Chương trình cải cách giáo dục cần những cuộc thi?

03:51 CH @ Thứ Ba - 11 Tháng Hai, 2003

   Việt Nam đang ở trong thời kỳ đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Đây là nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều tri thức và trí tuệ, để làm tốt việc này thực là khó khăn.

   Một trong những thử nghiệm đầu tiên của Bộ Giáo dục và Đào tạo là soạn thảo chơng trình tiểu học mới. Sau nhiều năm làm việc, chơng trình cơ bản đã hoàn thành và bước đầu đưa vào thử nghiệm. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về chương trình này. Theo Giáo sư Hồ Ngọc Đại thì chương trình hoàn toàn không đạt (xin đọc bài Bàn về chương trình tiểu học mới - Nhân Dân điện tử, 28-9-2000) từ cung cách tổ chức cho đến cấu trúc nội dung chương trình. Còn Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Vũ Hùng thì kết luận: "Là một công trình khoa học sư phạm nghiêm túc của tập thể các nhà giáo, các nhà khoa học đầy tâm huyết...". Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Vũ Hùng cũng thừa nhận: "... nhưng chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót trong quá trình soạn thảo, thử nghiệm...". Nh vậy là chương trình này có vấn đề, mà cụ thể là sách giáo khoa có nhiều sai sót.

   Theo dõi những cải cách, những đổi mới trong giáo dục mấy chục năm qua, tôi thấy cách làm của chúng ta chưa đổi mới, kém hiệu quả.

   Hãy thử xem các nước trên thế giới giải quyết vấn đề này ra sao.

   Muốn có một cái gì mới trong giáo dục (và nhiều lĩnh vực khác), nước Nga (Liên Xô ngày xưa cũng vậy) cũng thành lập hội đồng hay ủy ban. Nhưng những tổ chức này không bắt tay vào nghiên cứu và soạn thảo nội dung, họ chỉ đứng ra tổ chức các cuộc thi. Thí dụ, khi cần bộ giáo trình triết học dùng cho các trường đại học, họ đã tổ chức cuộc thi viết giáo trình triết học. Một nhà giáo trẻ vô danh ở tỉnh lẻ giành giải nhất trong cuộc thi này. Lập tức anh được gọi về Moscow. Trên cơ sở tác phẩm dự thi của anh, tranh thủ thêm ý kiến của các nhà khoa học khác, bộ giáo trình đã được hoàn thiện. Bộ giáo trình đã đợc dùng rộng rãi nhiều năm ở các trờng đại học của Liên Xô (cũ) và nhiều nước trên thế giới. Tác giả của nó đã trở thành một nhà khoa học, nhà lý luận, nhà báo nổi tiếng. Đó là viện sĩ Afanasiev - làm Tổng biên tập báo "Pravda" (Sự thật) dưới thời bốn tổng bí th Đảng Cộng sản Liên Xô.

   Trong năm 2000 này, nước Nga vừa mới thông qua cương lĩnh giáo dục (được xem là học thuyết mới). Nội dung của cương lĩnh này cũng được xây dựng từ các cuộc thi được phát động từ năm 1992. Qua nhiều vòng chấm, xét giải, đúc kết, phân tích, tập trung lực lượng và trí tuệ, nước Nga đã có cương lĩnh giáo dục làm hài lòng hầu hết mọi ngời. Cương lĩnh có những điều rất mới: kiến thức ít đi, trí tuệ tăng lên; sẽ tiến tới bỏ thi vào đại học (năm 2004) và phổ cập đại học; vẫn thực hiện nền giáo dục không mất tiền cho toàn dân ở tất cả các cấp học... Tại sao ở Việt Nam chúng ta không tham khảo cách làm này?

   Những cái lợi của các cuộc thi rất rõ. Thứ nhất, làm cho đông đảo tầng lớp nhân dân biết tới những chủ trơng, những đổi mới trong tương lai; thứ hai tạo điều kiện cho mọi người tham gia, kích thích bộc lộ những khả năng trí tuệ và sự sáng tạo; thứ ba, tập trung được ý kiến, đóng góp của đông đảo các nhà khoa học, làm cho họ thấy họ có cơ hội chứng tỏ mình, dù họ ở đâu, ở cương vị nào; thứ tư, có khả năng thống nhất quan điểm, cách nhìn nhận đánh giá trước khi nội dung của chơng trình hay sách giáo khoa được công bố rộng rãi...

   Trở lại chương trình tiểu học 2000 của chúng ta. Nếu chúng ta tổ chức thi soạn thảo chơng trình này thì sẽ có nhiều tập thể và cá nhân tham gia trong đó chắc chắn có Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Một khi Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã có cơ hội để bộc lộ những quan điểm, tri thức, khát vọng của mình không phải ở một cuộc hội thảo nhỏ hẹp mà ở cuộc thi rộng lớn thì ông sẽ không bị bất ngờ và không thể phủ định hoàn toàn chơng trình này được. Và điều quan trọng hơn là có thể chúng ta sẽ có một chương trình chặt chẽ, tiên tiến, hợp lý, ít sai sót. Chương trình tiểu học 2000 đang ở giai đoạn thử nghiệm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang mong nhận được ý kiến đóng góp để hoàn thiện, vì vậy vẫn còn cơ hội cho những ngời có ý tởng và tâm huyết. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ phải nghĩ tới chơng trình trung học cơ sở, trung học phổ thông và nhiều chương trình khác. Muốn có nội dung tốt, nhất thiết phải đổi mới cách làm. Có thể việc tổ chức các cuộc thi cũng không tránh khỏi những khó khăn, phức tạp, nhng nếu so sánh với cách làm cũ (thành lập hội đồng nghiên cứu và soạn thảo) thì nó có nhiều u điểm như đã nêu trên. Trong khoa học giáo dục, hầu như không có gì cần phải giữ bí mật, ngược lại cần phải tăng cường công khai, dân chủ. Cải cách nội dung giáo dục không thể là độc quyền của bộ phận, vì vậy không nên bó hẹp nó trong một hội đồng, hay một ban.

   Sẽ có những người nghi ngờ hiệu quả và tính khả thi của những cuộc thi bởi cải cách, đổi mới giáo dục đòi hỏi những nghiên cứu, sáng tạo dài hơi, vững chắc, nghiêm túc. ở Việt Nam hình như chưa từng tổ chức các cuộc thi có tính chất như thế bao giờ?! Xin thưa là chúng ta đã từng tổ chức các cuộc thi mà nội dung, mục đích, ý nghĩa vô cùng to lớn và thiêng liêng. Trước khi tiến hành xây dựng Lăng Bác, chúng ta đã tổ chức sáng tác mô hình Lăng Bác giữa các nhà kiến trúc trong và ngoài nước. Hàng trăm mô hình đã được gửi đến dự thi. Trên cơ sở đó, Ban tổ chức lựa chọn... Lăng Bác ngày nay được xây dựng theo một mô hình được đánh giá cao nhất. Sau đó được bổ sung, hoàn thiện đến mức hoàn hảo nhất. Kể ra như vậy để chúng ta thấy các cuộc thi có thể giải quyết nhiều vấn đề rất lớn.

Tiến sĩ Hồ Bất Khuất (Báo Tiền phong)  

LinkedInPinterestCập nhật lúc: