Chúng ta sợ suy tư

03:51 CH @ Thứ Tư - 14 Tháng Năm, 2003

Hãy đừng tự dối mình! Chúng ta tất cả - kể cả những chuyên gia trí thức - thiếu suy tư và dễ dàng để đầu óc trống rỗng. "Để đầu óc trống rỗng" là trạng huống hiện hữu khắp nơi trong xã hội ngày nay. Ngày nay chúng ta tiếp thụ quá nhanh và không lao lực mọi sự để mà vội vã hay tức khắc quên đi. Từ hội thảo này sang hội thảo khác; những dịp khánh lễ càng ngày càng nhiều và vô ý thức. Những dịp khánh lễ và "để đầu óc trống rỗng" sẵn cứ thế mà tiếp tay nhau.

Nhưng ngay cả những khi "để đầu óc trống rỗng", chúng ta không mất khả năng suy tư. Chỉ là chúng ta ôm giữ bản năng suy tư một cách phi lý: chúng ta để đầu óc chúng ta hoang dại. Tuy rằng như những cánh đồng, nơi nào hoang dại cũng vẫn là nơi ta có thể gieo hạt. Những xa lộ tốc độ không phải là cánh đồng hoang, không phải là nơi ta có thể đặt mầm cho cây cỏ. Như chúng ta trở nên điếc vì chúng ta có thính giác; chúng ta già vì chúng ta đã trẻ; chúng ta thiếu suy tư và để đầu óc trống rỗng, vì đã là người bản chất của chúng ta là "suy tư". Chúng ta có đầu óc và có khả năng lý giải, sinh ra để mà suy tư.

Ôi! Chúng ta mất và để lạc mất những gì ta biết đã có hay vô tình đã có.

"Để đầu óc mỗi ngày một thêm trống trải" phải là do một tật lụy nào đang xâm nhập vào tận xương tuỷ của con người: con người ngày nay sợ suy tư! Sợ suy tư đưa đến "đầu óc trống rỗng". Người ta chạy trốn mà không tự thấy và còn phủ nhận rằng mình đang chạy trốn suy tư. Trái lại nữa, họ còn nói - dẫu không phải là hoàn toàn vô lý - rằng ngày nay hơn bao giờ hết, chúng ta có những đồ án quy mô rộng lớn, những khảo sát trên nhiều lĩnh vực, những nghiên cứu thử nghiệm tận tình tận sức của tâm trí.

Đúng! Những xảo nghệ những lý giải rất có ích và cũng rất cần thiết. Nhưng chuyện "con người suy tư" nằm ở giai tầng khác.

Vấn đề là mỗi khi chúng ta xếp đặt, tìm tòi, tổ chức, chúng ta hội nhập vào những đề án đã quy ước. Chúng ta luận giải tính toán cho nó thật thích đáng. Chúng ta chờ đợi những kết quả trong một tiêu chuẩn rõ ràng. Chúng ta luận giải xếp đặt tính toán tìm tòi dù chúng ta không làm việc với con số, với máy tính cộng trừ hay máy vi tính Chúng ta chỉ máy móc giải tính không ngừng để luôn luôn tìm ra cái gì mới, thích ứng, tiện nghi, kinh tế hơn nữa. "Máy móc luận giải tính toán" chạy từ ký hiệu này sang ký hiệu khác. Không bao giờ ngừng, không giây nào định lại tự tổng quát. "Luận giải tính toán" không phải là "trầm tư suy nghiệm", suy tư nghiệm thức cái lẽ huyền diệu của mỗi từng sự vật, "hiện là" trong càn khôn.

Như thế đó, chúng ta có hai loại đầu óc với tác dụng khác nhau: "máy móc luận giải tính toán" và "trầm tư suy nghiệm".

Khi chúng tôi nói: "con người ngày nay sợ suy tư", là chúng tôi muốn nói: "chúng ta sợ trầm tư suy nghiệm". Tuy nhiên, các bạn có thể bác bỏ, vì theo các bạn, "trầm tư suy nghiệm" chỉ là viển vông, bay trên trời, xa thực tế. Không đặt chân trên đất! Không có ích lợi gì cho công việc thường xuyên, không mang lại gì cho cuộc sống hàng ngày!

Và sau hết, các bạn cũng có thể nói: "trầm tư suy nghiệm" là quá xa ngoài sở trường tư duy của con người bình thường. Lời tự thứ này hàm chứa một sự thật: vì cũng như "luận giải tính toán", "trầm tư suy nghiệm" không phải là tự nhiên; nó đòi hỏi một quá trình nhiều công phu, nhiều thực tập có khi hơn nữa; chắc chắn là nó tinh tế hơn nhiều xảo nghệ. Một điều nữa là trước hết chúng ta phải biết định tâm chiêm ngưỡng chờ đợi như người nông phu ngóng đợi hạt gieo trổ mầm, lên cây và chín quả.

Nhưng mỗi người chúng ta đều có thể trầm tư suy nghiệm, trong tư duy cá biệt hạn hẹp của mình. Tại vì sao? Vì đã là người, chúng ta đều là "sinh thể" biết suy tư. "Trầm tư suy nghiệm" không cần phải bay cao; chúng ta chỉ cần tự tại với những sự vật bao quanh, suy tư nghiệm thức những sự vật gần nhất, những gì thuộc về vũ trụ cá biệt nơi đây và phút này, nơi đây trên "mảnh cố quận", phút này trong "giờ sử thi" của chính mình.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Về sức khoẻ của tư duy

    19/07/2005Tương laiKhông khó khăn lắm để bắt gặp đâu đó quanh ta những người còn rất trẻ những cách suy nghĩ thì quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại có người tuổi cao thậm chí rất cao, nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là tuổi trẻ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống. Họ không chịu dễ dàng dẫm theo những lối mòn làm chùn bước khát vọng khám phá. Đương nhiên, không phải người trẻ tuổi nào cũng có được cái đó, nếu giả dụ được cả như vậy, thì thật phúc lớn cho dân tộc!
  • Khôn ngoan là gì?

    18/07/2005Huy Vũ (dịch)Khôn ngoan là gì? Tôi cảm thấy mình như một giọt li ti của bụi nước lơ lửng một cách kiêu hãnh trong một khoảnh khắc trên đầu ngọn sóng và hứa hẹn sẽ đo lòng đại dương.
  • Thế nào là suy nghĩ nghiêm túc

    24/06/2005Không phải lúc nào ai cũng có thể hành động một cách hoàn toàn sáng suốt và hợp lí. Chúng ta thường thông đồng với các lợi ích cá nhân. Chúng ta thường khoe khoang, khoác lác, phóng đại và nói nước đôi.

    Chỉ có con người mới mong muốn được công nhận những hiểu biết, quyết định hơn người hay là duy trì các đức tin ban đầu của mình...
  • Định nghĩa về tư duy suy luận

    09/07/2005Tư duy suy luận nghĩa là cách suy nghĩ đúng đắn trong việc theo đuổi với tri thức thích hợp và đáng tin cậy về thế giới. Miêu tả cách khác đó là lối suy nghĩ đầy kỹ năng, có trách nhiệm, có suy tư và hợp lý được tập trung vào việc quyết định xem nên tin tưởng hoặc thực hiện điều gì.
  • Chuyên gia tư vấn triết học

    24/05/2005Sầu ĐôngTriết học là môn học đòi hỏi người học phải “lao tâm khổ trí”. Ðối với một số người, nó là môn học hấp dẫn, dẫn ta tới kho tàng bất tận của những túi khôn của nhân loại...

Nội dung khác