Bài thơ "Cô độc" (Vereinsamt)

09:16 CH @ Chủ Nhật - 20 Tháng Tám, 2017

CÔ ĐỘC

Lũ quạ kêu ầm trời
Bay thành đàn vào thành phố:
Sớm thôi tuyết sẽ rơi –
Hạnh phúc đến với ai giờ này có nơi trú ngụ!

Bạn đứng đó lặng thinh,
Ngoảnh mặt nhìn, quãng đường dài tăm tối!
Thật ngốc nếu bạn tin
Rằng có thể trốn chạy mùa đông vào thế giới?

Cổng thế giới mở ra
Nghìn sa mạc mênh mông và lạnh giá!
Ai đã đánh mất rồi,
Sẽ không dừng lại ở một nơi nào cả.

Mang khuôn mặt xanh xao,
Nguyền rủa bởi chuyến hành trình nghiệt ngã,
Như hơi khói lên cao,
Sẽ tìm đến những vùng trời lạnh giá.

Bay đi một cánh chim
Hãy hót lên bằng tiếng loài chim lớn!
Dấu đi, hỡi kẻ điên,
Trái tim đau trong đá băng và khinh miệt!

Lũ quạ kêu ầm trời
Bay thành đàn vào thành phố
Sớm thôi tuyết sẽ rơi
Khổ đau đến với ai không có nơi trú ngụ!

(Pháp Hoan dịch từ nguyên tác tiếng Đức)


_______________

VEREINSAMT

Die Krähen schrein
Und ziehen schwirren Flugs zur Stadt:
Bald wird es schnein. –
Wohl dem, der jetzt noch Heimat hat!

Nun stehst du starr,
Schaust rückwärts, ach! wie lange schon!
Was bist Du Narr
Vor Winters in die Welt entflohn?

Die Welt – ein Tor
Zu tausend Wüsten stumm und kalt!
Wer das verlor,
Was du verlorst, macht nirgends halt.

Nun stehst du bleich,
Zur Winter-Wanderschaft verflucht,
Dem Rauche gleich,
Der stets nach kältern Himmeln sucht.

Flieg, Vogel, schnarr
Dein Lied im Wüstenvogel-Ton! –
Versteck, du Narr,
Dein blutend Herz in Eis und Hohn!

Die Krähen schrein
Und ziehen schwirren Flugs zur Stadt:
Bald wird es schnein. –
Weh dem, der keine Heimat hat.


Friedrich Nietzsche(1844 – 1900) là triết gia, nhà phê bình văn hóa, nhà ngữ văn học, nhà thơ và học giả người Đức, với những tác phẩm ảnh hưởng sâu sắc lên triết học Tây phương và lịch sử trí thức hiện đại. Ông bắt đầu sự nghiệp với tư cách là giáo sư ngữ văn cổ điển trước khi chuyển hướng sang triết học. Vào tuổi 24, ông trở thành người trẻ nhất từng giữ chức giáo sư môn ngữ văn cổ điển tại đại học Bale. Nietzsche thôi chức vụ này vào năm 1879 vì lý do sức khỏe. Trong vòng mười năm (1879-1888) Nietzsche hoàn thành những tác phẩm lớn trong sự nghiệp của mình. Năm 1889, ở độ tuổi 44, ông suy sụp tinh thần và trở nên điên dại, phải sống dưới sự chăm sóc của mẹ (đến khi bà mất năm 1897) và sau đó với em gái Elisabeth Förster Nietzsche cho đến khi ông qua đời vào năm 1900. Nietzsche được xem là nhân vật quan trọng có ảnh hưởng lớn đến triết học hiện đại, thuyết hiện sinh (existentialism), chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism), phân tâm học (psychoanalysis) và nhiều tư tưởng theo sau đó. Những tác phẩm quan trọng của Nietzsche bao gồm Phàm phu, quá đỗi phàm phu (Menschliches, Allzumenschliches 1878), Tri thức hân hoan (Die fröhliche Wissenschaft 1882 – 1887), Zarathustra đã nói như thế ( Also sprach Zarathustra 1883 – 1885), Bên kia thiện ác (Enseits von Gut und Böse 1886), Phổ hệ luân lý (Zur Genealogie der Moral 1887) và Hoàng hôn của những thần tượng (Götzen-Dämmerung 1888).

Không những là một triết gia lẫy lừng, Nietzsche còn là một thi sĩ đúng nghĩa. Ông làm thơ từ khi còn rất trẻ, và thơ cũng xuất hiện nhiều trong những tác phẩm triết học của ông (hầu như toàn bộ tác phẩm “Zarathustra đã nói như thế’’ được ông viết dưới thể thơ xuôi). Ông là một trong số rất ít những triết gia đánh giá thơ ca ngang hàng với triết học.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính phi nhân hiện đại

    31/07/2017Evelyne GrossmanKhi Jean-François Lyotard xuất bản tập sách Cái phi nhân năm 1988 thì khái niệm nhân văn đã được đem ra để thảo luận lại từ lâu ở châu Âu, nó bị hoài nghi, và được xem xét trong tính lịch sử của nó.
  • ‘I’ve Never Been to Me’, nỗi cô đơn của tự do

    05/06/2017Anh TrâmBài hát là lời nhắc nhở phụ nữ hãy biết trân trọng những gì đang có bởi hạnh phúc chẳng ở đâu xa, chính là từ những điều giản dị của cuộc sống đời thường...
  • Chủ nghĩa Duy lý kỹ thuật và sự khủng hoảng các giá trị nhân văn

    06/05/2017Ngô Hương GiangBàn về khái niệm “lý tính kỹ thuật”, giới triết học, giới nhân học, giới văn học không thể bỏ qua vai trò của giáo dục giá trị nhân văn cho con người. Giá trị nhân văn trong giai đoạn Hậu công nghiệp không còn dừng lại ở các tiêu chí thẩm mỹ trong mối qua hệ giữa con người với con người như thời Phục hưng thế kỷ 17 hay chủ nghĩa nhân văn Pháp thế kỷ 18, và cũng không phải là sự phát triển một thứ nhân văn duy lý trong thời đại công nghiệp hoá thế kỷ 19 - 20, mà thực chất nhấn mạnh đến một kiểu nhân văn mới: nhân văn kỹ thuật...
  • Bản hoan ca xưng tụng con người

    14/10/2016Trần Huyền SâmGiản dị nhưng lay động và ám gợi một cách siêu hình, nhà thơ sống ẩn dật Tomas Tranströmer đã được Hội đồng Hàn lâm Thụy Điển vinh danh giải
    Nobel Văn học 2011...
  • Cô đơn hay lộng gió thời đại?

    12/08/2016Đinh Quang TốnVăn nghệ sĩ muốn sáng tạo thì phải hiểu thấu mọi điều từ nội tâm con người đến mọi sự việc hành động của toàn xã hội. Anh cô đơn, không hòa đồng với mọi người thì làm sao hiểu được họ? Những điều anh viết ra sao có được hơi thở cuộc sống? Những điều anh bịa ra rất dễ quái đản! Không, văn nghệ sĩ, trong đó có các nhà thơ nhà văn phải có một tâm hồn lộng gió thời đại thì mới mong có được những tác phẩm có sức sống...
  • Những lời tâm sự

    05/06/2016Phạm QuỳnhMột hôm tôi nhận được những lời tâm sự của một người bạn trẻ. Quả rất bi thảm. Chúng bộc lộ sự rối loạn của một tâm hồn hoàn toàn hoang mang không còn tìm thấy các chuẩn mực cho cuộc sống của mình và buông mình như một cái xác mặc cho dòng nước cuốn trôi. Chúng rất tiêu biểu cho trạng thái bất ổn của phần đông giới trí thức tinh hoa của đất nước này.
  • Vài nét về vai trò của trí thức - quan điểm từ châu Âu

    03/06/2016Trần Phương HoaLịch sử văn hóa văn minh châu Âu là lịch sử của những dòng chảy tư tưởng mà các chủ thể đã tạo ra các dòng chảy đó chính là những người có thể được gọi theo nhiều cách theo nghề nghiệp của họ - nhà khoa học, triết gia, nghệ sĩ, giáo viên, nhà báo v.v...và chung nhất với tên gọi còn nhiều tranh cãi „trí thức”. Một vài nét sơ lược về những đóng góp, vai trò và sứ mệnh của họ đối với xã hội châu Âu nói chung và văn hóa tư tưởng châu Âu nói riêng...
  • Hãy bay với hai cánh vào hiện đại

    10/03/2016Trong suốt bài nói chuyện của tôi, và nhất là trong phần kết luận, các bạn sẽ nhận ra rằng tôi nói chuyện phương Tây mà thật ra là tôi nói chuyện Việt Nam. Mở cửa nhìn ra thế giới, chính là để biết mình là gì và biết mình phải làm gì...
  • Trí thức và nhận thức pháp quyền

    30/10/2015B. A. Kistiakovski - Phạm Nguyên Trường dịch và chú thíchMột số người cho rằng pháp luật chỉ có giá trị tối thiểu về đạo đức, một số khác lại cho rằng cưỡng chế, nghĩa là bạo lực, là thành tố không thể tách rời của pháp luật. Nếu đúng là như thế thì chẳng có cơ sở nào để chê trách giới trí thức của chúng ta trong việc coi thường pháp quyền hết. Giới trí thức của chúng ta luôn hướng tới những lý tưởng tuyệt đối và trên đường đi của mình nó có thể bỏ qua cái giá trị thứ cấp này.
  • Kẻ sĩ xưa và nay: nỗi cô đơn triền miên

    23/05/2014Nguyễn Quang ThânVăn hóa bao giờ cũng chuyển mình rất chậm, qua chọn lọc lâu dài của thời gian, không như giá trị vật chất hay kỹ thuật. Văn hóa là những gì còn được ghi nhớ sau bao thứ bị con người quên đi, nó giống như hạt ngọc còn lại trong con lòng con trai ngọc sau khi cái xác trai thối rữa tan biến thành cát bụi trooi theo dòng nước...
  • ‘Her’ - nỗi cô đơn trong thế giới công nghệ

    19/05/2014Anh TúBộ phim mà kiều nữ bốc lửa Scarlett Johansson chỉ diễn xuất bằng giọng nói đưa khán giả đi tới tận cùng của sự cô đơn trong thời đại con người phụ thuộc vào máy móc.
  • Newton và Einstein, Hai người khổng lồ cô đơn

    03/09/2013Phạm Nguyễn Việt HưngCả Einstein lẫn Newton đều có trí tuệ vĩ đại khiến cho mọi người đều biết về những cống hiến của họ và ngoài đó nữa. Newton đã phát minh ra phép tinh vi tích phân, đã phát biểu các định luật của cơ học và đưa ra định luật vạn vật hấp dẫn. Còn Einstein đã đặt cơ sở cho hai toà nhà chọc trời của vật lý hiện đại, đó là thuyết tương đối hẹp và lý hiện đại, đó là thuyết tương đối hẹp và vật lý lượng tử, đồng thời cũng xây dựng một lý thuyết mới về hấp dẫn.
  • Thư ngỏ gửi đạo diễn Lê Hoàng- Đồng tiền, đạo lý và nỗi cô đơn

    09/07/2011Đỗ Minh TuấnKhi chúng ta bước lên bục diễn đàn, những chiếc máy ghi âm hiện đại nhất được rút ra rào rào, bấm nút kêu tanh tách như giăng bẫy tứ phía quyết không để sót một từ nào bay ra trong lúc ấy. Nhưng rồi, trên nhiều trang báo tung ra sau hôm đó chỉ còn thấy những giọt nước mắt của anh, những lời ú ớ , lộn xộn và ngớ ngẩn ai đó nhét vào miệng tôi, những động tác phường tuồng của các võ sĩ trên sân khấu truyền thông đại chúng...
  • Cô đơn của viết

    21/07/2010Nguyễn Thị Từ Huy“Nỗi cô đơn của viết là nỗi cô đơn mà không có nó sẽ không có tác phẩm”. Phải chăng Duras muốn nói: thiếu nỗi cô đơn người ta sẽ không làm gì để biểu hiện cái riêng của mình, không nhìn gì bằng con mắt riêng của mình, tức là chỉ thấy điều mà tất cả mọi người đều thấy, và bị nhấn chìm trong đó, trong cái nhìn tập thể vô bản sắc.
  • Cô đơn trên mạng

    04/03/2007Anh NguyễnĐã trở thành một thói quen từ khi nào không biết, sáng nay tôi lại ngồi vào bàn làm việc, bật máy tính và bắt đầu “chu du” trên mạng... Lướt qua một trang Web quen thuộc, một dòng tít đập vào mắt tôi: “Nếu một ngày không còn blog?”
  • Nhà văn Đỗ Chu: “Cô đơn được càng tốt !”

    24/11/2005Hồng Thanh QuangNhà văn là người có quyền lật đi lật lại vấn đề mà anh ta quan tâm. Và phải biết lật đi lật lại! Chả có gì mâu thuẫn trong việc này. Thì suốt cuộc đời, người ta ai mà chẳng phải trăn trở, nghĩ ngợi. Đâu phải nhất nhất mọi việc, mọi chuyện đều bất biến... Trong quá trình nhận thức của một đời người, quan trọng là xác lập cho được những câu hỏi lớn, chứ không phải là thuộc lòng vài ba câu trả lời lớn. Biết đặt ra những câu hỏi mới khó!
  • "Cô đơn là bản chất của nghệ sỹ"

    30/09/2005Trần Hoàng Thiên KimLuôn bận rộn với các công việc quản lý, lúc nào cũng nhìn thấy ông tất bật cho việc giao ban, họp hành, báo chí... vậy mà khi đến với thơ thấy ông say sưa như thể những vần chữ đang cuốn ông đi. Với gần 30 tác phẩm gồm đủ các thể loại: thơ, truyện thiếu nhi, kịch, kịch bản phim, tuỳ bút, ký, nghiên cứu văn học, nhà thơ Vũ Duy Thông đã khẳng định được tên tuổi của mình trên văn đàn Việt Nam. Ông vẫn tâm niệm "Thơ là cuộc điều trần với chính mình và lời hoà giải với đồng loại"...
  • xem toàn bộ