Chứng hoang tưởng trong giới trẻ

02:31 CH @ Thứ Ba - 11 Tháng Ba, 2014

Ai cũng có quyền mơ ước! Nhưng khi ước mơ vượt quá xa khả năng, và chủ thể của nó không hoặc không muốn nhận ra điều đó thì trở thành chứng hoang tưởng. "Mọi tam giác đều có quyền mơ thành kim tự tháp. Nhưng không có mặt đáy là nền tảng và những viên gạch xếp lên nhau một cách kiên nhẫn, tuần tự, tam giác chỉ mãi là hình vẽ trên giấy mà thôi!". Triết lý này quả là hữu ích, nhất là đối với những bạn trẻ vừa bước vào đời.

"Pó tay !"

1 lít xăng chỉ 500 đồng!

Tháng 7 vừa qua, khi cả nước đang "sốt" lên cùng với giá xăng thì các bạn trẻ trong Câu lạc bộ Ý tưởng sáng tạo trên mạng cũng xôn xao vì một nhân vật có nickname vobabboy tuyên bố đã chế tạo được một thiết bị tiết kiệm xăng. Theo cậu, sau khi lắp thiết bị này, chỉ với lượng xăng trị giá 500 đồng, xe có thể chạy quãng đường tương đương với 1 lít xăng 8.800 đồng (giá xăng khi đó). Cậu tuyên bố: "Mình đã chế tạo được 1 thiết bị đổi động cơ chạy bằng diezel, xăng thành chạy bằng hỗn hợp dầu nhớt và nước mà không cần thay đổi bất cứ bộ phận nào trong động cơ. Thiết bị này làm giảm ô nhiễm môi trường đến 95%, tiết kiệm nhiên liệu đến 90%". Cộng đồng trẻ trên mạng càng có hy vọng khi cậu tuyên bố đã thử bằng cách so sánh giữa xe Dream có gắn thêm bộ phận trên và xe Wave nhưng không gắn bộ phận trên. Hai xe đi từ Sài Gòn đến Nha Trang và về gần 1.000 km. Kết quả: xe Wave phải mất hơn 20 lít xăng tương đương 20x8.800 đồng = 176.000 đồng, xe Dream chỉ mất 1 lít xăng, 1 lít nhớt và 4 lít nước, tương đương = 11.800 đồng. Vobabboy kêu gọi ai có kiến thức về cơ khí và vốn hợp tác sản xuất, đồng thời nhận lắp đặt trong địa bàn TP.HCM với giá 600.000 đồng. Mọi việc chỉ kết thúc khi một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội nhảy vào "thách đấu" bằng kiến thức. Nhân vật vobabboy "cầm cự" yếu ớt bằng mấy bài rồi mất tăm. Mọi người than thở về anh bạn mắc chứng hoang tưởng: "Pó tay!".

"Sếp dốt hơn mình, không chịu được!"

Nam, năm nay 21 tuổi, tốt nghiệp một trường cao đẳng ở Hà Nội, ngành Công nghệ thông tin. Ít bạn bè, suốt ngày cậu nằm dài ở nhà nghiền ngẫm mấy cuốn: 50 người thành đạt nhất hành tinh, Bí quyết thành công trong kinh doanh... Đi làm ở đâu cũng chỉ dăm bữa nửa tháng là Nam bỏ với một lý do rất "trời ơi đất hỡi": Sếp dốt hơn mình, không chịu được! Biết tính "ông" con, lần gần đây nhất, bố mẹ Nam nhờ người quen giới thiệu cậu tới làm việc cho một trưởng phòng của một công ty tư nhân cũng 21 tuổi. Anh bạn trưởng phòng này vốn con nhà khá giả, nhưng không hề dựa vào sự hỗ trợ của bố mẹ mà đi làm thêm ngay từ khi còn đang đi học nên ra trường không lâu đã là một trưởng phòng, dự tính vài năm tới sẽ mở công ty riêng. Vậy mà ít lâu sau, Nam cũng bỏ việc với lý do cũ: Sếp dốt! Bố mẹ căn dặn: "Con thử so anh ấy với bản thân mình xem. Cũng 21 tuổi, con đã làm được gì?". Nam vẫn cố cự cãi: "Giỏi gì anh ta! Vẫn không bằng ông chủ Trung Nguyên!". Nghỉ việc, Nam lại nằm vùi ở nhà, nghiên cứu sách vở dạy cách trở thành người thành đạt!

"Tớ sắp đi du học rồi!"

Bạn bè lớp báo in Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội) ra trường năm 2004, đi làm, mỗi khi gặp nhau hay hỏi thăm về Nguyên. "Không biết nó đã sang Đức học cao học chưa. Hồi đó thấy nó học tiếng Đức dữ lắm". "Sao lần trước Nguyên bảo đang nộp đơn vào một trường bên Thụy Điển?". "Nghe đâu nó được một suất học bổng của Singapore"... Với mong ước cháy bỏng được đi du học sau khi tốt nghiệp đại học, nên trong khi bạn bè đi làm thì Nguyên ở nhà, vùi đầu tìm học bổng trên internet và không bỏ sót bất cứ buổi hội thảo giới thiệu du học nào. Khổ nỗi, tiếng Anh không có gì làm xuất sắc, bằng tốt nghiệp loại trung bình, khả năng xin được một suất học bổng thạc sĩ với Nguyên thật xa vời. Lần gần đây nhất gặp bạn bè, Nguyên ngậm ngùi: "Phải chi mình đừng lãng phí hơn 1 năm lông bông, cứ đi làm như các bạn. Có rất nhiều học bổng dành cho những người có 1, 2 năm kinh nghiệm. Nếu đi làm ngay thì bây giờ mình đã đủ điều kiện để nộp hồ sơ rồi!". Cô bạn mơ mộng này triết lý như một người đã "tỉnh mộng": "Mọi tam giác đều có quyền mơ thành kim tự tháp. Nhưng không có mặt đáy là nền tảng và những viên gạch xếp lên nhau một cách kiên nhẫn, tuần tự, tam giác chỉ mãi là hình vẽ trên giấy mà thôi!".

Buồn như con chuồn chuồn...

Ngọc quê ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang. Học hết lớp 5 rồi bỏ ngang. 20 tuổi, chưa từng học một nghề gì, xin việc ở đâu cũng khó. Vất vả lắm, Ngọc mới được người quen xin giúp vào làm công nhân may công nghiệp, nhưng mới được nửa tháng, thậm chí chưa qua giai đoạn thử việc, Ngọc đã nản, bỏ ngang với lý do: "Ngồi cả ngày đau lưng không chịu được, lại phải răm rắp ăn uống theo giờ giấc, chuyện trò cũng không thoải mái, lương thì ba cọc ba đồng, không đủ mua cái áo mới. Thà ở nhà húp cháo còn sướng hơn!". Rồi Ngọc xuống Đà Nẵng, nhờ con bà dì ruột quen biết nhiều nên xin được chân công nhân vệ sinh công ty môi trường, có hợp đồng lao động hẳn hoi, lương tháng hơn triệu đồng, lại có bảo hiểm, chỉ làm việc theo ca - một công việc mà không ít người mơ ước đến. Nhưng chỉ không đầy tháng sau, Ngọc đã tuyên bố bỏ nghề. Lý do đưa ra cũng chẳng khác trước là mấy: "Quét dọn hoài ngoài đường dễ đổ... bịnh, mấy hôm trời mưa dễ bị cảm, lại hay làm tối nên... nguy hiểm". Sau chuyến này, Ngọc tuyên bố hùng hồn: "Không phải công việc văn phòng, nhàn nhã thì đừng gọi tên... em!". Học vấn chỉ lớp 5 mà Ngọc nghĩ đến chuyện xa vời như vậy, ba mẹ Ngọc đành chịu không dám mở miệng tiếp tục nhờ vả họ hàng. Ngọc tiếp tục bài ca thất nghiệp.

Khác với Ngọc, Thanh có tấm bằng ĐH kinh tế hẳn hoi, nhưng lại không thích làm việc ở những công ty làng nhàng, mà phải là công ty lớn, có tiếng tăm. Thanh từng tuyên bố với bạn bè từ ngày ra trường: "Nếu lương khởi điểm mỗi tháng dưới 5 triệu đồng thì miễn tham gia phỏng vấn!". Dĩ nhiên, với yêu cầu đó lại là sinh viên mới ra trường nên Thanh không dễ gì gặp được công ty "rất hợp với ý em", lại có mức lương cao như vậy. Một năm, hai năm, rồi ba năm, bạn bè làm ở các công ty đi từ mức lương 1-2 triệu đồng/tháng, đã lên mức lương từ 3-5 triệu đồng; còn Thanh thì vẫn vậy, không việc làm, vẫn long nhong ngày vài lần cắm quán cà phê trong tâm trạng "buồn như con chuồn chuồn".

Trường hợp của Ngọc và Thanh không phải là hiếm trong các bạn trẻ không có tay nghề, học vấn, nhưng lại luôn mơ về những công việc nhàn nhã, dễ kiếm tiền, lương cao... Thế nên có bạn đến tuổi 28-29 vẫn ăn bám cha mẹ vì không có nghề ngỗng gì!

Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người

    04/06/2018Trích đoạn sau nằm trong tiểu thuyết Suối nguồn (The Fountainhead) của Ayn Rand, ở đó bà khắc hoạ chân dung, cuộc đấu tranh, và chiến thắng của những con người thực sự - người chỉ công nhận năng lực tư duy độc lập như động lực duy nhất cho hành vi cá nhân – với xã hội những người sống dựa vào ánh sáng của người khác...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Thời đại ảo và những hệ luỵ mang tên @

    24/06/2015Dương Bình NguyênNhưng đã đến lúc, cần nhận thức một cách cụ thể rằng, có không ít người trẻ coi internet là một công cụ để thực hiện mục đích xấu và những hành vi đồi bại. Đã đến lúc cần phải tạo ra một môi trường để cho họ “tư duy lại tương lai” của mình. Nói như giáo sư Chu Hảo, rằng cho đến tận bây giờ để trả lời sòng phẳng câu hỏi “sống để làm gì?” thật không phải dễ dàng. Nhưng sống với ước mơ và vươn tới cái đẹp thì cũng không phải quá khó khăn. Có bao nhiêu người đã bội ước với tuổi trẻ của mình? Cái đó tuỳ thuộc vào tư duy của bạn. Nhưng @ thì phải đẹp, đẹp hơn rất nhiều ước mơ về một chiếc xe 5.900USD
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • L.N.Tonxtôi với câu hỏi: “Đời tôi là gì ?”

    26/11/2005Thanh ThảoMỗi nhà văn đích thực đều là mỗi nhà không tưởng ở những mức độ khác nhau. Tônxtôi là nhà văn vĩ đại, đồng thời là nhà không tưởng vĩ đại. Sự vĩ đại bắt đầu ở chỗ tất cả những tư tưởng những dằn vặt những đau đớn khắc khoải của ông đều bắt nguồn từ một câu hỏi nó bật ra tự thâm tâm ông khi đã trải đời và...
  • Giầu có đạo lý

    25/11/2005Nguyễn Đình ChúNghiên cứu vấn đề đạo lý của đất nước, trước hết phải nghiên cứu nhằm khai thông những vấn đề thuộc về lý thuyết, thuộc về quan điểm, quan niệm.
  • Nhẹ dạ, cả tin hay… tham?

    17/11/2005Nguyễn HoàTừ câu chuyện của “đại bịp" Lê Quốc Hồ suy rộng ra, lại thấy "thầy Hồ" không phải là cá biệt. Qua báo chí hầu như ngày nào cũng có một tin tức đại loại như tỉnh A tỉnh B, Công ty X, Công ty Y, gia đình E, gia đình F bị… lừa.
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Đạo

    28/10/2005Nguyễn HuyPhải nói ngay rằng tiếng Việt có nhiều từ “đạo” - đồng âm, khác nghĩa. Có điều, gần đây dư luận rất hay nhắc đến một từ “đạo”, không phải là một trong những từ chính thống, có giải nghĩa trong từ điển tiếng Việt mà lại là một từ gọi tắt, và đáng buồn - theo nghĩa xấu. Ấy là “đạo” trong “đạo chích”...
  • Ngắm mình để khỏi bị ngắm

    19/09/2005Hoàng NghĩaKhông thể nào khác được, như một câu trong Kinh Thánh: "Nếu chúng ta biết xét đoán mình thì khó bị xét đoán”. Chúng ta không xét đoán mình, đừng tưởng người khác cũng sẽ bỏ qua không xét đoán, trái lại họ càng xét đoán mạnh hơn bao giờ hết....
  • Cái tánh di truyền của dân tộc ta

    31/08/2005X.T.T. (Tiếng Dân, số 179, ngày 15-05-1929)Trong mục “Lật chồng báo cũ” chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả trích đoạn các bình luận về đạo đức xã hội của các nhà văn hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 trên các báo chí công khai. Trước hết là một số bài của báo Tiếng Dân do nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Tôi là ai?

    06/08/2005Tôi là ai? Câu hỏi lớn ai cùng cần có câu trả lời.
  • Giá trị sống

    09/07/2005Nguyễn Thị OanhVài thập kỷ nay trong giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ trên thế giới người ta dùng hai khái niệm mới là giáo dục kỹ năng sống (KNS-life skills) và giá trị sống (GTS - living values).
  • Tin vào thế hệ @

    05/07/2005Liệu có cần thiết phải băn khoăn và lo âu quá nhiều như vậy về một thế hệ mới xuất hiện trong xã hội hay không? Thay vì hồ nghi, xin hãy tin tưởng. Thay vì xét nét chúng ta hãy hướng dẫn họ bằng những tấm gương cả tốt lẫn xấu của các thế hệ đi trước. Tôi rất phục các bậc tiền bối khi quyết định dựng Bia Tiến Sĩ trong Văn Miếu Quốc tử Giám với mục đích để răn đe hậu thế: Người thực tài có công với đất nước sẽ được vinh danh, người không thực tài sẽ chịu nhục vì cái hư danh của mình đến muôn đời...
  • Một lầm lẫn về sự thành đạt

    15/06/2005Trong một bài trả lời phỏng vấn, người giàu có và thành công nhất thế giới Bill Gates đã nói quan niệm của mình: Cuộc sống là một cuốn sách to, dày. Kẻ dại thì lật quá nhanh.
  • Hãy tự xét mình

    18/01/2004Hoàng TámMấy năm gần đây người ta hay nhắc đến cuốn sách "Người Trung Quốc xấu xí" của Bá Dương (bản dịch Nguyễn Hồi Thủ), nói việc người láng giềng phương Bắc tự soi gương để nhận diện "cái xấu xí" của mình, "tự sỉ" mong sửa chữa để vươn lên. Bá Dương cũng nêu tấm gương của những người ở Mỹ và Nhật đi trước ông, viết sách tự phê phán "cái xấu xí" của mình.
  • xem toàn bộ