Công việc, làm và không nên làm

12:14 CH @ Thứ Hai - 19 Tháng Tư, 2010
Tâm rộng trời đất rộng

Có một vị tín đồ mỗi lần nổi giận khi tranh chấp với người khác, liền trở về nhà chạy quanh nhà và khu đất của mình ba vòng, sau đó ngồi bên bờ ruộng thở dốc. Ông làm việc rất nỗ lực, nhà cửa của ông càng ngày càng lớn, đất đai cũng càng ngày càng rộng, nhưng bất kể nhà cả đất đai rộng bao nhiêu, chỉ cần tức giận khi tranh chấp với người khác, ông vẫn chạy quanh nhà và khu đất của mình ba vòng.

Đến khi ông già đi, nhà cửa đất đai càng rộng lớn. Khi tức giận, ông vẫn chống gậy đi quanh khu đất, khi mặt trời khuất núi mới đi hết ba vòng, ông ngồi bên bờ ruộng thở hổn hển. Người cháu của ông ở bên cạnh nói:

- Ông nội! Ông nội đã già, ở vùng này cũng không có ai đất đai rộng lớn bằng ông, ông không thể giống như trước, hễ nổi giận là chạy quanh khu đất. Ông có thể nói cho cháu biết, tại sao mỗi lần nổi giận ông phải chạy quanh khu đất ba vòng.

Thấy cháu nội khẩn cầu, cuối cùng ông ta đành nói ra bí mật chôn giấu trong lòng nhiều năm, ông nói:

- Lúc trẻ, mỗi lần tranh cãi với người khác, nổi giận, ta liền chạy quanh khu đất ba vòng, vừa chạy vừa nghĩ, nhà của ta nhỏ như thế, đất của ta hẹp như thế, ta đâu có thời gian, đâu có tư cách để nổi giận với người khác. Nghĩ đến đây, ta liền hết giận, thế là ta dành tất cả thời gian để nỗ lực làm việc…

Lời bàn:

Trong tính cách của mỗi người, đều có mặt mà bản thân không thể chịu đựng, đó là nguyên nhân của nổi giận, nhưng khi cái tâm nghĩ càng rộng ra, di chuyển sự chú ý vào sự nghiệp, thì tâm tình không vui sẽ nhanh chóng tiêu tan.


Đạo nuôi trâu

Có một lão nông đem cỏ của trâu ăn bỏ lên trên mái hiên của một chòi tranh nhỏ, có người thấy vậy ngạc nhiên hỏi:

- Sao ông lại bỏ cỏ trên mái hiên để cho trâu ăn?

Lão nông đáp:

- Loại cỏ này không được ngon, nếu ta bỏ dưới đất, trâu nó không thèm ngó tới; nhưng bỏ ở trên mái nhà khó với tới, nên nó cố với lên để ăn, ăn cho đến khi sạch hết cỏ.

Lời bàn:

Người ta thường không quý trọng những thứ quá dễ có được, lại mơ ước những thứ không có được.

Cứu cá mắc cạn

Lúc trời vừa sáng, có một thanh niên đi dạo trên bờ biển, thấy một lão thiền sư nhặt những con cá mắc cạn thả xuống biển. Người thanh niên hỏi lão thiền sư:

- Ngài sao phải làm như thế?

Lão thiền sư đáp:

- Cá mắc cạn nếu không cứu nó, mặt trời lên nó sẽ chết.

Người thanh niên nói:

- Nhưng bãi biển dài vô tận, cá mắc cạn nhiều vô số kể, sự nỗ lực của ngài cũng đâu có ích gì?

Lão thiền sư nhìn con cá cầm trong tay, rồi thả nó xuống biển, nói:

- Chí ít cũng có ích đối với con cá này.

Lời bàn:

Chớ thấy việc ác nhỏ mà làm, chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm. Mọi người thường coi thường những việc nhỏ, mà không biết rằng mỗi việc lớn đều do những việc nhỏ hợp thành. Nếu mỗi người đều làm tốt từng việc nhỏ, thì trên đời này không có việc lớn nào là làm không được.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tín nhiệm - trách nhiệm và sửa mình

    18/11/2018Thành Thông biên dịchCó một người trẻ tuổi phá sản khát nước tìm nước uống, đến nhà một vị lão thí chủ. Anh ta nhìn thấy hai mắt lão thí chủ lõm sâu, đoán định lão ta là một người mù. Uống nước xong, anh ta phát hiện có một số tiền để ở dưới gối, ..
  • Từ “phiên bản” chuyện Con cá và cần câu nghĩ đến thái độ sống của teen

    11/04/2016Nguyễn Cảnh ChươngChuyện Con cá và cần câu là câu chuyện ngụ ngôn xưa, tùy từng giai đoạn nó được chế tác thành “phiên bản” mới, mang ý nghĩa của thời đại đó. Từ “phiên bản” cũ đề cao công cụ, rồi đề cao phương pháp, nay tôi giới thiệu thêm “phiên bản” mới đề cao thái độ sống...