Chuyện ít biết về nơi an nghỉ cụ Phan Châu Trinh

12:53 CH @ Thứ Bảy - 23 Tháng Ba, 2019

Nằm tọa lạc số 9 Phan Thúc Duyện (phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM) có khu mộ của cụ Phan Châu Trinh đã tồn tại gần 100 năm nay...


Năm 1930, Hội Trung ký ái hữu và gia đình đã xây dựng đền thờ Phan Châu Trinh tại đường Gallimard (nay là 23 Nguyễn Huy Tự, phường Đa Kao, quận 1). Năm 1993, đền này được dỡ bỏ, xây lại đền mới, nằm cạnh mộ phần của cụ Phan Châu Trinh ở số 9 Phan Thúc Duyện, phường 4, quận Tân Bình.


Khu lưu niệm cụ Phan Châu Trinh ở TP.HCM gồm một tòa nhà văn phòng đã cũ, một nhà kho đã hỏng, nhà thờ và khu lăng mộ. Khuôn viên của cụm di tích rộng 2.500 m2, có tường rào bao bọc. Từ ngoài vào, có tượng bán thân lớn của cụ Phan Châu Trinh.


Phía sau bức tượng là đền thờ Phan Châu Trinh. Đền thờ xây dựng mô phỏng theo kiến trúc đền cũ ở Đa Kao với nền hình bát giác, mái ba tầng kiểu cổ điển. Nội thất của đền thờ trên cao là bức hoành phi ghi bốn đại tự “Phan Tiên Sinh Từ”, nghĩa là đền thờ Phan tiên sinh. Chính giữa nhà là bàn thờ Phan Châu Trinh, phía sau có bức đại tự ghi “Cách Mạng Tiên Khu”, nghĩa là người làm cách mạng gian nan đầu tiên. Bên trái bàn thờ là nơi thờ phu nhân và các con của Phan Châu Trinh, bên phải là bia ghi công đức của Phan Châu Trinh và tủ trưng bày các tác phẩm nghiên cứu về cụ Phan. Hiện nay, theo ý nguyện của gia đình, khách đến chỉ được tham quan chứ không chụp ảnh trong đền thờ.

Chuyện ít biết về nơi an nghỉ cụ Phan Châu Trinh - ảnh 4
Mộ phần cụ Phan có từ năm 1926, sau khi cụ mất. Ban đầu là ngôi mộ nhỏ, nay được tu bổ theo kiểu một ngôi nhà mồ rộng rãi, có mái ngói che nắng, có hai dãy ghế đá hai bên để khách đến thăm viếng nghỉ ngơi.

Chuyện ít biết về nơi an nghỉ cụ Phan Châu Trinh - ảnh 5
Tấm bia lớn trước mộ đề là “Quốc dân đồng phụng lập” (nghĩa là nhân dân cả nước góp tiền để lo đám tang cho ông), dưới bia ghi tên ba người lập bia là Hồ Tá Bang, Trần Đình Phiên, Huỳnh Đình Điển. Trước bia mộ là đỉnh hương bằng xi măng màu trắng.

Chuyện ít biết về nơi an nghỉ cụ Phan Châu Trinh - ảnh 6
Mộ phần của cụ Phan nằm giữa, hình chữ nhật.

Chuyện ít biết về nơi an nghỉ cụ Phan Châu Trinh - ảnh 6
Hoa văn hai bên thành mộ.

Chuyện ít biết về nơi an nghỉ cụ Phan Châu Trinh - ảnh 8
Ghế đá đặt hai bên mộ.

Chuyện ít biết về nơi an nghỉ cụ Phan Châu Trinh - ảnh 9
Sau mộ là tấm bia đá bằng cẩm thạch cao 3,6 m, rộng 3 m, nói về thân thế sự nghiệp của cụ Phan do Huỳnh Thúc Kháng soạn ngày 2-8-1926.

Chuyện ít biết về nơi an nghỉ cụ Phan Châu Trinh - ảnh 10
Trên bia có ghi: “Than ôi! Non sông nặng gánh, son sắt một lòng, trong 20 năm hết xứ này qua xứ khác, khỏi nạn nọ đến nạn kia, biết bao nguy hiểm đắng cay mà nghị lực hùng tâm vẫn trước sau như một, đến lúc tóc bạc răng long còn muốn thiệt hành cái chủ nghĩa dân chủ để cứu vớt đồng bào”.

Chuyện ít biết về nơi an nghỉ cụ Phan Châu Trinh - ảnh 11
Anh Dương Sinh (36 tuổi) hằng ngày vừa trông coi vừa làm cỏ, trồng cây kiểng tạo không gian xanh cho di tích cụ Phan Châu Trinh.

Chuyện ít biết về nơi an nghỉ cụ Phan Châu Trinh - ảnh 12
Nhà lưu niệm nằm ở bên trái đền thờ, là nơi trưng bày những di vật, di bút, trước tác của cụ và những tư liệu, hiện vật về hoạt động cách mạng của cụ Phan Châu Trinh. Trong ảnh:Bức ảnh cụ Phan Châu Trinh được treo trong phòng tiếp khách.

Chuyện ít biết về nơi an nghỉ cụ Phan Châu Trinh - ảnh 13
Ngày 12-12-1994, Bộ Văn hóa công nhận Khu lưu niệm cụ Phan Châu Trinh là di tích lịch sử. Hằng năm, vào ngày 24-3, gia đình đều tổ chức lễ giỗ cho cụ với sự tham gia của thân bằng quyến thuộc và những người Việt Nam yêu mến, kính trọng cụ Phan Châu Trinh.


Phan Châu Trinh, hiệu là Phan Tây Hồ, sinh ngày 9-9-1872 tại huyện Tiên Phước, Quảng Nam trong một gia đình võ quan triều Nguyễn.

Năm 1900, Phan Châu Trinh đỗ cử nhân, năm sau đỗ Phó bảng. Năm 1902, Phan Châu Trinh vào học Trường Hậu bổ, sau ra làm Thừa biện Bộ Lễ. Ít lâu sau ông từ quan, dấn thân vào các hoạt động yêu nước.

Năm 1905 và 1911, Phan Châu Trinh sang Nhật Bản rồi sang Pháp để học hỏi, tìm con đường thoát khỏi ách cai trị của người Pháp.

Các năm 1906, 1919 và 1920, Phan Châu Trinh ba lần gửi một bức thư yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải thay đổi chính sách cai trị ở Việt Nam và Đông Dương.

Năm 1907, Phan Châu Trinh từng vào Nam Trung Bộ, rồi ra Hà Nội giảng dạy ở Đông Kinh nghĩa thục và diễn thuyết nhiều lần về con đường cứu nước.

Năm 1917, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Tất Thành thành lập Hội Người Việt Nam yêu nước tại Pháp.

Năm 1908, Phan Châu Trinh bị bắt tại Hà Nội và bị đày đi Côn Đảo. Năm 1910, Phan Châu Trinh được ân xá, bị quản thúc ở Mỹ Tho. Năm 1914, tại Pháp, Phan Châu Trinh lại bị bắt giam vào ngục Santé.

Đầu năm 1926, Phan Châu Trinh bệnh nặng và mất lúc 21 giờ 30 ngày 24-3-1926 tại khách sạn Chiêu Nam Lầu ởSài Gòn.

Năm 2007, lần đầu tiên giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh được trao tặng cho những cá nhân có cống hiến xuất sắc trong các lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu văn hóa, Việt Nam học và dịch thuật.

Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh do bà Nguyễn Thị Bình (cháu ngoại của cụ Phan Châu Trinh), nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, làm chủ tịch và GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN, làm phó chủ tịch sáng lập.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cụ Tây Hồ Phan Châu Trinh và những trớ trêu lịch sử

    27/03/2019GS Nhà giáo nhân dân Nguyễn Ngọc LanhHôm nay: ngày giỗ - hơn nữa, ngày giỗ thứ 90 - cụ Phan Châu Trinh. Nhớ tới tổ tiên, con cháu biết đâu kể đấy, mong tái hiện ngày càng đầy đủ về bậc tiền bối. Dịp này, tôi xin điểm lại vắn tắt đôi điều tôi thu nhận được - và tỉnh ngộ ra - trong quá trình tìm hiểu di sản của Cụ...
  • Phan Châu Trinh hay Phan Chu Trinh?

    23/03/2019ĐNCTVề tên họ của nhà cách mạng quê Tam Kỳ, Quảng Nam, có nơi viết là Phan Châu Trinh, có nơi viết là Phan Chu Trinh. Xin cho biết cách ghi nào là đúng?
  • Phan Châu Trinh: từ ý thức hệ phong kiến đến dân chủ tư sản

    01/07/2018Cao Văn Thức...từ một thiếu niên từng theo cha trong phong trào Cần Vương ở cuối thế kỷ XIX (1885-1887), rồi trở thành nhân vật lãnh đạo của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX (1905-1908) là một quá trình chuyển biến tư tưởng cứu nước của Phan Châu Trinh…
  • Phan Châu Trinh, Nelson Mandela, San Suu Kyi với Văn hóa và Giáo dục

    20/04/2018Chu HảoMột thế kỷ đã trôi qua nhưng tinh thần Khai dân trí-Chấn dân khí của Phan Châu Trinh vẫn còn sống mãi, và chúng ta vẫn đang tiếp bước người xưa...
  • Phan Châu Trinh - cuộc đời và sự nghiệp

    23/03/2018Đinh Xuân LâmPhan Châu Trinh là một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong phong trào cách mạng Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX. Trong dịp dâng hương tưởng niệm 80 năm ngày mất của cụ, thiết tưởng việc ôn lại cuộc đời và sự nghiệp Phan Châu Trinh để rút ra những bài học cho hôm nay cũng là một việc làm cần thiết và bổ ích...
  • Thử nhìn lại vị trí của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong hành trình dân tộc vào thế kỷ XX

    26/12/2017Vĩnh Sính“Khi Pháp mới đến Đông Dương, nước An Nam đã chín muồi trong tình cảnh nô lệ”! Trong hoàn cảnh đất nước bi đát như thế, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là hai sĩ phu, hai bậc đại hào kiệt đi hàng đầu trong vận động giành lại độc lập dân tộc vào giai đoạn giao thời 25 năm đầu thế kỷ XX. Tuy cùng chung hoài bão cứu nước, lập trường của hai nhà chí sĩ họ Phan trên một số vấn đề căn bản của đất nước lại rất khác nhau, thậm chí có khi tương phản...
  • Tư tưởng Phan Châu Trinh và các giá trị khai sáng

    01/06/2017Trần Đăng Dương & Sea MDThông qua việc phân tích các triết lý của Bậc tiền bối Phan Châu Trinh và so sánh chúng với các giá trị Khai Sáng – những giá trị mà cho tới ngày nay vẫn được ghi nhận là tiến bộ và là nhân tố chính tạo lập nên sự văn minh của thế giới hiện đại, tiểu luận muốn cụ thể hóa và làm rõ sự “tương đồng” hay “tương thích” của tư tưởng Phan Châu Trinh và các giá trị Khai Sáng...
  • Tại sao hôm nay chúng ta chậm chạp trong việc nghiên cứu Phan Châu Trinh?

    10/04/2017Vương Trí NhànDù đã nhất trí với nhau trong nhận định rằng Phan Châu Trinh xứng đáng là nhân vật “ đinh và đỉnh” của lịch sử hiện đại, nhưng hầu như chúng ta vẫn chưa tìm được câu trả lời tại sao như vậy và nếu thế thì tư tưởng chủ đạo ở Phan là gì...
  • Phan Châu Trinh với tư tưởng canh tân đất nước

    21/03/2017Lê Thị HươngChí sĩ Phan Châu Trinh lựa chọn một con đường, một hướng đi mới chưa từng có trong lịch sử dân tộc, đó là con đường cách mạng theo ngọn cờ dân chủ tư sản, để làm được điều đó, trước tiên nhà cách mạng hô hào, cổ động quốc dân mở mang dân trí, chấn hưng công thương nghiệp, nhằm làm cho thương gia người Việt giành ưu thế trên chính mảnh đất quê hương mình...
  • Phan Châu Trinh, nhà giáo dục qua Santé thi tập

    11/08/2016Châu Yến LoanPhan Châu Trinh là nhà cách mạng, nhà chính trị, tư tưởng, điều đó ai cũng rõ, nhưng nói Phan Châu Trinh là nhà giáo dục thì ít người nghĩ đến. Thực ra, trên con đường hoạt động cách mạng, ông rất chú trọng đến vấn đề này. Ông đã viết nhiều bức thư, nhiều bài diễn thuyết, nhiều bài thơ v.v... để tuyên truyền, giáo dục về chính trị, tư tưởng, đạo đức cho nhân dân, đặc biệt trong tác phẩm Santé thi tập ông đã có một nội dung giáo dục rất phong phú, một phương pháp giáo dục mới mẻ, độc đáo...
  • Vì sao Obama nhắc tới Phan Châu Trinh trong bài phát biểu “chạm trái tim”?

    03/06/2016Vì sao một Tổng thống Mỹ như ông Obama lại nhắc tới Phan Châu Trinh chứ không phải một nhà Duy Tân nào khác và điều đó gợi mở cho chúng ta điều gì trong bối cảnh hiện nay?
  • Nhìn nhận lại môn lịch sử - Dạy gì về Phan Châu Trinh?

    30/05/2016Nhà văn Nguyên NgọcNói chuyện lịch sử bao giờ cũng cần rất thận trọng. Nói lịch sử với lớp trẻ càng cần thận trọng hơn. Về Phan Châu Trinh, nhân vật sáng chói đầu thế kỷ XX của chúng ta, ít ra cũng cần cố gắng nói với những người trẻ hôm nay rằng ông từng thống thiết nhận ra những câu hỏi sâu sắc nhất của phát triển dân tộc, mà lịch sử éo le đã buộc phải bỏ dở dang. Vậy thì chính lớp trẻ hôm nay phải tiếp tục...
  • Phan Châu Trinh *)

    22/03/2016Nhà văn Thiếu SơnCụ sống vỏn vẹn có 54 năm nhưng đời cụ ngang tàng, phong phú mà những người sống lâu hơn cụ không thể nào có được. Bởi vị cụ đã gắn liền đời cụ vào đời sống của đất nước quê hương. Cụ là ở những số nhân vật lịch sử nếu không phải là những người làm nên lịch sử...
  • Phan Châu Trinh và lòng tin vào sức mạnh của tri thức văn hóa

    17/03/2016Nguyên NgọcNgày 24/3 vừa qua, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh và sau đó mấy hôm, ngày 4/4 kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản hồi đó đã viết: “trong lịch sử người An nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ”...
  • xem toàn bộ