thu, ai bắt tội ta tất cũng ở sách Xuân thu. Quyển sách tôi viết đây cũng nói như vậy...
  • xem toàn bộ